Bộ GD&ĐT triển khai đồng bộ các biện pháp thực hiện Luật Trẻ em

Thứ tư - 10/07/2019 11:31 356 0

Bộ GD&ĐT triển khai đồng bộ các biện pháp thực hiện Luật Trẻ em

GD&TĐ - Ngày 10/7, tại Hà Nội, Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng làm việc với Bộ GD&ĐT và một số bộ ngành liên quan về việc khảo sát tình hình triển khai thực hiện Luật Trẻ em năm 2016.

Theo chương trình công tác năm 2019, Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội sẽ tổ chức khảo sát tình hình triển khai Luật Trẻ em 2016 nhằm mục đích đánh giá việc ban hành các văn bản quy phạm pháp luật và chỉ đạo triển khai thực hiện các chính sách đối với trẻ em.

Từ đó Ủy ban sẽ có những kiến nghị hoàn thiện chính sách, pháp luật và các giải pháp nâng cao chất lượng công tác bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em.

Hoạt động khảo sát sẽ tập trung vào hệ thống văn bản quy phạm pháp luật hiện hành và việc hướng dẫn tổ chức thực hiện hoạt động bảo đảm quyền trẻ em; công tác quản lý nhà nước về trẻ em; tổ chức bộ máy và việc triển khai thực hiện các quy định về bảo đảm quyền trẻ em.

Tại buổi làm việc, Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Thị Nghĩa cho biết: Ngay sau khi Luật Trẻ em được thông qua, Bộ GD&ĐT đã phối hợp các bộ, ngành triển khai tiến hành rà soát, nghiên cứu, xây dựng, sửa đổi bổ sung hệ thống văn bản quy phạm pháp luật cho phù hợp với Luật Trẻ em.

Cụ thể, Bộ đã ban hành theo thẩm quyền, phối hợp ban hành hoặc trình cấp có thẩm quyền ban hành các văn bản về trẻ em. Hệ thống Thanh tra Giáo dục được triển khai đến từng địa phương; công tác thanh tra, kiểm tra gắn liền với công tác chỉ đạo. Qua đó giúp các cơ sở triển khai thực hiện tốt hơn, đồng thời giải quyết những sai sót, xử lý những vi phạm trong việc bảo đảm quyền được học tập của trẻ em.

Mặt khác kết quả thanh tra, kiểm tra còn góp phần hoàn thiện, chỉnh sửa chính sách phù hợp với thực tiễn. Vì vậy, năm 2017-2018 các khiếu nại, tố cáo của ngành giáo dục nói chung và về việc thực hiện quyền trẻ em nói riêng được thực hiện triệt để, không có tình trạng khiếu kiện vượt cấp, khiếu kiện đông người.

Qua thảo luận, các đại biểu cho rằng, vai trò của các Bộ, ngành là rất quan trọng trong công tác chăm sóc, giáo dục và bảo vệ trẻ em. Do vậy, cần tăng cường cơ chế phối hợp liên ngành giữa các Bộ để cùng đẩy mạnh công tác thông tin, tuyên truyền các chương trình giáo dục, bảo vệ trẻ em đến xã hội.

Phát biểu kết thúc buổi làm việc, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng Ngô Thị Minh ghi nhận sự cố gắng và những kết quả đã đạt được của Bộ GD&ĐT trong công tác triển khai thực hiện Luật Trẻ em năm 2016.

Tuy nhiên, để chuẩn bị tham mưu cho Quốc hội về hoạt động giám sát tối cao về công tác trẻ em nói chung và phòng chống xâm hại trẻ em nói riêng trong thời gian tới, bà Ngô Thị Minh đề nghị bổ sung thêm các nội dung về trẻ em.

Đặc biệt là về vấn đề đảm bảo an toàn cho trẻ em nữ trên xe môi trường xe bus, vấn đề bảo về trẻ em trên môi trường không gian mạng; vấn đề bảo vệ nhóm trẻ em yếu thế và vấn đề giáo dục kỹ năng sống cho trẻ.

Tác giả bài viết: Vân Anh

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Văn bản

2598/BGDĐT-GDĐH

Hướng dẫn tuyển sinh ĐH, tuyển sinh cao đẳng ngành GDMN

Thời gian đăng: 19/07/2022

lượt xem: 1422 | lượt tải:310

1683/QĐ-BGDĐT

Kế hoạch triển khai tuyển sinh đại học, cao đẳng ngành GDMN 2022

Thời gian đăng: 19/07/2022

lượt xem: 1142 | lượt tải:298

08/2022/TT-BGDĐT

Thông tư 08/2022/TT-BGDĐT ngày 06/6/2022 ban hành Quy chế tuyển sinh đại học, tuyển sinh cao đẳng ngành Giáo dục Mầm non

Thời gian đăng: 21/06/2022

lượt xem: 2452 | lượt tải:389

1444/BGDĐT-GDĐH

Hướng dẫn công tác tuyển sinh 2021

Thời gian đăng: 17/04/2021

lượt xem: 2929 | lượt tải:488

15/2020/TT-BGDĐT

Thông tư ban hành quy chế thi tốt nghiệp trung học phổ thông 2020

Thời gian đăng: 19/06/2020

lượt xem: 2247 | lượt tải:337
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập726
  • Hôm nay35,474
  • Tháng hiện tại313,604
  • Tổng lượt truy cập51,669,563
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây
1
Hotline: 0965.855.944