Bồi dưỡng giáo viên dạy lớp 3-7-10: Yêu cầu bắt buộc

Chủ nhật - 20/02/2022 00:41 198 0
GD&TĐ - Mỗi nhà giáo phải xác định bản thân cần không ngừng tự bồi dưỡng. Đây chính là quá trình cập nhật, bổ sung kiến thức để nâng cao trình độ chuyên môn, năng lực nghề nghiệp.
Bồi dưỡng giáo viên dạy lớp 3-7-10: Yêu cầu bắt buộc

Điều này là không thể thiếu, đặc biệt trong bối cảnh đổi mới giáo dục phổ thông (GDPT) hiện nay.

Tự bồi dưỡng và bồi dưỡng với sự hỗ trợ của cốt cán

Là giáo viên (GV) Trường THCS Thụy Liên (Thái Thụy, Thái Bình), theo cô Lã Thị Hè, với đặc thù nghề giáo, năng lực tự học của GV là điều kiện quan trọng hàng đầu bảo đảm chất lượng dạy học. GV cần khả năng tự học, tự bồi dưỡng và ý thức học tập suốt đời để cập nhật các kiến thức, phương pháp hiện đại vào giảng dạy. Việc tự bồi dưỡng và phát triển nghiệp vụ của nhà giáo quan trọng, hiệu quả hơn thụ động chờ được đào tạo bồi dưỡng.

Đặc biệt, triển khai Chương trình GDPT mới đòi hỏi GV phải nắm vững kiến thức, kỹ năng môn học, phương pháp dạy học, dạy học phân hóa, dạy học tích hợp. GV cũng phải đảm nhận nhiều chức năng, trách nhiệm lựa chọn nội dung giáo dục nặng nề hơn. Bởi vậy, những kiến thức được đào tạo từ trường sư phạm chỉ là bước đệm, GV cần tích lũy, bồi đắp kiến thức mỗi ngày mới có thể đáp ứng yêu cầu đổi mới.

Từ thực tế tự học, tự bồi dưỡng, cô Lã Thị Hè nhận thấy thuận lợi là tài liệu về bồi dưỡng thường xuyên được đăng tải trên các trang mạng, thư viện nhà trường khá phong phú. Hiệu trưởng nhà trường luôn quan tâm, theo dõi và kiểm tra quá trình tự học, tự bồi dưỡng của cán bộ, GV. Tổ chuyên môn triển khai kế hoạch bồi dưỡng thường xuyên, kịp thời, có hướng dẫn cho GV tổ chọn mô-đun phù hợp với từng cá nhân và cung cấp nội dung cho GV tự học.

Trong quá trình bồi dưỡng, tự bồi dưỡng, đội ngũ GV cốt cán đã lập các nhóm Zalo trao đổi, chia sẻ những nội dung chưa hiểu, chưa rõ liên quan đến các mô-đun bồi dưỡng, cũng như những khó khăn gặp phải trong quá trình giảng dạy, trong hỗ trợ đội ngũ đại trà...

Sự trao đổi này được duy trì ngay cả khi không diễn ra hoạt động bồi dưỡng trực tiếp. Đội ngũ GV không chỉ được học hỏi, chia sẻ từ các GV sư phạm chủ chốt, mà còn nhận được những chia sẻ, hỗ trợ lẫn nhau thường xuyên, liên tục. Đó không chỉ là những trao đổi về chuyên môn, công việc, mà còn là ngọn lửa yêu nghề. Họ cùng trao đi và nhận lại, cùng thay đổi để hướng tới những lớp học hạnh phúc…

“Tôi luôn tìm hiểu học tập ở 2 mảng: Chuyên môn - học thông qua các khóa đào tạo của Bộ, các cộng đồng chuyên môn; ứng dụng công nghệ thông tin, phương pháp, kỹ thuật dạy học - qua cộng đồng VIEF, MIEF, cộng đồng học tập ETEP... Bên cạnh đó, tôi cũng đúc rút nhiều kinh nghiệm trong giảng dạy khi mạnh dạn và thường xuyên chia sẻ với đồng nghiệp” - thầy Thiên chia sẻ.

Khẳng định vai trò đặc biệt quan trọng của hoạt động tự học, tự bồi dưỡng, thầy Trang Minh Thiên, Trường THPT Nguyễn Việt Dũng (Cần Thơ), cho rằng: Để tự học hiệu quả, việc xác định được mục tiêu và năng lực chuyên môn của bản thân rất quan trọng. 

Với vai trò là GV cốt cán, thầy Thiên đã tạo các kênh Zalo bộ môn để chia sẻ kinh nghiệm, tài liệu học tập với GV các trường ở địa phương và cộng đồng học tập trong khu vực. Với tổ chuyên môn, thầy thường tổ chức các buổi seminar trao đổi kinh nghiệm học tập của bản thân, khuyến khích các thành viên trong tổ đăng ký tự học, tự bồi dưỡng những nội dung liên quan đến Chương trình GDPT mới.

Bồi dưỡng giáo viên dạy lớp 3-7-10: Yêu cầu bắt buộc - Ảnh minh hoạ 2
Thầy Trang Minh Thiên (thứ 2 từ trái sang) cùng đồng nghiệp trong một chương trình bồi dưỡng.

Tăng cường thanh kiểm tra công tác tự bồi dưỡng của GV

TS Phạm Tuấn Anh, Phó Cục trưởng Cục Nhà giáo và Cán bộ quản lý giáo dục (Bộ GD&ĐT), khẳng định vai trò quan trọng của việc tự học, tự bồi dưỡng, biến quá trình bồi dưỡng thành tự bồi dưỡng thường xuyên, liên tục, tại chỗ và tăng cường vai trò của đội ngũ cốt cán trong công tác bồi dưỡng thường xuyên.

