An toàn từ nhà tới trường

Thứ ba - 21/09/2021 21:14 362 0
GD&TĐ - Nhiều địa phương, nhà trường phải thay đổi hình thức tổ chức dạy học. Tất cả hướng tới mục tiêu bảo đảm học sinh (HS) không ngừng việc học và an toàn trong môi trường học tập dù trực tuyến hay trực tiếp.
An toàn từ nhà tới trường

Trang bị kĩ năng phòng, chống dịch

Trong bối cảnh dịch phức tạp, những địa phương đang kiểm soát được dịch triển khai dạy học trực tiếp vẫn tiềm ẩn nguy cơ mất an toàn. Nhiều cha mẹ vẫn không khỏi lo lắng khi đưa con tới trường học tập.

Chị Thân Thị Nhung (Yên Dũng, Bắc Giang) có 2 con học Trường Tiểu học Trí Yên (Yên Dũng) trao đổi: Con nhỏ tuổi, mải chơi và chưa hiểu sự nguy hiểm của dịch bệnh nên hay quên, tháo khẩu trang trong lúc học tập, giải lao; không giữ khoảng cách với bạn lúc ở sân trường và trên đường đi học, ít khi rửa tay xà phòng… Trong khi đó, gia đình không thể lúc nào cũng bên cạnh để nhắc nhở, hỗ trợ.

Tương tự, có con học lớp 3 Trường Tiểu học Lê Văn Tám (thành phố Lào Cai, Lào Cai), anh Lương Đức Hải chia sẻ: Dù nhà trường chuẩn bị tốt công tác phòng, chống dịch khi đón HS trở lại trường, lớp học trực tiếp, song với số lượng HS đông, chưa ý thức đầy đủ và thiếu tự giác trong tuân thủ các biện pháp phòng dịch nên bố mẹ không tránh khỏi lo lắng…

Làm gì để nâng cao ý thức, chủ động trong phòng, chống dịch từ chính HS không chỉ là trách nhiệm của nhà trường. Ngay từ gia đình, cha mẹ cũng cần hiểu biết và có ý thức, phương pháp giáo dục HS.

TS Tâm lý Giáo dục Vũ Việt Anh (Tổng Giám đốc Học viện Thành Công, Hà Nội) cho rằng: Với HS ở lứa tuổi tiểu học nếu “nhồi” vào đầu những con số dịch bệnh hàng ngày, tác hại của dịch theo lý thuyết sẽ khó “thấm” và thấy sợ.

Cha mẹ nên tìm những câu chuyện thực tế ngoài đời sống (gia đình mất người thân, cha mẹ vì dịch; trẻ không có ai chăm sóc, hướng dẫn học tập…) để kể cho con nghe. Từ đó, giáo dục con những kĩ năng phòng dịch cụ thể; nâng cao ý thức, thường xuyên tuân thủ biện pháp phòng dịch.

Thậm chí, có thể tìm trên báo mạng (chính thống) hình ảnh người dân khu cách ly đang sống khó khăn thiếu thốn ra sao; người bệnh đông đúc, thiếu trang thiết bị y tế thế nào... cho trẻ xem và nhận thấy sự nguy hiểm, biết sợ và có ý thức phòng dịch.

Cha mẹ cũng có thể kiểm tra kĩ năng, củng cố kiến thức về phòng, chống dịch của trẻ một cách nhẹ nhàng và hiệu quả thông qua đố hỏi đơn giản (5K là gì? Khử trùng tay khi nào? Giữ khoảng cách tối thiểu bao nhiêu mét? Triệu chứng khi mắc bệnh...).

Đối với HS từ THCS, THPT có thể trao đổi hàng ngày cùng những thông tin thời sự, số liệu ca mắc trong nước, thế giới; số lượng người tham gia trực tiếp vào phòng, chống dịch của các ngành nghề… Như vậy, HS được tiếp nhận kiến thức trực tiếp và tự nhiên ngay từ gia đình, không còn tư tưởng chủ quan, nâng cao ý thức phòng dịch từ nhà tới trường.

Cô Phạm Thị Huệ - Hiệu trưởng Trường Tiểu học Trí Yên (Yên Dũng, Bắc Giang) - cũng đưa ra lời khuyên: Cha mẹ hãy thực hiện nghiêm các biện pháp phòng, chống dịch. Bởi sự ảnh hưởng từ cha mẹ tới ý thức, hành động của trẻ rất lớn, mặt khác, trẻ cũng có xu hướng bắt chước người bên cạnh.

“Cha mẹ hãy trở thành những người thầy và chủ động trang bị cho con kiến thức, kĩ năng phòng chống dịch ngay từ nhà. Như vậy, khi tới trường kết hợp với hướng dẫn hỗ trợ của thầy cô, việc bảo đảm an toàn phòng dịch càng hiệu quả…” – cô Huệ trao đổi.

