18 năm đứng lớp tại gia của cụ giáo làng

Thứ năm - 22/07/2021 19:42 393 0
GD&TĐ - Một buổi sáng 18 năm trước, thấy nhiều cháu nhỏ trong làng dù đã đi học nhưng vẫn chưa thể đọc tròn vành rõ chữ, ông Phan Chí Nhượng nói vui “hay là để ông chỉ cho các cháu học nhé”.
18 năm đứng lớp tại gia của cụ giáo làng

Tưởng chỉ câu nói đùa vu vơ, nhưng hôm sau có khoảng 4 - 5 cháu cắp sách đến nhà. Và lớp học không bảng đen của ông giáo làng tóc bạc đã bắt đầu như thế.

Lớp học cho học trò nghèo

Gần 18 năm nay, căn nhà của cụ Phan Chí Nhượng (SN 1938, trú tại xã Quang Thọ, huyện Vũ Quang, Hà Tĩnh) đã trở thành lớp học thu nhỏ của học sinh nghèo vùng sơn cước. Ở lớp học của cụ Nhượng, học sinh nhiều lứa tuổi, từ lớp 4 đến các cháu học lớp 11, 12.

Cụ giáo Nhượng năm nay đã 83 tuổi, tóc bạc, da mồi nhưng còn minh mẫn, đi lại nhanh nhẹn, nói chuyện dí dỏm. Cụ từng theo học Trường sĩ quan Lục quân 1, tham gia chiến trường ở Lào, hòa bình lập lại ông trở về giảng dạy ở Đại học Biên phòng (nay là Học viện Biên phòng). Năm 1999, cụ nghỉ hưu trở về quê hương với cấp hàm Đại tá.

Trong thời gian nghỉ hưu, cụ Nhượng nhận thấy đời sống người dân vùng Quang Thọ còn rất nghèo khó không có điều kiện cho con học hành đủ đầy. Nhiều cháu nhỏ, dù đã đi học nhưng vẫn hổng nhiều kiến thức cơ bản. Sẵn có kiến thức và nghiệp vụ về sư phạm, cụ Nhượng bàn với gia đình dùng tiền lương hàng tháng để mở lớp học miễn phí cho các cháu học sinh nghèo.

Đầu năm 2004, cụ Nhượng bắt đầu nhận nuôi và dạy học miễn phí cho 5 cháu nhỏ có hoàn cảnh khó khăn ở trong làng. Đó cũng là những học sinh đầu tiên tại quê hương của cụ giáo làng Phan Chí Nhượng. Lứa học sinh đầu này đều được cụ nuôi ăn học đến khi thi tốt nghiệp THPT.

Lớp học có bàn và hơn chục chiếc ghế đã cũ, thường duy trì khoảng 11 - 20 học sinh. Thầy giáo không đứng trên bục giảng mà ngồi bên cạnh trò, xem các em học chỗ nào chưa hiểu thì chỉ bảo ngay.

“Lúc đầu tôi chỉ dạy Toán rồi kèm thêm chữ viết, học vần cho các cháu. Nhưng khi các cháu lên cấp 2 lại có thêm Toán, Lý, nên tôi phải tự mượn sách để tìm hiểu, ôn lại kiến thức. Càng lên lớp trên kiến thức càng khó, tôi cũng phải cắp sách đi học để về dạy lại cho các cháu”, cụ giáo cười kể lại.

18 năm đứng lớp tại gia của cụ giáo làng - Ảnh minh hoạ 2
Cụ giáo Phan Chí Nhượng.

Với những dạng đề khó, cụ Nhượng chủ động liên hệ với các giáo viên bộ môn hỏi thêm phương pháp giải. Cụ còn đến gặp hiệu trưởng các trường từ tiểu học đến THPT trên địa bàn Vũ Quang xin dự giờ học hỏi thêm kinh nghiệm và kiến thức.

“Những kiến thức mới tôi thường học trước các cháu 3 đến 4 bài. Các bài tập trong sách giáo khoa tôi luôn làm hết và cố gằng tìm phương pháp đơn giản, hiệu quả nhất để dạy cho các cháu.

Trong lớp tôi thường chia các cháu theo từng nhóm lớp, mỗi nhóm tôi chỉ dạy bài cho 1 cháu giỏi nhất, sau đó cháu này chỉ lại cho các bạn. Bài nào khó quá, ông cháu cùng tập trung giải”, cụ Nhượng bật mí phương pháp của mình.

Trong nhà cụ Nhượng có thời điểm đông nhất nuôi đến 12 cháu ăn học trong nhà. Không chỉ truyền kiến thức, cụ Nhượng còn rèn luyện kỷ luật cho các em học sinh. Cứ 4 giờ 30 phút mỗi buổi sáng, các cháu ở trong nhà đều được cụ đánh thức dậy để rèn luyện thân thể như: Chạy bộ, tập tạ, nhảy dây, cầu lông…

Nhờ chế độ rèn luyện cùng học tập tập khoa học mà sức khỏe và kết quả học tập của các cháu đều được cải thiện rõ rệt. Nhiều em đã đậu đạt vào các trường đại học hàng đầu như em Trần Văn Quý (thủ khoa Học viện CSND, hiện công tác tại tỉnh Quảng Bình), Nguyễn Quang Sang (hiện là sinh viên năm 3 Học viện Quân y), Nguyễn Ngọc Thái, Trợ lý Tham mưu kế hoạch, Phòng Hậu cần, Sư đoàn 370...

Với sự tận tâm của cụ, tiếng lành đồn xa, không chỉ người dân ở trong xã mà nhiều gia đình tại TP Hà Tĩnh, huyện Đức Thọ, Hương Khê... (Hà Tĩnh), huyện Nghi Lộc (Nghệ An) cũng tìm đến gửi con. Tính đến nay, cụ Nhượng đã dạy học cho gần gần 40 em học sinh với nhiều hoàn cảnh đặc biệt.

