Công nghệ giáo dục đang xóa dần khoảng cách vùng miền, quốc gia

Thứ ba - 05/03/2019 03:05 647 0

Công nghệ giáo dục đang xóa dần khoảng cách vùng miền, quốc gia

GD&TĐ - Đó là khẳng định của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Phùng Xuân Nhạ tại Triển lãm Công nghệ giáo dục quốc tế BESS Việt Nam 2019 khai mạc sáng nay (5/3) tại TPHCM.

Triển lãm do Cục Công nghệ thông tin và Cục Hợp tác quốc tế (Bộ GD&ĐT) phối hợp với Hiệp hội các nhà cung cấp công nghệ giáo dục Anh quốc (BESA) tổ chức. Với sự tham dự của Tổng lãnh sự Anh, đại diện các tập đoàn công nghệ lớn như FPT, Viettel

Triển lãm là một trong các hoạt động của ngành giáo dục nhằm đẩy mạnh hợp tác quốc tế, giới thiệu các giải pháp công nghệ tiên tiến và công nghệ thông tin áp dụng trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo nhằm triển khai có hiệu quả Đề án “Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý và hỗ trợ các hoạt động dạy - học, nghiên cứu khoa học góp phần nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo giai đoạn 2016-2020, định hướng đến năm 2025”.

Công nghệ giáo dục đang xóa dần khoảng cách vùng miền, quốc gia - Ảnh minh hoạ 3
 Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ tham quan gian hàng của tập đoàn FPT

Triển lãm Công nghệ giáo dục quốc tế BESS Việt Nam 2019 thu hút gần 100 nhà cung cấp dịch vụ giáo dục, nguồn lực và đào tạo trong và ngoài nước như: Anh Quốc, Hoa Kỳ, Israel, Singapore, Hàn Quốc, Nhật Bản, Trung Quốc. Trong đó có những tên tuổi nổi tiếng về cung cấp giải pháp giáo dục như ViewSonic (Hoa kỳ).

Phát biểu khai mạc Triển lãm, Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Phùng Xuân Nhạ cho biết: Công nghệ giáo dục đang xóa dần khoảng cách vùng miền, quốc gia trong tiếp cận giáo dục, giúp mọi người dễ dàng học tập mọi lúc, mọi nơi, học tập theo điều kiện, sở thích và mong muốn. Công nghệ cũng giúp việc quản lý giáo dục khoa học và minh bạch hơn; các cơ sở dữ liệu ngành, công nghệ dữ liệu lớn (big data) giúp công tác dự báo chính xác hơn, việc ban hành và thực thi chính sách giáo dục hiệu quả hơn.

Vì vậy, trước xu hướng phát triển ngày càng nhanh của công nghệ và trước yêu cầu của cuộc cách mạng 4.0, ngành Giáo dục nhận thức rằng; việc đẩy mạnh các hoạt động dạy và học ngoại ngữ (đặc biệt là tiếng Anh) và tăng cường ứng dụng CNTT sẽ tạo nên những đột phá quan trọng trong triển khai đổi mới căn bản toàn diện giáo dục và đào tạo.

Công nghệ giáo dục đang xóa dần khoảng cách vùng miền, quốc gia - Ảnh minh hoạ 4
 Trao đổi về sản phẩm của  một đơn vị nước ngoài tham gia tại triển lãm BESS Việt Nam 2019

Thông tin từ Cục Công nghệ thông tin, Bộ GD&ĐT chia sẻ cho biết: Đến nay, toàn ngành đã xây dựng được cơ sở dữ liệu lưu trữ thông tin chi tiết của gần 52.000 trường mầm non và phổ thông (với hơn 1,5 triệu giáo viên, 24 triệu học sinh).

Đây là kho dữ liệu lớn rất tin cậy phục vụ công tác quy hoạch và quản lý ngành; 80% trường học đã áp dụng phần mềm quản lý nhà trường trực tuyến; Bộ GD&ĐT đã triển khai thành công hệ thống quản lý hành chính điện tử (e-office) và kết nối quản lý tới 63 Sở GD&ĐT và hơn 300 cơ sở đào tạo; cổng dịch vụ công trực tuyến được đưa vào sử dụng với 20 dịch vụ công trực tuyến mức độ 3 và 4.

Thời gian qua, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ và Bộ GD&ĐT đã có những chính sách rất cụ thể nhằm tăng cường đưa công nghệ vào nhà trường. Năm 2017, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Đề án “Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý và hỗ trợ các hoạt động dạy - học, nghiên cứu khoa học góp phần nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo giai đoạn 2016-2020, định hướng đến năm 2025”.

