Công nghệ Sinh học: Ngành “hot” được “săn đón”

Thứ hai - 18/04/2022 22:49 211 0
GD&TĐ - Mặc dù là ngành học có tính đặc thù, cần sự chăm chỉ và tỉ mỉ nhưng, Công nghệ Sinh học đang trở thành một trong những ngành “hot” được nhiều người “săn đón”.
Công nghệ Sinh học: Ngành “hot” được “săn đón”

Kiến thức không chỉ đứng yên một chỗ

Theo anh Văn Thư Vũ – ThS Công nghệ Sinh học, Trường ĐH Mở Hà Nội, sự thu hút đó đến từ cơ hội việc làm cùng mức thu nhập hấp dẫn…

Anh vũ nhớ lại, năm anh Vũ bước chân vào giảng đường đại học, ngành Công nghệ Sinh học còn chưa được nhắc đến nhiều như bây giờ, nhưng dưới sự định hướng của thầy cô, với thế mạnh và tình yêu mãnh liệt với khoa học, anh quyết định chọn Khoa Công nghệ sinh học của Trường ĐH Mở Hà Nội. Với anh, đây là nơi ươm mầm và nuôi dưỡng ước mơ của mình và nhiều bạn trẻ.

Công nghệ Sinh học: Ngành “hot” được “săn đón” - Ảnh minh hoạ 2

Công việc hàng ngày tại Viện nghiên cứu của anh Vũ

Tốt nghiệp đại học, anh Vũ vào làm tại Viện nghiên cứu hệ Gen tại Hà Nội. Được làm công việc đúng chuyên ngành, anh dồn hết tâm sức cho công việc và gặt hái được không ít thành công.

Nhóm nghiên cứu của anh đã sản xuất thành công sản phẩm peptit thuỷ phân từ cua lột. Sáng chế này được Cục sở hữu trí tuệ Hà Nội cấp giấy chứng nhận năm 2020. Đây là giải pháp hữu ích mới mang lại hiệu quả cao trong việc sàng lọc peptit - một trong những nguồn nguyên liệu quan trọng để sản xuất thực phẩm chức năng, hỗ trợ cải thiện sức khỏe con người.

Sau khi đi làm được một thời gian, nhận thấy kiến thức không chỉ đứng yên một chỗ, mà luôn vận động không ngừng và phát triển, anh Vũ quan niệm, để theo kịp xu thế của thời đại cần phải xây dựng cho mình một lộ trình học tập suốt đời. Đây là lý do anh quyết định tiếp tục quay trở lại ngôi trường đại học mà mình từng gắn bó để nâng cao trình độ với bậc học Thạc sĩ.

Công nghệ Sinh học: Ngành “hot” được “săn đón” - Ảnh minh hoạ 3

Anh Vũ nỗ lực tạo ra lợi ích to lớn cho xã hội

“Tôi cũng định học thạc sĩ ngay sau khi tốt nghiệp đại học nhưng công việc ở Viện nghiên cứu khá nhiều, kinh nghiệm những ngày đầu đi làm còn non trẻ nên mình muốn ưu tiên phát triển công việc trước. Sau này mới thấy tiếc vì những kiến thức ở bậc học thạc sĩ hỗ trợ rất nhiều cho công việc.

Thay vì mất một tuần để giải quyết vấn đề, mình sẽ chỉ mất một ngày để làm điều đó nếu được thầy cô là các giáo sư, tiến sĩ, các chuyên gia uy tín trong ngành hướng dẫn” – anh Vũ bộc bạch.

Hãy cứ hết mình với việc học

Sau 2 năm học thạc sĩ với bao kỷ niệm, được gặp gỡ, giao lưu với những người bạn khác cùng với sự giúp đỡ, hỗ trợ tận tình từ thầy cô, anh Vũ đã bảo vệ thành công luận văn tốt nghiệp với điểm số 9.5.