Với công tác chỉ đạo, quản lý, đánh giá công tác bồi dưỡng thường xuyên, theo TS Phạm Tuấn Anh, các địa phương cần quán triệt, nhận thức đúng tầm quan trọng của bồi dưỡng thường xuyên, xác định rõ bồi dưỡng thường xuyên cho GV, cán bộ quản lý cơ sở GDPT là giải pháp quan trọng để nâng cao chất lượng đội ngũ.

Do đó, phải tập trung mọi nguồn lực và đổi mới công tác quản lý để thực hiện có hiệu quả theo từng năm học. Công tác bồi dưỡng thường xuyên đối với GV, cán bộ quản lý cơ sở GDPT tiếp tục thực hiện theo các văn bản hiện hành. Cần bảo đảm thực hiện tốt các yêu cầu về nội dung bồi dưỡng, điều kiện tổ chức thực hiện bồi dưỡng, hình thức bồi dưỡng phù hợp với điều kiện thực tế địa phương và nhiệm vụ năm học.

TS Phạm Tuấn Anh đồng thời nhấn mạnh việc các địa phương xây dựng đội ngũ GV cốt cán, cán bộ quản lý cơ sở GDPT cốt cán bảo đảm đủ số lượng, chất lượng để thực hiện công việc: Hỗ trợ đồng nghiệp trong quá trình tự bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ tại địa phương, thảo luận, tháo gỡ vướng mắc; liên hệ, trao đổi với các chuyên gia để giải đáp thắc mắc trong quá trình GV tự bồi dưỡng.

Cùng với đó, tổ chức bồi dưỡng có sự hướng dẫn, trao đổi của đội ngũ cốt cán, các chuyên gia giáo dục. Phát huy tối đa việc tự học, tự bồi dưỡng qua mạng, thực hiện tốt việc bồi dưỡng theo nhu cầu từng cá nhân. Tăng cường quản lý, thanh tra, kiểm tra công tác tự học, tự bồi dưỡng của GV, cán bộ quản lý cơ sở GDPT và việc tổ chức bồi dưỡng của các nhà trường trong năm học, đặc biệt chú trọng công tác tuyên truyền, nêu gương điển hình, chia sẻ kinh nghiệm.

Tại Bình Định, sở GD&ĐT cho biết đã thành lập Ban Chỉ đạo bồi dưỡng GV, cán bộ quản lý cơ sở GDPT đại trà của tỉnh; trong đó phân công rõ trách nhiệm của từng thành viên trong Ban để theo dõi, giám sát, kiểm tra, đôn đốc các GV, cán bộ quản lý tại đơn vị mình quản lý trong quá trình triển khai bồi dưỡng.

Chỉ đạo đội ngũ chuyên viên cấp sở, phòng tham gia bồi dưỡng để cùng GV, cán bộ quản lý cốt cán hỗ trợ cho đội ngũ đại trà, đồng thời chỉ đạo các đơn vị tạo điều kiện tối đa cho đội ngũ cốt cán trong thời gian hỗ trợ đồng nghiệp, chấm bài trên hệ thống học tập trực tuyến LMS. Sở đã tạo các nhóm Zalo bao gồm một số giảng viên chủ chốt của Trường ĐH Sư phạm - ĐH Huế, cán bộ chi nhánh Viettel Bình Định, chuyên viên sở GD&ĐT, chuyên viên phòng GD&ĐT, GV và cán bộ quản lý cốt cán để thường xuyên trao đổi, tương tác giúp các cốt cán tháo gỡ khó khăn và giải đáp thắc mắc trong quá trình bồi dưỡng, hỗ trợ cho đội ngũ đại trà.

“Sở GD&ĐT cần chủ động tham mưu, đề xuất với UBND các cấp tăng cường cơ sở vật chất, trang thiết bị..., đầu tư kinh phí và cơ chế, chính sách của địa phương cho công tác bồi dưỡng thường xuyên” - TS Phạm Tuấn Anh lưu ý.

Tác giả bài viết: Hiếu Nguyễn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Văn bản

2598/BGDĐT-GDĐH

Hướng dẫn tuyển sinh ĐH, tuyển sinh cao đẳng ngành GDMN

Thời gian đăng: 19/07/2022

lượt xem: 1422 | lượt tải:310

1683/QĐ-BGDĐT

Kế hoạch triển khai tuyển sinh đại học, cao đẳng ngành GDMN 2022

Thời gian đăng: 19/07/2022

lượt xem: 1142 | lượt tải:298

08/2022/TT-BGDĐT

Thông tư 08/2022/TT-BGDĐT ngày 06/6/2022 ban hành Quy chế tuyển sinh đại học, tuyển sinh cao đẳng ngành Giáo dục Mầm non

Thời gian đăng: 21/06/2022

lượt xem: 2452 | lượt tải:389

1444/BGDĐT-GDĐH

Hướng dẫn công tác tuyển sinh 2021

Thời gian đăng: 17/04/2021

lượt xem: 2929 | lượt tải:488

15/2020/TT-BGDĐT

Thông tư ban hành quy chế thi tốt nghiệp trung học phổ thông 2020

Thời gian đăng: 19/06/2020

lượt xem: 2247 | lượt tải:337
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập598
  • Hôm nay47,227
  • Tháng hiện tại325,357
  • Tổng lượt truy cập51,681,316
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây
1
Hotline: 0965.855.944