Bộ Giáo dục và Đào tạo rà soát công tác chuẩn bị kỳ thi tốt nghiệp THPT 2021

Thứ tư - 14/04/2021 01:44 270 0
GD&TĐ - Sáng 14/4, Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Kim Sơn cùng Thứ trưởng Nguyễn Hữu Độ, Thứ trưởng Phạm Ngọc Thưởng tham dự họp, nghe báo cáo về tiến độ triển khai kế hoạch tổ chức thi tốt nghiệp THPT 2021.
Bộ Giáo dục và Đào tạo rà soát công tác chuẩn bị kỳ thi tốt nghiệp THPT 2021

Chuẩn bị tốt nhất cho kỳ thi tốt nghiệp THPT

Phát biểu chỉ đạo, Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn cho biết, cuộc họp tập trung nắm bắt tiến độ triển khai kế hoạch tổ chức thi tốt nghiệp THPT 2021. Theo đó, lãnh đạo Bộ sẽ dành sự quan tâm, lắng nghe các cục, vụ báo cáo trên cơ sở rà soát, cập nhật tất cả các khâu để tránh sai sót, chuẩn bị tốt nhất cho kỳ thi sắp tới; bảo đảm an toàn từ chuẩn bị đề, chấm thi, xác nhận kết quả, công bố điểm, đăng ký xét tuyển…

Bộ trưởng nhấn mạnh: “Tình hình dịch Covid-19 vẫn tiếp tục diễn biến khó lường tại nhiều quốc gia trên thế giới. Với đặc thù ngành, Giáo dục cũng phải luôn theo sát và cập nhật tình hình dịch bệnh không kém Bộ Y tế. Kế hoạch tổ chức kỳ thi năm nay cần có phương án tổng thể, kịch bản, lực lượng thường trực hỗ trợ, cơ sở vật chất… để có thể ứng phó toàn diện, đầy đủ, hiệu quả, tình hình dịch bệnh cũng như tình huống thiên tai, bão lũ. Không chỉ giới hạn trong quy chế, Bộ GD&ĐT sẽ xem xét, nghiên cứu các biện pháp hỗ trợ, tạo điều kiện thuận lợi tối đa, toàn diện cho thí sinh”

Theo báo cáo của các Cục, Vụ, đến thời điểm này, các công tác chuẩn bị cho kỳ thi đã thực hiện đúng tiến độ và kế hoạch đề ra. Vấn đề ra để thi minh hoạ, các khâu ra đề, bảo mật đều được tập dượt cẩn trọng nhất, tránh tối đa các sai sót. Vừa qua, Bộ GD&ĐT đã công bố đề tham khảo, được giáo viên, chuyên gia đánh giá là vừa đảm bảo tốt nghiệp, vừa đảm bảo độ phân hoá phù hợp...

Tại cuộc họp, Thứ trưởng Phạm Ngọc Thưởng cho biết: Chúng ta đều ý thức được mức độ quan trọng của kỳ thi tốt nghiệp THPT. Bộ trưởng đã dành quan tâm nội dung này ngay từ những giờ đầu, ngày đầu trên cương vị mới.

Ghi nhận sự chủ động hỗ trợ của các các bộ phận tham mưu, Thứ trưởng Phạm Ngọc Thưởng cho rằng, các vấn đề đều được chia sẻ thẳng thắn và rút kinh nghiệm kịp thời qua các Hội nghị tổ chức gần đây. Phương châm là phải phân định rõ trách nhiệm của Bộ GD&ĐT, của tỉnh thành về việc tổ chức kỳ thi. Tất cả kiến nghị của các đoàn thanh tra năm trước cũng đều được nghiên cứu, xứ lý...

Để có những bước chuẩn bị tốt nhất, Thứ trưởng Thưởng đề xuất: Các Cục, Vụ cần tăng cường chủ động phối hợp với các đơn vị trong và ngoài Bộ để xử lý công việc nhanh gọn, đúng chức năng nhiệm vụ. Công tác Thanh tra, “giao nhưng không buông” để tạo tính khách quan, tính trách nhiệm và hiệu quả.

Còn theo Thứ trưởng Nguyễn Hữu Độ, sự chuyển biến mạnh mẽ của kỳ thi tốt nghiệp THPT được ghi nhận qua các năm. Năm 2020 là năm đầu tiên giao trách nhiệm cho địa phương và đã đạt được những thành quả bước đầu, tinh thần đó sẽ tiếp tục phát huy trong năm nay với phương châm “Chặt chẽ, khách quan, công bằng nhưng không chủ quan”.

"Đến thời điểm này, Bộ đã ban hành Quy chế thi tốt nghiệp THPT; Hướng dẫn tổ chức Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2021; Kế hoạch tổ chức Kỳ thi; xây dựng ma trận đề thi, đề thi tham khảo và bổ sung hoàn thiện ngân hàng câu hỏi thi; rà soát, bổ sung, hoàn thiện hệ thống phần mềm phục vụ quản lý, tổ chức Kỳ thi tốt nghiệp THPT và tuyển sinh năm 2021.

Các bài học trong việc tổ chức kỳ thi những năm trước đều đã được xem xét, rút kinh nghiệm đưa vào trong quy chế, hướng dẫn tổ chức kỳ thi năm nay, đặc biệt là phương án ứng phó trong tình huống có dịch bệnh như trong năm 2020", Thứ trưởng Nguyễn Hữu Độ cho hay.