Công nghệ Sinh học: Ngành “hot” được “săn đón” - Ảnh minh hoạ 4

Anh Vũ thường xuyên tham gia các hội nghị, hội thảo chuyên ngành để mở mang tri thức

Anh Vũ chia sẻ, nhu cầu về nguồn nhân lực ngành Công nghệ sinh học hiện nay rất lớn. Sau khi có bằng tốt nghiệp, các bạn trẻ hoàn toàn có một công việc với mức lương cơ bản từ 8-12 triệu tại các nhà máy, các viện nghiên cứu khoa học.

Thậm chí, không ít sinh viên có mức lương trên 15 triệu ngay sau khi ra trường. Khi học đại học, anh Vũ được thầy cô giới thiệu thực tập từ rất sớm, nhiều sinh viên của Khoa sau khi tốt nghiệp ngay lập tức được cơ quan, doanh nghiệp tuyển trực tiếp tại trường.

Nhiều bạn trẻ hay hỏi, làm sao để biết mình có khả năng học ngành Công nghệ sinh học hay không. Anh Vũ bật mí, ngành học này phù hợp nhất với những bạn yêu thích với nghiên cứu khoa học, có sự kiên trì và thích khám phá.

Tuy nhiên, chúng ta không thể biết bản thân mình có làm được hay không cho đến khi bắt tay vào thực hiện chúng. Chỉ cần bạn có sự yêu thích và mong muốn chinh phục nó thì chắc chắn bạn sẽ đạt được thành công nhất định.

Công nghệ Sinh học: Ngành “hot” được “săn đón” - Ảnh minh hoạ 5

Anh Vũ có cơ hội giao lưu, học hỏi và tiếp xúc với nhiều nền văn hóa trên thế giới

“Có một câu châm ngôn mà tôi rất tâm đắc là: "Ngủ dậy muộn thì phí mất cả ngày, ở tuổi thanh niên mà không học tập thì phí mất cả cuộc đời. Khi còn trẻ tuổi, chúng ta hãy cứ hết mình với việc học, những thứ mà chúng ta cố gắng chắc chắn sẽ được đền đáp một cách xứng đáng” – anh Vũ bày tỏ.

Theo anh Vũ, việc có bằng cấp cao hơn cũng là một trong những yếu tố giúp cho mức lương được tăng lên đáng kể. Ngoài ra, khi bạn hiểu sâu về lĩnh vực của mình hay trở thành những chuyên gia thì bạn sẽ cảm thấy yêu nghề hơn, gắn bó với nghề hơn.  Lúc đó, lợi ích bạn nhận được không chỉ là những giá trị về vật chất mà còn là niềm khát khao cống hiến, mang đến những giá trị tốt đẹp cho một tập thể rộng lớn.

Tác giả bài viết: Minh Phong

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Văn bản

2598/BGDĐT-GDĐH

Hướng dẫn tuyển sinh ĐH, tuyển sinh cao đẳng ngành GDMN

Thời gian đăng: 19/07/2022

lượt xem: 1422 | lượt tải:310

1683/QĐ-BGDĐT

Kế hoạch triển khai tuyển sinh đại học, cao đẳng ngành GDMN 2022

Thời gian đăng: 19/07/2022

lượt xem: 1143 | lượt tải:298

08/2022/TT-BGDĐT

Thông tư 08/2022/TT-BGDĐT ngày 06/6/2022 ban hành Quy chế tuyển sinh đại học, tuyển sinh cao đẳng ngành Giáo dục Mầm non

Thời gian đăng: 21/06/2022

lượt xem: 2452 | lượt tải:389

1444/BGDĐT-GDĐH

Hướng dẫn công tác tuyển sinh 2021

Thời gian đăng: 17/04/2021

lượt xem: 2930 | lượt tải:488

15/2020/TT-BGDĐT

Thông tư ban hành quy chế thi tốt nghiệp trung học phổ thông 2020

Thời gian đăng: 19/06/2020

lượt xem: 2247 | lượt tải:337
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập640
  • Hôm nay76,305
  • Tháng hiện tại354,435
  • Tổng lượt truy cập51,710,394
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây
1
Hotline: 0965.855.944