Chuẩn “đầu vào” cho học sinh vùng khó

Thứ hai - 23/08/2021 22:25 259 0
GD&TĐ - Dịch Covid-19 kéo dài ảnh hưởng không nhỏ tới việc chuẩn bị hành trang cho trẻ vào lớp 1 tại nhiều trường học và đặc biệt với trường có học sinh dân tộc.
Chuẩn “đầu vào” cho học sinh vùng khó

Các trường đã triển khai nhiều giải pháp linh hoạt để trẻ tự tin vào lớp 1. 

Nhà trường chủ động vào cuộc

Cô Nguyễn Thị Tâm - Tổ trưởng chuyên môn Trường Mầm non Cán Tỷ (Quản Bạ - Hà Giang) - cho biết: Năm học mới trường có khoảng 160 trẻ vào lớp 1. Các em đều là người Mông, ít có điều kiện tiếp cận với môi trường học tập, phụ huynh không có điều kiện đầu tư về giáo dục…

Với đặc thù này, trường xác định để có “chuẩn” đầu ra của mầm non đạt yêu cầu nhất định phải giúp trẻ làm quen tiếng Việt thật tốt từ lúc bắt đầu ra lớp (2 tuổi) và những năm tiếp theo chuẩn chương trình.

Cùng với việc tăng cường việc dạy tiếng Việt, nhà trường còn chú trọng vào dạy kĩ năng giao tiếp tiếng Việt cho trẻ trước khi vào lớp 1. Ban giám hiệu và tổ chuyên môn lựa chọn những giáo viên có năng lực tốt nhất để bố trí dạy lớp 5 tuổi...

Vì xác định rõ mục tiêu và thực hiện hiệu quả nên nhiều năm trở lại đây, “nguồn” đầu vào lớp 1 được trường tiểu học cùng địa bàn đánh giá cao. Trẻ có nền tảng tiếng Việt tốt, hiểu và tiếp cận nhanh chương trình lớp 1.

Năm học 2020 - 2021, dù nghỉ trước chương trình 2 tuần để phòng, chống dịch Covid-19, nhưng có tới 99% trẻ thành thạo tiếng Việt. Kĩ năng tự phục vụ bản thân thành thạo…

Cô Sền Thị Thơm – Hiệu trưởng Trường Mầm non Nậm Chảy (huyện Mường Khương – Lào Cai) - cũng cho biết: Học sinh của trường là người dân tộc (Mông, Nùng, Dao, Pa Dí…) nên khi bước vào lớp 1 bị hạn chế về khả năng tiếng Việt. Đa số trẻ chỉ trao đổi và thực hiện giao tiếp lúc ở lớp. Vì vậy, kĩ năng tiếng Việt hạn chế.

Để chuẩn bị cho trẻ vào lớp 1, trường tập trung tăng cường tiếng Việt cho trẻ 5 tuổi bằng nhiều phương pháp. Bên cạnh dạy theo chương trình, ban giám hiệu chỉ đạo giáo viên đẩy mạnh giao lưu tiếng Việt giữa cô và trò; trò với trò… mọi lúc mọi nơi, và qua các hoạt động. Mặt khác, giáo viên yêu cầu phụ huynh nói tiếng Việt với trẻ khi ở nhà để các con có thêm môi trường giao tiếp và củng cố tiếng Việt.

Chuẩn “đầu vào” cho học sinh vùng khó - Ảnh minh hoạ 2
Trẻ lớp 5 tuổi Trường Mầm non Nậm Chảy (huyện Mường Khương – Lào Cai) được học tăng cường tiếng Việt từ sớm. Ảnh: NTCC 

Để tránh thời gian 3 tháng nghỉ hè bị “mai một” tiếng Viêt, trường sưu tầm và xây dựng một số video tiết học tiếng Việt và gửi cho phụ huynh (ở thôn thuận lợi) qua nhóm Zalo để mở cho con xem và học theo.

Hoạt động cho trẻ tham quan trường tiểu học do nghỉ dịch sớm chưa thể triển khai cũng được nhà trường bù đắp bằng cách cử giáo viên quay lại cảnh trường tiểu học (cùng địa bàn các em sẽ theo học); Cách học tập, giao tiếp ở trường tiểu học… cho trẻ trải nghiệm qua màn hình tivi, máy tính…

Trường Mầm non Thanh Thủy (Thanh Hà – Hải Dương) không thuộc trường vùng cao, song trong thời gian vừa qua lại nằm trong tâm dịch Covid-19 của tỉnh. Số thời gian nghỉ học của học sinh nhiều (khoảng 3 tháng) đã ảnh hưởng tới việc dạy học, hoàn thành chương trình và đặc biệt sự chuẩn bị cho trẻ 5 tuổi vào lớp 1.

Theo cô Trịnh Thị Hương Nhài – Hiệu trưởng nhà trường, trong thời gian học sinh nghỉ dịch, giáo viên đã xây dựng video clip hướng dẫn học tập gửi phụ huynh để dạy con tại nhà.

Đầu tháng 4/2021, khi học sinh được quay trở lại trường học tập, trường dành toàn bộ thời gian để triển khai những nội dung cơ bản, cần thiết nhất cho trẻ 5 tuổi. Đặc biệt chú trọng vào việc giúp học sinh nhận biết thành thạo chữ cái, chữ số. Cuối tháng 4/2021, dịch Covid-19 trở lại khiến học sinh phải ngừng đến trường, song 95 - 97% trẻ đã nhận hết mặt chữ số, chữ cái.