Bộ Giáo dục và Đào tạo rà soát công tác chuẩn bị kỳ thi tốt nghiệp THPT 2021 - Ảnh minh hoạ 2
Quang cảnh cuộc họp.

Sẵn sàng tình huống phải thi trên 2 đợt do khách quan

Sau khi nghe các Thứ trưởng và lãnh đạo các Cục, Vụ nêu ý kiến, báo cáo chi tiết, Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn kết luận: Tinh thần bao quát là chuẩn bị cho một kỳ thi đúng kế hoạch, an toàn. Đồng thời xác định, tổ chức kỳ thi là việc lớn nhưng có tính “thời vụ” nên giai đoạn này cần dành sự quan tâm đặc biệt.

Theo Bộ trưởng, trái tim của kỳ thi là khâu làm đề thi. Vì vậy quan tâm hàng đầu là đề phải đúng và chính xác. Vấn đề bảo mật đề cần đặc biệt đề cao. Bên cạnh đó, chuẩn bị tốt các phương án, sẵn sàng cho tình huống có thể phải thi trên 2 đợt do yếu tố khách quan. Sẵn sàng ứng phó đặc biệt cho tình huống đặc biệt. Bởi vậy, cần lưu ý công tác phối hợp giữa các bộ phận, các cơ quan. Đây là vấn đề tìm cách làm, sao cho nhẹ nhàng mà vẫn hiệu quả.

Trên cơ sở đề xuất của Thứ trưởng Phạm Ngọc Thưởng và Thứ trưởng Nguyễn Hữu Độ, Bộ trưởng nhất trí tổ chức ít nhất 1 phiên họp trực tiếp với các tỉnh thành về công tác chuẩn bị kỳ thi, thành phần gồm Giám đốc Sở và Chủ tịch UBND tỉnh, để lưu ý những nội dung cả trong và ngoài Quy chế. Gần sát kỳ thi sẽ có cuộc họp nghe báo cáo trực tuyến của các địa phương về công tác kiểm tra chuẩn bị cho kỳ thi.

Ngoài ra, nhóm việc liên quan đến thanh tra, công nghệ thông tin, phần mềm, truyền thông… tiếp tục triển khai theo kế hoạch. Chú ý truyền thông chung và các điểm mới của kỳ thi tới các cán bộ giáo viên, thí sinh, địa phương một cách rõ rằng và hiệu quả nhất.

Trong việc tạo điều kiện cho thí sinh, Bộ trưởng lưu ý, cần đặc biệt chú ý hỗ trợ các điều kiện cho người dự thi, cán bộ coi thi. Mục tiêu là giảm tối đa thí sinh bị định chỉ thi bởi các lý do sơ suất bằng cách tăng cường nhắc nhở thí sinh từ các vòng ngoài ở những lỗi thường gặp. Cùng với đó, nghiên cứu thêm cách xử lý tình huống khi thí sinh đến muộn vì lý do đặc biệt.

“Kỳ thi đặt mục tiêu cao nhất là tạo thuận lợi tối đa cho người dự thi. Phấn đấu kỳ thi không có thí sinh vi phạm quy chế thi, giáo viên không vi phạm quy chế coi thi. Để có được điều này cần tập huấn, bồi dưỡng và phổ biến quy chế một cách cụ thể và chi tiết. Có thể chủ động phối hợp với Đoàn TNCS Hồ Chí Minh để đẩy mạnh các hoạt động tình nguyện cho kỳ thi.

Cần lưu ý thêm công tác phối hợp nội bộ, đặc biệt với các bộ ngành liên quan như: Bộ Y tế và Bộ công an, thậm chí cả Bộ quốc phòng - để ứng phó trong các tình huống khẩn cấp cần huy động. Chuẩn bị kịch bản ứng phó với các tình huống bất thường. Hướng tới một kỳ thi bình thường nhưng không bị động trong điều kiện bất thường (thiên tai, dịch bệnh). Cần nêu cụ thể, trong từng trường hợp thì y tế, an ninh, quốc phòng sẽ hỗ trợ như thế nào. Sự phối hợp nhiều hơn nhằm mục đích giúp kỳ thi nhẹ nhàng hơn” – Bộ trưởng nhấn mạnh.

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Văn bản

2598/BGDĐT-GDĐH

Hướng dẫn tuyển sinh ĐH, tuyển sinh cao đẳng ngành GDMN

Thời gian đăng: 19/07/2022

lượt xem: 1422 | lượt tải:310

1683/QĐ-BGDĐT

Kế hoạch triển khai tuyển sinh đại học, cao đẳng ngành GDMN 2022

Thời gian đăng: 19/07/2022

lượt xem: 1142 | lượt tải:298

08/2022/TT-BGDĐT

Thông tư 08/2022/TT-BGDĐT ngày 06/6/2022 ban hành Quy chế tuyển sinh đại học, tuyển sinh cao đẳng ngành Giáo dục Mầm non

Thời gian đăng: 21/06/2022

lượt xem: 2452 | lượt tải:389

1444/BGDĐT-GDĐH

Hướng dẫn công tác tuyển sinh 2021

Thời gian đăng: 17/04/2021

lượt xem: 2929 | lượt tải:488

15/2020/TT-BGDĐT

Thông tư ban hành quy chế thi tốt nghiệp trung học phổ thông 2020

Thời gian đăng: 19/06/2020

lượt xem: 2247 | lượt tải:337
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập691
  • Hôm nay46,354
  • Tháng hiện tại324,484
  • Tổng lượt truy cập51,680,443
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây
1
Hotline: 0965.855.944