Đây là một trong những giải pháp trong Chương trình hành động của Chính phủ nhằm triển khai đổi mới căn bản toàn diện giáo dục và đào tạo, làm cơ sở pháp lý quan trọng để các bộ ngành, địa phương ưu tiên đầu tư ứng dụng CNTT trong giáo dục và đào tạo có hiệu quả.

"Một trong những mục tiêu chính của Đề án là tập trung chuyển đổi số trong ngành giáo dục cụ thể là số hóa thông tin, các quy trình nghiệp vụ về quản lý và triển khai chính phủ điện tử ngành giáo dục; số hóa các tài nguyên, học liệu phục vụ đổi mới nội dung, phương pháp dạy học”- Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ nhấn mạnh.

Công nghệ giáo dục đang xóa dần khoảng cách vùng miền, quốc gia - Ảnh minh hoạ 5
 Học sinh tham gia trải nghiệm các ứng dụng công nghệ trong nhà trường tại triển lãm
Thông qua triển lãm, các nhà quản lý giáo dục, các thầy cô giáo, học sinh, sinh viên Việt Nam sẽ có cơ hội tiếp cận và trải nghiệm công nghệ giáo dục tiên tiến cùng với các chuyên gia giáo dục hàng đầu. Ngoài ra, các hoạt động xúc tiến hợp tác, đầu tư giáo dục giữa các đơn vị, doanh nghiệp trong nước và các đối tác quốc tế sẽ được thúc đẩy, tạo tiền đề cho việc phát triển hệ sinh thái về dịch vụ công nghệ giáo dục có chất lượng ở Việt Nam 
Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ

Chính sự gia tăng ứng dụng công nghệ trong dạy và học một cách nhanh chóng của các đơn vị trường học trong thời gian qua, Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ cho rằng; Triển lãm công nghệ giáo dục quốc tế BESS Vietnam 2019 như một minh chứng về hoạt động đẩy mạnh hợp tác quốc tế giới thiệu các giải pháp công nghệ tiên tiến và công nghệ thông tin áp dụng trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo.

Triển lãm Công nghệ giáo dục quốc tế BESS Việt Nam 2019 bên cạnh việc trưng bày, giới thiệu sản phẩm, trình diễn mô hình công nghệ giáo dục hiện đại ứng dụng vào giáo dục, triển lãm còn tổ chức một chuỗi các hội thảo chuyên đề và các hoạt động trải nghiệm công nghệ bên lề.

Công nghệ giáo dục đang xóa dần khoảng cách vùng miền, quốc gia - Ảnh minh hoạ 6
Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ tham quan một sản phẩm NCKH tích hợp công nghệ của sinh viên tại triển lãm 

Nội dung của triển lãm xuyên suốt 4 chủ đề: Ứng dụng công nghệ trong đổi mới nội dung, phương pháp dạy học, kiểm tra đánh giá, đào tạo bồi dưỡng giáo viên, Ứng dụng công nghệ trong quản lý và triển khai chính phủ điện tử ngành giáo dục, Ứng dụng công nghệ trong dạy và học ngoại ngữ, khởi nghiệp sáng tạo; Stem và trải nghiệm các công nghệ.

Tại triển lãm, Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Phùng Xuân Nhạ,cùng với Tổng lãnh sự Anh đã chứng kiến 18 hợp tác được ký kết giữa các đơn vị, doanh nghiệp, cung ứng công nghệ giáo dục trong nước với các đơn vị nước ngoài đang tham gia triển lãm.

Tác giả bài viết: Anh Tú

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Văn bản

2598/BGDĐT-GDĐH

Hướng dẫn tuyển sinh ĐH, tuyển sinh cao đẳng ngành GDMN

Thời gian đăng: 19/07/2022

lượt xem: 1422 | lượt tải:310

1683/QĐ-BGDĐT

Kế hoạch triển khai tuyển sinh đại học, cao đẳng ngành GDMN 2022

Thời gian đăng: 19/07/2022

lượt xem: 1142 | lượt tải:298

08/2022/TT-BGDĐT

Thông tư 08/2022/TT-BGDĐT ngày 06/6/2022 ban hành Quy chế tuyển sinh đại học, tuyển sinh cao đẳng ngành Giáo dục Mầm non

Thời gian đăng: 21/06/2022

lượt xem: 2452 | lượt tải:389

1444/BGDĐT-GDĐH

Hướng dẫn công tác tuyển sinh 2021

Thời gian đăng: 17/04/2021

lượt xem: 2929 | lượt tải:488

15/2020/TT-BGDĐT

Thông tư ban hành quy chế thi tốt nghiệp trung học phổ thông 2020

Thời gian đăng: 19/06/2020

lượt xem: 2247 | lượt tải:337
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập1,046
  • Hôm nay27,270
  • Tháng hiện tại305,400
  • Tổng lượt truy cập51,661,359
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây
1
Hotline: 0965.855.944