Cắt giảm chứng chỉ tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp giáo viên: Giải tỏa áp lực không đáng có

Thứ năm - 03/06/2021 06:32 495 0
GD&TĐ - Nhiều GV, chuyên gia đồng tình với đề xuất của Bộ Nội vụ về việc rà soát, điều chỉnh chứng chỉ bồi dưỡng với công chức, viên chức; trong đó có chứng chỉ liên quan đến chức danh nghề nghiệp của đội ngũ GV.
Cắt giảm chứng chỉ tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp giáo viên: Giải tỏa áp lực không đáng có

Lắng nghe, chia sẻ với nhà giáo

Dù đã học xong khoá bồi dưỡng giáo viên hạng II và  được cấp chứng chỉ, nhưng cô Đoàn Thị Luyên – giáo viên Trường Tiểu học Lê Văn Tám (TP Lào Cai) rất vui khi biết được thông tin Bộ Nội vụ và Bộ GD&ĐT đề xuất với Chính phủ xem xét cắt giảm, bãi bỏ một số chứng chỉ liên quan đến chức danh nghề nghiệp.

“Trước đây, nhiều giáo viên quan ngại về quy định bắt buộc phải có chứng chỉ Ngoại ngữ và Tin học, nay quy định này được bãi bỏ. Nếu bỏ được quy định bắt buộc giáo viên phải có chứng chỉ bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp thì tốt biết mấy. Vừa giảm áp lực, vừa không tốn kém tiền bạc, công sức cho giáo viên” – cô Luyên phân trần.

Thầy Nguyễn Trọng Ngoạn – Hiệu trưởng Trường Tiểu học thị trấn Phú Hòa (Chư Păh, Gia Lai) cho rằng: Báo cáo đề xuất của Bộ Nội vụ gửi Thủ tướng Chính phủ về việc rà soát chứng chỉ bồi dưỡng đối với công chức, viên chức; trong đó có đội ngũ nhà giáo hoàn toàn hợp lý. Mong rằng, Thủ tướng sẽ quan tâm, chia sẻ với đội ngũ cán bộ công chức, viên chức, giáo viên để có quyết định phù hợp nhất.

“Vẫn biết việc học là suốt đời, đặc biệt là nghề giáo thì càng phải học. Học để có thêm kiến thức truyền thụ cho học sinh và phục vụ công tác là cần thiết, nhưng điều đó phải xuất phát từ nhu cầu tự thân và thiết thực, chứ không nên quy định cứng nhắc - bắt buộc phải có chứng chỉ. Bởi khi đó, vô hình trung lại trở thành hình thức và đối phó. Vì thế, không nên coi chứng chỉ chức danh nghề nghiệp là điều kiện bắt buộc để được bổ nhiệm hoặc tuyển dụng giáo viên” – thầy Ngoạn nêu ý kiến, đồng thời cho rằng: Quy định trên chỉ nên áp dụng với giáo viên có nhu cầu thăng hạng.

Hoan nghênh tinh thần cầu thị của Bộ GD&ĐT và Bộ Nội vụ, bà Tăng Thị Ngọc Mai – đại biểu Quốc hội khoá XIV, Phó Giám đốc Sở GD&ĐT Trà Vinh – cho hay: Bước tiếp theo, hai Bộ cần ngồi lại với nhau để bàn bạc thấu đáo về những nội dung có trong báo báo cáo đề xuất. Quan trọng là làm sao để có giải pháp hợp tình, hợp lý và giải tỏa những áp lực không đáng có cho giáo viên, để họ yên tâm công tác, cống hiến, sáng tạo trong dạy – học.

Cắt giảm chứng chỉ tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp giáo viên: Giải tỏa áp lực không đáng có - Ảnh minh hoạ 2
Không nên để giáo viên vừa đi giảng dạy, vừa phải lo chứng chỉ nghề nghiệp. Ảnh minh họa: TG

Cần sửa Nghị định số 101/2017/NĐ-CP

Cũng theo bà Tăng Thị Ngọc Mai, cần sửa đổi, bổ sung Nghị định số 101/2017/NĐ-CP của Chính phủ về đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức. Theo đó, có thể bãi bỏ quy định về chứng chỉ bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh viên chức được quy định tại Điểm a Khoản 3 Điều 26 Nghị định trên.