18 năm đứng lớp tại gia của cụ giáo làng - Ảnh minh hoạ 3
Vợ chồng cụ giáo Phan Chí Nhượng.

Thành quả của trò là phần thưởng cho thầy

Tôi có dịp ghé thăm nhà cụ giáo Nhượng vào buổi sáng đầu tháng 7/2021. Ngôi nhà nằm gọn trong khu vườn rộng hơn 1.000m2 nhưng lúc nào cũng tinh tươm, sạch sẽ. Những bộ bàn ghế dạy học đã được cụ xếp vào một góc vườn dưới khóm tre già cao vút.

Cụ giáo Nhượng cho biết, dịch bệnh và tuổi già “khiến cụ cảm thấy kiến thức mình không an toàn nữa” nên đã nghỉ dạy từ dịp Tết Nguyên đán 2021 đến nay.

Giờ đây, mỗi lần rảnh rỗi, 2 vợ chồng cụ giáo già lại lần giở những bức ảnh chụp các những thế hệ học sinh cũ trong lớp. Những cô cậu học trò này có người chỉ gắn bó với cụ 1 năm nhưng có những người được cụ nuôi dưỡng gần 10 năm ròng. Mỗi gương mặt đều gợi cho cụ Nhượng những cảm xúc thật khó tả.

Chỉ vào một cậu bé trong tấm ảnh đã ngả màu, cụ Nhượng nói, đây là Nguyễn Quang Sang. Sang có hoàn cảnh rất khó khăn, vóc người thấp bé. Nhờ sự kèm cặp của ông, suốt 3 năm THPT Sang luôn là học sinh giỏi toàn diện, học sinh giỏi môn Lý, Sinh. Tại Kỳ thi tốt nghiệp THPT 2017, Sang đã xuất sắc giành 29 điểm, đậu vào Học viện Quân Y.

Hay trường hợp em Nguyễn Hữu Thắng (SN 2001, xã Quang Thọ). Thắng là học sinh ngỗ nghịch, thường xuyên bị giáo viên và nhà trường phê bình. Biết chuyện, cụ Nhượng nhiều lần qua nhà chơi “dỗ” Thắng sang học với các bạn. Lần nào thấy ông sang nhà, Thắng cũng trốn biệt, nhưng cụ vẫn kiên trì không bỏ cuộc. Đến gần 1 tháng, Thắng bắt đầu cắp sách vở qua nhà nhờ ông dạy học. Hiện, Thắng là sinh viên năm 3 Trường ĐH Giao thông vận tải TPHCM.

Ngót nghét lớp học ấy đã đi qua 18 mùa “khai giảng”, hàng chục cử nhân, thạc sĩ cũng đã trưởng thành từ lớp học đặc biệt này. Nhiều người trong số đó đã tìm được công việc ổn định, thực hiện được ước mơ của mình. Đó là những phần thưởng giá trị nhất cho những đóng góp thầm lặng của cụ giáo Phan Chí Nhượng.

Năm học này, dù đã nghỉ dạy do tuổi cao, nhưng cụ Nhượng vẫn luôn trăn trở nỗi niềm thoát nghèo bền vững từ con chữ cho học sinh miền núi.

“Thời gian tôi gắn bó với lớp học là cuộc hành trình lắm gian truân, nhưng tôi rất vui vì lớp học đã giúp đỡ được nhiều hoàn cảnh khó khăn. Tôi chỉ ước giá như có thêm sức khỏe để tiếp tục duy trì lớp học dành cho các học sinh nghèo. Bởi chẳng có gì thoát nghèo bền vững bằng cách đi lên từ con đường tri thức”, giọng cụ trầm ngâm.

Bản thân tôi và mọi người rất cảm kích tấm lòng cao cả của cụ. Nhờ lớp học của cụ, những năm qua, phong trào khuyến học của địa phương đã đạt nhiều thành tích tốt. Điều đáng quý cụ không chỉ dạy kiến thức mà còn chỉ bảo cho các em hướng tới những điều tốt đẹp, trở thành những con người có ích cho xã hội. - Ông Nguyễn Võ Thịnh (Chủ tịch UBND xã Quang Thọ) 

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Văn bản

2598/BGDĐT-GDĐH

Hướng dẫn tuyển sinh ĐH, tuyển sinh cao đẳng ngành GDMN

Thời gian đăng: 19/07/2022

lượt xem: 1422 | lượt tải:310

1683/QĐ-BGDĐT

Kế hoạch triển khai tuyển sinh đại học, cao đẳng ngành GDMN 2022

Thời gian đăng: 19/07/2022

lượt xem: 1142 | lượt tải:298

08/2022/TT-BGDĐT

Thông tư 08/2022/TT-BGDĐT ngày 06/6/2022 ban hành Quy chế tuyển sinh đại học, tuyển sinh cao đẳng ngành Giáo dục Mầm non

Thời gian đăng: 21/06/2022

lượt xem: 2452 | lượt tải:389

1444/BGDĐT-GDĐH

Hướng dẫn công tác tuyển sinh 2021

Thời gian đăng: 17/04/2021

lượt xem: 2929 | lượt tải:488

15/2020/TT-BGDĐT

Thông tư ban hành quy chế thi tốt nghiệp trung học phổ thông 2020

Thời gian đăng: 19/06/2020

lượt xem: 2247 | lượt tải:337
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập719
  • Máy chủ tìm kiếm1
  • Khách viếng thăm718
  • Hôm nay39,677
  • Tháng hiện tại317,807
  • Tổng lượt truy cập51,673,766
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây
1
Hotline: 0965.855.944