Cô Vũ Thị Thanh – Hiệu trưởng Trường Tiểu học Tân Hòa (Phú Bình – Thái Nguyên) - cũng cho biết: Với đặc thù học sinh nông thôn và nhiều thành phần dân tộc…, các em thường yếu về kĩ năng giao tiếp, hòa nhập, thiếu tự tin… điều này ảnh hưởng đến dạy và học khi bước vào lớp 1.

Với quan điểm để có chất lượng đầu vào (lớp 1) tốt thì không thể trông đợi hoàn toàn vào đầu ra của mầm non, nhà trường chủ động kết hợp với trường mầm non cùng địa bàn tổ chức các hoạt động chuyên môn để giúp trẻ 5 tuổi nắm bắt kĩ năng cần thiết và xác định tâm lý học tập khi chuyển cấp.

Chuẩn “đầu vào” cho học sinh vùng khó - Ảnh minh hoạ 3
Trường Tiểu học Tân Hòa (Phú Bình – Thái Nguyên) tổ chức cho trẻ 5 tuổi tham quan trường lớp. Ảnh: NTCC

Cùng phụ huynh “gỡ” khó

Do dịch diễn biến phức tạp nên nhiều trường mầm non phải kết thúc sớm và thu gọn chương trình học. Vì vậy, dù đã bảo đảm những kiến thức cơ bản, song một số hoạt động ngoại khóa làm quen với trường lớp, ổn định tâm lý… cho học sinh lớp 1 chưa kịp triển khai.

Mặt khác, với học sinh dân tộc sau 3 tháng nghỉ hè khó tránh được mai một về kĩ năng nghe nói, giao tiếp tiếng Việt. Do đó, giữa nhà trường và phụ huynh đã chủ động kết hợp để có giải pháp giáo dục phù hợp, linh hoạt.

Theo cô Sền Thị Thơm, học sinh nghỉ nhưng nhà trường vẫn trao đổi, lưu ý phụ huynh không được ép con học chữ, làm toán trước khi vào lớp 1. Vì điều này có thể tạo áp lực, khiến trẻ chán học và sợ đi học. Nhà trường đồng thời tuyên truyền giúp phụ huynh hiểu rằng, điều quan trọng trong bước chuyển tiếp của trẻ là trang bị kĩ năng sống, tạo niềm vui, hứng thú học tập... Với trẻ vùng cao, người dân tộc việc làm quen và nhớ chữ, số, thành thạo tiếng Việt, ổn định tâm lý… đã là những điều kiện tốt để giúp trẻ bước vào lớp 1.

Cô Trịnh Thị Hương Nhài cũng cho rằng: Với đặc điểm trẻ mầm non chóng nhớ mau quên…, thời gian nghỉ hè giáo viên dù đã bàn giao trẻ về gia đình và cho trường tiểu học, song vẫn tích cực hỏi thăm, hướng dẫn phụ huynh cách hỗ trợ các em nhớ mặt chữ số, chữ cái tại nhà…

Với sự hỗ trợ tích cực của giáo viên, nhiều phụ huynh đã hiểu và triển khai hỗ trợ học tập hiệu quả, đúng lứa tuổi qua các trò chơi phù hợp. Phụ huynh tránh được tình trạng vì sốt ruột mà thúc ép con học tập không đúng cách. Tạo hành trang phù hợp, cần thiết để trẻ tự tin bước vào lớp 1.

“Gần kết thúc năm học, trường tiểu học tổ chức cho trẻ mầm non trong khu vực tới tham quan khuôn viên, phòng học, phòng truyền thống của trường để các em nhận biết môi trường học tập mới… Thậm chí, trường cử giáo viên dự giờ, tìm hiểu về phương pháp dạy và học tại trường mầm non, nắm bắt tâm lý, mong muốn, những điều cần thiết đối với trẻ vào lớp 1. Từ hoạt động này, giáo viên sẽ tìm ra cách tiếp cận, dạy học phù hợp, giúp trẻ không bị thay đổi đột ngột về phương pháp học tập”. - Cô Vũ Thị Thanh

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Văn bản

2598/BGDĐT-GDĐH

Hướng dẫn tuyển sinh ĐH, tuyển sinh cao đẳng ngành GDMN

Thời gian đăng: 19/07/2022

lượt xem: 1422 | lượt tải:310

1683/QĐ-BGDĐT

Kế hoạch triển khai tuyển sinh đại học, cao đẳng ngành GDMN 2022

Thời gian đăng: 19/07/2022

lượt xem: 1142 | lượt tải:298

08/2022/TT-BGDĐT

Thông tư 08/2022/TT-BGDĐT ngày 06/6/2022 ban hành Quy chế tuyển sinh đại học, tuyển sinh cao đẳng ngành Giáo dục Mầm non

Thời gian đăng: 21/06/2022

lượt xem: 2452 | lượt tải:389

1444/BGDĐT-GDĐH

Hướng dẫn công tác tuyển sinh 2021

Thời gian đăng: 17/04/2021

lượt xem: 2929 | lượt tải:488

15/2020/TT-BGDĐT

Thông tư ban hành quy chế thi tốt nghiệp trung học phổ thông 2020

Thời gian đăng: 19/06/2020

lượt xem: 2247 | lượt tải:337
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập824
  • Hôm nay51,142
  • Tháng hiện tại329,272
  • Tổng lượt truy cập51,685,231
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây
1
Hotline: 0965.855.944