Bảo đảm quyền tự chủ về tài chính và quản lý tài sản của cơ sở GD dân lập

Thứ sáu - 19/04/2019 19:32 452 0

Bảo đảm quyền tự chủ về tài chính và quản lý tài sản của cơ sở GD dân lập

GD&TĐ - Liên quan đến dự thảo Luật Giáo dục (sửa đổi), nhiều đại biểu Quốc hội góp ý thảo luận về một số vấn đề liên quan đến đầu tư, tài chính trong giáo dục. Nội dung này đã được Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội tiếp thu, giải trình. Cụ thể:

Một số đại biểu đề nghị quy định chặt chẽ hơn về tài chính của cơ sở giáo dục dân lập, tư thục và không nên can thiệp vào tài chính, tài sản của các cơ sở giáo dục thuộc loại hình này.

Về vấn đề này, TTUB cho rằng, cơ sở giáo dục dân lập, tư thục hoạt động theo nguyên tắc tự chủ về tài chính, thực hiện chế độ kế toán, kiểm toán, thuế, định giá tài sản và công khai tài chính theo quy định của pháp luật.

Vì vậy, Luật này chỉ quy định một số nguyên tắc về chế độ tài chính, sở hữu tài sản và chuyển nhượng vốn đối với trường dân lập, tư thục như nội dung tại các điều 100, 101 để vừa bảo đảm quyền lợi của người học, vừa bảo đảm quyền tự chủ về tài chính và quản lý tài sản của cơ sở giáo dục dân lập, tư thục theo quy định pháp luật có liên quan.

Một số ý kiến đại biểu đề nghị mở rộng việc miễn học phí cho đối tượng trẻ mầm non 3 tuổi, 4 tuổi; có chính sách miễn, giảm học phí cho đối tượng học sinh là con hộ nghèo, gia đình chính sách một cách phù hợp.

TTUB cho rằng, Đảng và Nhà nước ta luôn dành sự quan tâm, ưu tiên đặc biệt đối với trẻ em. Dự thảo Luật tiếp thu theo hướng, trước mắt đề nghị tập trung thực hiện chính sách không thu học phí cho trẻ 5 tuổi theo tinh thần Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 4/11/2013 về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo. Việc mở rộng đối tượng, không thu học phí đối với trẻ em dưới 5 tuổi sẽ thực hiện khi cân đối được nguồn lực để bảo đảm an sinh xã hội.

Bảo đảm quyền tự chủ về tài chính và quản lý tài sản của cơ sở GD dân lập - Ảnh minh hoạ 2
 Ảnh minh họa

Về đối tượng học sinh là con hộ nghèo, gia đình chính sách, tiếp thu ý kiến đại biểu, Dự thảo Luật sửa đổi quy định “người có hoàn cảnh kinh tế đặc biệt khó khăn vượt khó học tập” của Luật hiện hành thành “người thuộc hộ nghèo và cận nghèo”, theo đó các đối tượng được hưởng chính sách trợ cấp và miễn, giảm học phí gồm:

Đối tượng được hưởng chính sách xã hội, người dân tộc thiểu số ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn, người mồ côi không nơi nương tựa, người khuyết tật có khó khăn về kinh tế, người thuộc hộ nghèo và cận nghèo (Điều 84).

Nhiều ý kiến đại biểu đề nghị quy định cụ thể về xã hội hóa giáo dục trong Luật để tạo điều kiện cho hoạt động xã hội hóa được triển khai một cách hiệu quả, thu hút các nguồn lực xã hội cho giáo dục; cần có chế tài, cơ chế quản lý, kiểm tra, giám sát nguồn thu và sử dụng nguồn lực xã hội hóa trong các cơ sở giáo dục, tránh tình trạng “lạm thu” trong trường học.

Về quy định cơ chế quản lý, kiểm tra, giám sát nguồn thu và sử dụng nguồn lực xã hội hóa, tránh tình trạng lạm thu, TTUB cho rằng, Dự thảo Luật đã quy định Hội đồng nhân dân cấp tỉnh quy định các khoản thu dịch vụ khác ngoài học phí (nếu có) đối với các cơ sở giáo dục công lập theo thẩm quyền quản lý nhà nước về giáo dục và đào tạo trên cơ sở đề nghị của UBND cấp tỉnh (khoản 4 Điều 97).

