Cần đào tạo khoảng 7.300 giảng viên có trình độ tiến sĩ trong 10 năm tới

Thứ năm - 22/04/2021 03:56 158 0
GD&TĐ - Trong 10 năm tới, chúng ta cần đào tạo khoảng 7.300 giảng viên có trình độ tiến sĩ và trên 300 giảng viên thuộc khối văn hóa, nghệ thuật và thể dục, thể thao có trình độ thạc sĩ.
Cần đào tạo khoảng 7.300 giảng viên có trình độ tiến sĩ trong 10 năm tới

Sáng 22/4, Bộ GD&ĐT tổ chức Tọa đàm triển khai Quyết định 89/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án nâng cao năng lực đội ngũ giảng viên, cán bộ quản lý các cơ sở GDĐH đáp ứng yêu cầu đổi mới căn bản toàn diện GD-ĐT giai đoạn 2019 – 2030 (gọi tắt là Đề án 89).

TS Nguyễn Thị Thu Thủy – Phó Vụ trưởng Vụ Giáo dục đại học (Bộ GD&ĐT) cho biết, Bộ đã triển khai xây dựng kế hoạch, nghiên cứu, rà soát và xây dựng các quy định cần thiết để triển khai Đề án 89.

Để việc triển khai Đề án khả thi, hiệu quả, gắn với nhu cầu phát triển giảng viên của các cơ sở GD Đại học, Bộ GD&ĐT tổ chức tọa đàm này với mục tiêu: Thông tin về những công việc chúng ta cần chuẩn bị để triển khai Đề án 89; xin ý kiến về dự thảo Thông tư hướng dẫn triển khai đào tạo trình độ thạc sĩ, trình độ tiến sĩ theo Quyết định số 89/QĐ-TTg, trong đó tập trung vào việc triển khai nhiệm vụ đào tạo trong năm 2021, xác định nhu cầu đào tạo giảng viên của các cơ sở giáo dục đại học theo Đề án 89 và lập kế hoạch đào tạo cho năm 2022.

Cần đào tạo khoảng 7.300 giảng viên có trình độ tiến sĩ trong 10 năm tới
Toàn cảnh tọa đàm

Theo TS Nguyễn Thị Thu Thủy, thực hiện Đề án 89, chúng ta phải đạt được mục tiêu: đào tạo trình độ tiến sĩ cho 10% giảng viên đại học; đào tạo để trên 80% giảng viên thuộc khối văn hóa, nghệ thuật và thể dục, thể thao có trình độ thạc sĩ; bồi dưỡng kỹ năng quản trị đại học cho cán bộ quản lý các cơ sở GDĐH và bồi dưỡng một số kỹ năng như: phát triển chương trình đào tạo, ngoại ngữ, tin học, phương pháp giảng dạy… cho 100% giảng viên. Đồng thời, thu hút 1500 nhà khoa học, những người có trình độ tiến sĩ về làm việc tại các cơ sở giáo dục đại học của Việt Nam.

Phó Vụ trưởng Vụ Giáo dục đại học cho hay, cả nước có trên 73.000 giảng viên đại học; trong đó, số giảng viên đạt trình độ tiến sĩ là 28,8%. Để thực hiện được mục tiêu của Đề án; trong 10 năm tới, chúng ta cần đào tạo khoảng 7.300 giảng viên có trình độ tiến sĩ và trên 300 giảng viên thuộc khối văn hóa, nghệ thuật và thể dục, thể thao có trình độ thạc sĩ.

Để thực hiện nhiệm vụ này, các cơ sở giáo dục đại học đóng vai trò chính yếu trong cả quy trình tuyển chọn, gửi giảng viên đi đào tạo, quản lý kinh phí, theo dõi quá trình đào tạo giảng viên cho tới việc sử dụng giảng viên sau đào tạo và bồi hoàn kinh phí đào tạo (nếu có).