An toàn từ nhà tới trường - Ảnh minh hoạ 2
Cổng Trường Tiểu học thị trấn Hương Sơn (Phú Bình – Thái Nguyên) bố trí phụ huynh đón trẻ đứng giãn cách. Ảnh: NTCC

An toàn khi lên mạng

Cũng như nhiều phụ huynh có con học trực tuyến, chị Nguyễn Thị Quỳnh (Linh Đàm, Hà Nội) bày tỏ lo lắng: 2 con học trực tuyến vào 2 khung giờ khác nhau và không phải lúc nào bố mẹ cũng có thời gian để kiểm soát nội dung khi con sử dụng máy tính, điện thoại thông minh.

Đồng quan điểm trên, PGS.TS.NGND Nguyễn Võ Kỳ Anh, Viện trưởng Viện Nghiên cứu giáo dục phát triển tiềm năng con người, cảnh báo: Thời 4.0 khuyến khích trẻ sử dụng công nghệ thông tin (CNTT) để tiếp thu những kiến thức, kĩ năng… hỗ trợ cho quá trình học tập và cải tiến kĩ năng sống là cần thiết. Tuy nhiên, xu thế là trẻ em khi sử dụng thiết bị công nghệ thường hay tò mò tìm hiểu và xem những nội dung độc, lạ, giật gân… và bắt chước. Điều đó dẫn tới hậu quả khó kiểm soát.

Cũng theo PGS.TS Võ Nguyễn Kỳ Anh, khi trẻ sử dụng CNTT quá nhiều, bị “nhồi sọ” những nội dung tiêu cực… sẽ ảnh hưởng đến não bộ, không tiếp cận được những thông tin, giá trị tích cực. Sử dụng quá ngưỡng sẽ khiến cuộc sống bị chi phối, thiếu sự kết nối tương tác trực tiếp với gia đình, bạn bè, xã hội.

Dưới góc nhìn chuyên gia lĩnh vực CNTT, ông Kiều Công Thược, Chủ tịch HĐQT Công ty Cổ phần Tư vấn phát triển công nghiệp 4.0 Việt Nam (Hà Nội), trao đổi: Google.com là trang web để tìm kiếm mọi thứ mà người lớn và trẻ nhỏ đều có thể sử dụng. Vì vậy, để công cụ tìm kiếm này trở nên an toàn hơn với trẻ, cha mẹ cần kích hoạt bộ lọc tìm kiếm an toàn. Khi được bật, tính năng này sẽ giúp lọc nội dung không phù hợp trong các kết quả tìm kiếm của Google.

“Mặc dù, không chính xác 100% nhưng tính năng tìm kiếm an toàn có thể giúp bố mẹ chặn các kết quả không phù hợp khỏi kết quả tìm kiếm trên Google”, ông Kiều Công Thược thông tin đồng thời nhấn mạnh: Cha mẹ nên bật chế độ hạn chế bởi đây là cách đơn giản nhất và có thể làm ngay mà không cần phải cài thêm bất kì ứng dụng nào khác. Chế độ này sẽ kiểm soát nội dung hiển thị trên YouTube, lọc bớt những nội dung bạo lực, phản cảm hoặc không phù hợp với một số độ tuổi.

Theo ông Kiều Công Thược (Công ty Cổ phần Tư vấn phát triển công nghiệp 4.0 Việt Nam), việc bảo đảm an toàn khi sử dụng thiết bị điện cần được quan tâm, kiểm soát chặt chẽ và đặt lên hàng đầu. Theo đó, cha mẹ cần thường xuyên kiểm tra đường dẫn điện, hạn chế tối đa vừa cắm sạc, vừa sử dụng điện thoại, thiết bị thông minh và máy tính. Trước khi giao thiết bị cho trẻ, ngoài kiến thức về sử dụng máy cũng nên cung cấp thông tin về an toàn trên không gian mạng, sử dụng điện.

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Văn bản

2598/BGDĐT-GDĐH

Hướng dẫn tuyển sinh ĐH, tuyển sinh cao đẳng ngành GDMN

Thời gian đăng: 19/07/2022

lượt xem: 1422 | lượt tải:310

1683/QĐ-BGDĐT

Kế hoạch triển khai tuyển sinh đại học, cao đẳng ngành GDMN 2022

Thời gian đăng: 19/07/2022

lượt xem: 1142 | lượt tải:298

08/2022/TT-BGDĐT

Thông tư 08/2022/TT-BGDĐT ngày 06/6/2022 ban hành Quy chế tuyển sinh đại học, tuyển sinh cao đẳng ngành Giáo dục Mầm non

Thời gian đăng: 21/06/2022

lượt xem: 2452 | lượt tải:389

1444/BGDĐT-GDĐH

Hướng dẫn công tác tuyển sinh 2021

Thời gian đăng: 17/04/2021

lượt xem: 2929 | lượt tải:488

15/2020/TT-BGDĐT

Thông tư ban hành quy chế thi tốt nghiệp trung học phổ thông 2020

Thời gian đăng: 19/06/2020

lượt xem: 2247 | lượt tải:337
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập648
  • Hôm nay46,521
  • Tháng hiện tại324,651
  • Tổng lượt truy cập51,680,610
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây
1
Hotline: 0965.855.944