Để tránh tình trạng “lạm thu” trong nhà trường, tiếp thu ý kiến đại biểu, Dự thảo Luật đã quy định cụ thể việc không được lợi dụng việc tài trợ, ủng hộ cho giáo dục để ép buộc đóng góp tiền hoặc hiện vật (khoản 5 Điều 96).

Ngoài ra, Dự thảo Luật đã sửa đổi quy định quản lý chặt chẽ nguồn thu, chi tài chính, quản lý tài sản theo quy định của Luật Ngân sách Nhà nước và Luật Quản lý sử dụng tài sản công đối với các cơ sở giáo dục công lập; nhấn mạnh trách nhiệm giải trình, thực hiện chế độ kế toán, kiểm toán, thuế và công khai tài chính theo quy định của pháp luật (Điều 99, Điều 102).

Một số ý kiến đại biểu đề nghị không quy định quỹ khuyến học và quỹ bảo trợ giáo dục trong dự thảo Luật; đề nghị bỏ quy định về kinh phí đặt hàng, giao nhiệm vụ của Nhà nước trong các nguồn tài chính đầu tư cho giáo dục và giao Chính phủ quy định chi tiết điều này.

TTUB cho rằng, nội dung quy định về quỹ khuyến học, quỹ bảo trợ giáo dục đã được quy định tại Luật Giáo dục hiện hành. Hiện nay nhiều tổ chức, hiệp hội đã thành lập quỹ khuyến học, quỹ bảo trợ giáo dục để hỗ trợ, khuyến khích những tấm gương nghèo vượt khó, động viên các em cắp sách tới trường. Thời gian qua các quỹ này đã phát huy hiệu quả. Do vậy, TTUB xin đề nghị giữ như quy định tại Dự thảo Luật (Điều 92).

Về đề nghị bỏ quy định về kinh phí đặt hàng, giao nhiệm vụ của Nhà nước trong các nguồn tài chính đầu tư cho giáo dục (Điều 93) và giao Chính phủ quy định chi tiết điều này, TTUB nhận thấy hiện nay, Nhà nước đang thực hiện cơ chế đặt hàng một số sản phẩm dịch vụ công, trong đó có đặt hàng đào tạo. Vì vậy, TTUB xin đề nghị giữ như quy định trong Dự thảo Luật để có cơ sở giao cho Chính phủ hướng dẫn thực hiện.

Tác giả bài viết: Minh Phong

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Văn bản

2598/BGDĐT-GDĐH

Hướng dẫn tuyển sinh ĐH, tuyển sinh cao đẳng ngành GDMN

Thời gian đăng: 19/07/2022

lượt xem: 1422 | lượt tải:310

1683/QĐ-BGDĐT

Kế hoạch triển khai tuyển sinh đại học, cao đẳng ngành GDMN 2022

Thời gian đăng: 19/07/2022

lượt xem: 1142 | lượt tải:298

08/2022/TT-BGDĐT

Thông tư 08/2022/TT-BGDĐT ngày 06/6/2022 ban hành Quy chế tuyển sinh đại học, tuyển sinh cao đẳng ngành Giáo dục Mầm non

Thời gian đăng: 21/06/2022

lượt xem: 2452 | lượt tải:389

1444/BGDĐT-GDĐH

Hướng dẫn công tác tuyển sinh 2021

Thời gian đăng: 17/04/2021

lượt xem: 2929 | lượt tải:488

15/2020/TT-BGDĐT

Thông tư ban hành quy chế thi tốt nghiệp trung học phổ thông 2020

Thời gian đăng: 19/06/2020

lượt xem: 2247 | lượt tải:337
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập551
  • Hôm nay17,573
  • Tháng hiện tại295,703
  • Tổng lượt truy cập51,651,662
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây
1
Hotline: 0965.855.944