Cần đào tạo khoảng 7.300 giảng viên có trình độ tiến sĩ trong 10 năm tới - Ảnh minh hoạ 2
TS Nguyễn Thị Thu Thủy phát biểu tại tọa đàm

Tại buổi tọa đàm, các đại biểu tập trung thảo luận một số nội dung, quy trình cần thiết để có thể đề xuất các phương án khả thi, hiệu quả từ khoá tuyển sinh của năm 2021. 

PGS.TS Nguyễn Đắc Trung - Trưởng phòng Đào tạo, Trường ĐH Bách Khoa Hà Nội trao đổi, hiện các trường vẫn giao nhiệm vụ giảng dạy cho người được cử đi học và áp dụng theo định mức 600 giờ/năm. Do đó, trách nhiệm của cơ sở đào tạo cử người đi học là phải đảm bảo toàn thời gian cho nghiên cứu sinh học tập và nghiên cứu.

Cần đào tạo khoảng 7.300 giảng viên có trình độ tiến sĩ trong 10 năm tới - Ảnh minh hoạ 3
PGS.TS Nguyễn Đắc Trung

Tán thành với việc triển khai Đề án 89 ngay trong năm nay, GS.TS Trần Thị Vân Hoa – Phó Hiệu Trưởng Trường ĐH Kinh tế Quốc dân đề nghị cần sớm làm rõ quy trình đăng ký ngay trong năm nay. Nên chăng áp dụng một quy trình tuyển chọn để đảm bảo công bằng. Bộ GD&ĐT cần có lưu ý về yếu tố ngành nghề, vùng miền… để đảm bảo lựa chọn phù hợp.

Đối với cơ sở cử đi giảng viên đi học và lựa chọn cơ sở đào tạo  nhận nhiệm vụ đào tạo cho đề án 89, Bộ cần làm rõ chỉ tiêu cho từng năm, không theo cả giai đoạn. Ngoài ra, cần có hình thức quản lý vấn đề bồi hoàn học bổng, chi phí đào tạo với tính ràng buộc, cam kết cao hơn đối với học viên, tránh khó cho các trường.

Cần đào tạo khoảng 7.300 giảng viên có trình độ tiến sĩ trong 10 năm tới - Ảnh minh hoạ 4
GS.TS Trần Thị Vân Hoa thảo luận tại tọa đàm
Tại buổi Tọa đàm, các ý kiến nhất trí sẽ hỗ trợ, đồng hành cùng với Bộ GD&ĐT để có thể triển khai Đề án 89 ngay trong năm nay. Bộ sẽ có văn bản hướng dẫn đến các cơ sở giáo dục đại học để sớm triển khai thực hiện. Tuy nhiên, các trường cần có báo cáo với Bộ và chuẩn bị các điều kiện cần thiết… trên cơ sở đó xây dựng phương án tốt nhất để triển khai, thực hiện Đề án.

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Văn bản

2598/BGDĐT-GDĐH

Hướng dẫn tuyển sinh ĐH, tuyển sinh cao đẳng ngành GDMN

Thời gian đăng: 19/07/2022

lượt xem: 1346 | lượt tải:293

1683/QĐ-BGDĐT

Kế hoạch triển khai tuyển sinh đại học, cao đẳng ngành GDMN 2022

Thời gian đăng: 19/07/2022

lượt xem: 1042 | lượt tải:272

08/2022/TT-BGDĐT

Thông tư 08/2022/TT-BGDĐT ngày 06/6/2022 ban hành Quy chế tuyển sinh đại học, tuyển sinh cao đẳng ngành Giáo dục Mầm non

Thời gian đăng: 21/06/2022

lượt xem: 2347 | lượt tải:370

1444/BGDĐT-GDĐH

Hướng dẫn công tác tuyển sinh 2021

Thời gian đăng: 17/04/2021

lượt xem: 2889 | lượt tải:471

15/2020/TT-BGDĐT

Thông tư ban hành quy chế thi tốt nghiệp trung học phổ thông 2020

Thời gian đăng: 19/06/2020

lượt xem: 2212 | lượt tải:317
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập86
  • Hôm nay3,425
  • Tháng hiện tại3,425
  • Tổng lượt truy cập49,709,190
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây
1
Hotline: 0965.855.944