Cụ thể, bỏ quy định: Chứng chỉ chương trình bồi dưỡng theo tiêu chuẩn ngạch công chức, tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp viên chức là một trong những điều kiện để cán bộ, công chức, viên chức được đăng ký dự thi nâng ngạch, đăng ký dự thi thăng hạng; xét bổ nhiệm vào ngạch, hạng và được học chương trình bồi dưỡng theo tiêu chuẩn ngạch, chương trình bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp cao hơn liền kề.

Ông Đặng Tự Ân - Giám đốc Quỹ quốc gia đổi mới giáo dục phổ thông, nguyên Vụ trưởng Vụ Giáo dục Tiểu học (Bộ GD&ĐT) bày tỏ đồng tình cao với nội dung báo cáo đề xuất của Bộ Nội vụ gửi Thủ tướng Chính phủ, trong đó 13/87 chứng chỉ bồi dưỡng liên quan tới viên chức thuộc ngành Giáo dục được kiến nghị bãi bỏ. “Chúng ta phải chấp hành Luật Viên chức, nhưng viên chức giáo viên có  đặc thù riêng, họ là “kỹ sư tâm hồn”, tận tuỵ với công việc “Vì lợi ích trăm năm trồng người”. Vì thế, thiết nghĩ Bộ Nội vụ và Bộ GD&ĐT cần có đề xuất riêng cho đội ngũ nhà giáo” – ông Đặng Tự Ân trao đổi.

“Nếu có thể, mỗi chức danh danh nghề nghiệp chỉ nên quy định một loại chứng chỉ, dành thời gian cho giáo viên bồi dưỡng chuyên môn, nâng cao tay nghề, thực hiện đổi mới giáo dục. Chúng ta không thể bãi bỏ hoàn toàn, mà chỉ nên áp dụng các chứng chỉ cơ bản, thiết yếu nhất và nên chuyển các chứng chỉ sang lĩnh vực chuyên môn nghiệp vụ” – ông Đặng Tự Ân đề xuất.

Theo ông Đặng Tự Ân, ở các nước phát triển, họ không gặp tình cảnh: Giáo viên đã đi giảng dạy nhưng vẫn phải lo chứng chỉ nghề nghiệp. Mà việc này phải thực hiện ngay trong các trường sư phạm hoặc trong bồi dưỡng tập trung trước khi họ cầm quyết định trở thành giáo viên. Các trường sư phạm nên quy hoạch lại thành các trường sư phạm vùng có khả năng đào tạo giáo sinh đủ trình độ, hạng ngạch trước khi được tuyển dụng là giáo viên.

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Văn bản

2598/BGDĐT-GDĐH

Hướng dẫn tuyển sinh ĐH, tuyển sinh cao đẳng ngành GDMN

Thời gian đăng: 19/07/2022

lượt xem: 1422 | lượt tải:310

1683/QĐ-BGDĐT

Kế hoạch triển khai tuyển sinh đại học, cao đẳng ngành GDMN 2022

Thời gian đăng: 19/07/2022

lượt xem: 1142 | lượt tải:298

08/2022/TT-BGDĐT

Thông tư 08/2022/TT-BGDĐT ngày 06/6/2022 ban hành Quy chế tuyển sinh đại học, tuyển sinh cao đẳng ngành Giáo dục Mầm non

Thời gian đăng: 21/06/2022

lượt xem: 2452 | lượt tải:389

1444/BGDĐT-GDĐH

Hướng dẫn công tác tuyển sinh 2021

Thời gian đăng: 17/04/2021

lượt xem: 2929 | lượt tải:488

15/2020/TT-BGDĐT

Thông tư ban hành quy chế thi tốt nghiệp trung học phổ thông 2020

Thời gian đăng: 19/06/2020

lượt xem: 2247 | lượt tải:337
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập785
  • Hôm nay29,053
  • Tháng hiện tại307,183
  • Tổng lượt truy cập51,663,142
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây
1
Hotline: 0965.855.944