Bàn thảo các giải pháp quốc tế hóa giáo dục

Thứ năm - 03/12/2020 04:28 494 0
GD&TĐ - Sáng 3/12, tại Bộ GD&ĐT, dưới sự chủ trì của Thứ trưởng Nguyễn Văn Phúc, các chuyên gia đã phản biện Đề tài Nghiên cứu đề xuất các giải pháp đẩy mạnh quốc tế hóa giáo dục Việt Nam.
Bàn thảo các giải pháp quốc tế hóa giáo dục

Đề tài Nghiên cứu đề xuất các giải pháp đẩy mạnh quốc tế hóa giáo dục (QTHGD) Việt Nam thuộc Chương trình khoa học và công nghệ cấp quốc gia giai đoạn 2016-2020 “Nghiên cứu phát triển khoa học giáo dục đáp ứng yêu cầu đổi mới căn bản, toàn diện nền giáo dục Việt Nam” do GS. Nguyễn Trọng Hoài - Trường ĐH Kinh Tế TP. HCM Chủ nhiệm đề tài.

Đề tài đã phân tích hiện trạng quốc tế hóa hệ thống giáo dục quốc dân bằng một khung 70 phân tích sử dụng các dữ liệu thứ cấp và sơ cấp bao gồm các chỉ tiêu bảo phủ họat động đầu vào và đầu ra, cũng như tác động của quá trình quốc tế hóa các cơ sở giáo dục các cấp, những thông tin phân tích và nhận định từ kết quả nghiên cứu sẽ có khả năng tác động lớn đến hành vi quản trị của các nhà lãnh đạo các cơ sở giáo dục về các hoạt động quốc tế hóa.

Bàn thảo các giải pháp quốc tế hóa giáo dục - Ảnh minh hoạ 2
GS.TS Nguyễn Trọng Hoài trình bày tóm tắt kết quả đề tài

Đề tài nghiên cứu cũng đã đưa ra những đề xuất và các giải pháp, chính sách, chương trình, dự án đề xuất từ nghiên cứu đề tài với mục đích nhằm tạo ra một luận cứ giúp Bộ GD&ĐT kiến tạo các nghị định đề xuất nhà nước ban hành các nội dung thúc đẩy họat động quốc tế hóa trong hệ thống giáo dục. Các hội thảo và các kết quả nghiên cứu từ nghiên cứu đề tài tạo điều kiện thúc đẩy các nhà nghiên cứu trong nước tập trung nguồn lực nghiên cứu và công bố các nghiên cứu liên quan đến quốc tế hóa trong bối cảnh Việt Nam.

Đề tài thực hiện trong 3 năm, theo hướng vừa nghiên cứu vừa triển khai làm theo thuyết minh. Các nghiên cứu cũng đã thực hiện chuyển giao kết quả cho Cục Hợp tác quốc tế, Vụ Giáo dục đại học – Bộ GD&ĐT, Văn phòng Hội đồng quốc gia GD và Phát triển nguồn nhân lực, Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội. Các nghiên cứu đã được tiếp nhận và sử dụng phục vụ công tác quản lý.

Bàn thảo các giải pháp quốc tế hóa giáo dục - Ảnh minh hoạ 3
Chuyên gia phát biểu ý kiến phản biện 

Chủ nhiệm Đề tài, GS.TS Nguyễn Trọng Hoài cho biết: Nhóm nghiên cứu gồm 7 thành viên là những chuyên gia về GD phổ thông, GD đại học và GD nghề nghiệp. Nhóm thực hiện các nội dung chính mục tiêu nghiên cứu: Xác định khung phân tích và thúc đẩy quốc tế hóa GDVN. Quan điểm được đưa ra là QTHGD cần ưu tiên trong nước, ưu tiên cho QTHGD nước ngoài với chiến lược dài hạn hơn. Chú ý đến các đối tác, cơ quan kiểm định… động lực thúc đẩy của các cơ sở GD trong nước.  

Đặc biệt trong lĩnh vực đại học, nhóm nghiên cứu khuyến nghị: Đưa ra chính sách thúc đẩy, đề xuất kế hoạch phân bổ ngân sách đầu tư mang tính đột phá cho hệ thống GDĐH; Phát triển trung tâm GD quốc tế; Thiết kế chính sách khuyến khích hệ thống GDVN tham gia các kiểm định khu vực và quốc tế; Định hướng hệ thống ĐH tham gia xết hạng trong nước và quốc tế phù hợp; Tăng cường di chuyển của sinh viên, giảng viên và học giả quốc tế; Xây dựng các đại học tầm cỡ thế giới, kiến nghị xây dựng bộ tiêu chí xếp hạng đại học tronng nước gắn với QS Asia...

Trách nhiệm và mang tính xây dựng cao, ý kiến phản biện của các chuyên gia  là những nhà khoa học đến từ các Bộ, ngành và trường đại học đã đánh giá cao những đóng góp trong nghiên cứu của nhóm nghiên cứu trong việc hệ thống hóa, đánh giá thực trạng QTHGD. Các phản biện cũng gợi ý thêm đề tài cần bổ sung rõ hơn các nội dung về GD phổ thông, đúc kết những điều kiện, cần cân nhắc phù hợp cho GDVN. Các chuyên gia cũng tham gia thêm nhiều ý kiến để nhóm nghiên cứu hoàn thiện để Đề tài đáp ứng tốt hơn yêu cầu đặt ra của đề tài.

Phát biểu tại phiên họp, Thứ trưởng Nguyễn Văn Phúc đặc biệt nhấn mạnh: QTHGD là vấn đề lớn phức tạp, đây là nghiên cứu rất quan trọng để xác định đường hướng phát triển cho GD. Chúng ta cần nghiên cứu một cách sâu xa hơn, hòa nhập chứ không hòa tan. Cố gắng kết hợp những gì tốt đẹp nhất của GD Việt Nam với các nền GD phát triển trên thế giới. Thứ trưởng yêu cầu nhóm nghiên cứu làm rõ thêm các nội dung về giáo dục phổ thông, cơ sở lý luận, khái niệm, đánh giá thực trạng chính xác hơn đối với Việt Nam. Đặc biệt là vấn đề khuyến nghị chính sách, cần cụ thể, sâu sát hơn.

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Văn bản

2598/BGDĐT-GDĐH

Hướng dẫn tuyển sinh ĐH, tuyển sinh cao đẳng ngành GDMN

Thời gian đăng: 19/07/2022

lượt xem: 1422 | lượt tải:310

1683/QĐ-BGDĐT

Kế hoạch triển khai tuyển sinh đại học, cao đẳng ngành GDMN 2022

Thời gian đăng: 19/07/2022

lượt xem: 1142 | lượt tải:298

08/2022/TT-BGDĐT

Thông tư 08/2022/TT-BGDĐT ngày 06/6/2022 ban hành Quy chế tuyển sinh đại học, tuyển sinh cao đẳng ngành Giáo dục Mầm non

Thời gian đăng: 21/06/2022

lượt xem: 2452 | lượt tải:389

1444/BGDĐT-GDĐH

Hướng dẫn công tác tuyển sinh 2021

Thời gian đăng: 17/04/2021

lượt xem: 2929 | lượt tải:488

15/2020/TT-BGDĐT

Thông tư ban hành quy chế thi tốt nghiệp trung học phổ thông 2020

Thời gian đăng: 19/06/2020

lượt xem: 2247 | lượt tải:337
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập716
  • Hôm nay35,266
  • Tháng hiện tại313,396
  • Tổng lượt truy cập51,669,355
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây
1
Hotline: 0965.855.944