Công bố nghiên cứu về đóng góp của nữ đại biểu dân cử Việt Nam

Thứ tư - 19/05/2021 01:53 273 0
GD&TĐ - Kết quả nghiên cứu “Vai trò, hoạt động và đóng góp của nữ đại biểu dân cử Việt Nam giai đoạn 2016-2021” được công bố, thảo luận tại buổi báo cáo chuyên đề trực tuyến ngày 19/5, tại Hà Nội.
Công bố nghiên cứu về đóng góp của nữ đại biểu dân cử Việt Nam

Chương trình do Trường ĐH Khoa học xã hội và nhân văn (ĐHQG Hà Nội), Chương trình Phát triển Liên Hợp Quốc (UNDP) tại Việt Nam cùng các đối tác khác thực hiện.  

Nghiên cứu được thực hiện bởi nhóm nghiên cứu của Trường ĐH Khoa học xã hội và nhân văn (ĐHQG Hà Nội), với sự hỗ trợ của Bộ Ngoại giao và Thương mại Úc (DFAT), Đại sứ quán Ai-len tại Việt Nam và UNDP Việt Nam, trong khuôn khổ chương trình Chỉ số hiệu quả Quản trị và hành chính công cấp tỉnh (PAPI).

Với dự tham gia trả lời phiếu hỏi của 248 đại biểu Quốc hội khóa XIV (50% số đại biểu Quốc hội), 136 đại biểu Hội đồng nhân dân cấp tỉnh của Hà Nội, Bình Phước và Cần Thơ, kết quả nghiên cứu cho thấy: dù có mối quan tâm, thế mạnh ở các lĩnh vực khác nhau, cả nam và nữ đại biểu dân cử đều quan tâm đến lợi ích cử tri, coi lợi ích cử tri là yếu tố quan trọng nhất trong thực hiện nhiệm vụ.

Nữ đại biểu Quốc hội và Hội đồng nhân dân có xu hướng chủ động hơn trong việc tận dụng phương tiện truyền thông xã hội để trao đổi, tương tác với cử tri so với các nam đại biểu. Nam và nữ đại biểu Quốc hội và Hội đồng nhân dân đều khẳng định họ đáp ứng nhu cầu giải quyết đơn thư, kiến nghị của cử tri ở mức độ cao. Cả nam và nữ đại biểu Quốc hội đều tự đánh giá họ có thế mạnh nhất ở lĩnh vực lập pháp. Tương tựu, cả nam và nữ đại biểu Hội đồng nhân dân cấp tỉnh đều cho rằng hoạt động giám sát là thế mạnh bậc nhất của họ.

Về phẩm chất quan trọng của đại biểu dân cử, cả nam và nữ đại biểu Quốc hội và Hội đồng nhân dân đều coi trọng ba phẩm chất: “lắng nghe”, “có chính kiến”, và “có khả năng theo đuổi vấn đề”. Nữ đại biểu đề cao hơn phẩm chất “có khả năng theo đuổi vấn đề” hơn nam đại biểu.

Kết quả nghiên cứu đã kịp thời cung cấp dẫn chứng thực tiễn về đóng góp của nữ đại biểu Quốc hội và nữ đại biểu Hội đồng nhân dân vào sự phát triển kinh tế, xã hội và chính trị của đất nước trong suốt 5 năm qua.

Công bố nghiên cứu về đóng góp của nữ đại biểu dân cử Việt Nam - Ảnh minh hoạ 2

Nghiên cứu khuyến nghị đẩy mạnh thực hiện Nghị quyết số 26-NQ/TW của Trung ương 7 (Khóa XII), đó là đến năm 2030: “Phải có cán bộ nữ trong cơ cấu ban thường vụ cấp ủy và tổ chức đảng các cấp. Cụ thể, cấp ủy viên các cấp phải đạt từ 20 - 25% là nữ. Đại biểu Quốc hội, Hội đồng nhân dân các cấp đạt trên 35% là nữ.”

Để đạt được mục tiêu đó, báo cáo đề xuất đã đến lúc Việt Nam đặt ra chỉ tiêu tỉ lệ ứng cử viên mỗi giới từ 45% trở lên trong danh sách ứng cử viên, nhất là khi tỉ lệ nữ ứng cử viên trong danh sách ứng cử viên đại biểu Quốc hội khóa XV chính thức hiện đã đạt 45,28%.

Báo cáo nghiên cứu cũng đề xuất cần tạo điều kiện thuận lợi để các đại biểu dân cử tiếp xúc cử tri qua tất cả các kênh, nhất là kênh truyền thông xã hội. Đồng thời, cần khuyến khích và tạo mọi cơ hội để cả nam và nữ đại biểu Quốc hội và Hội đồng nhân dân tham gia tất cả các lĩnh vực bằng việc áp dụng chỉ tiêu giới trong tất cả các Uỷ ban của Quốc hội và trong các ban của Hội đồng nhân dân các cấp.

GS.TS Phạm Quang Minh (Trường ĐH Khoa học xã hội và nhân văn, ĐHQG Hà Nội), trưởng nhóm nghiên cứu, nhấn mạnh: Kết quả nghiên cứu cho thấy nữ đại biểu dân cử nhiệm kỳ 2016-2021 đóng góp ngang tầm với nam đại biểu dân cử đồng nhiệm, thậm chí có phần nổi trội hơn ở một số lĩnh vực, trong quá trình thực hiện nhiệm vụ đại biểu. Chúng ta có thể tin tưởng và dành cho các nữ ứng cử viên có năng lực những lá phiếu để họ đại diện cho 50,2% dân số nữ ở Việt Nam.

Bà Elisa Cavacece, Phó đại sứ kiêm Tham tán phát triển, Đại sứ quán Ai-len tại Việt Nam, chia sẻ: Vai trò lãnh đạo trong khu vực công của phụ nữ là một vấn đề quan trọng, bởi quan điểm và tiếng nói của phụ nữ cần được đảm bảo trong toàn bộ tiến trình hoạch định chính sách. Mỗi chính sách công được ban hành cần phản ánh sự bình đẳng, công tâm và quan điểm của cả phụ nữ và nam giới.

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Văn bản

2598/BGDĐT-GDĐH

Hướng dẫn tuyển sinh ĐH, tuyển sinh cao đẳng ngành GDMN

Thời gian đăng: 19/07/2022

lượt xem: 1422 | lượt tải:310

1683/QĐ-BGDĐT

Kế hoạch triển khai tuyển sinh đại học, cao đẳng ngành GDMN 2022

Thời gian đăng: 19/07/2022

lượt xem: 1142 | lượt tải:298

08/2022/TT-BGDĐT

Thông tư 08/2022/TT-BGDĐT ngày 06/6/2022 ban hành Quy chế tuyển sinh đại học, tuyển sinh cao đẳng ngành Giáo dục Mầm non

Thời gian đăng: 21/06/2022

lượt xem: 2452 | lượt tải:389

1444/BGDĐT-GDĐH

Hướng dẫn công tác tuyển sinh 2021

Thời gian đăng: 17/04/2021

lượt xem: 2929 | lượt tải:488

15/2020/TT-BGDĐT

Thông tư ban hành quy chế thi tốt nghiệp trung học phổ thông 2020

Thời gian đăng: 19/06/2020

lượt xem: 2247 | lượt tải:337
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập1,011
  • Hôm nay33,198
  • Tháng hiện tại311,328
  • Tổng lượt truy cập51,667,287
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây
1
Hotline: 0965.855.944