Đánh giá thực hiện đề tài “Nghiên cứu luận cứ khoa học sửa đổi, bổ sung Luật GD”

Thứ năm - 28/01/2021 06:19 336 0
GD&TĐ - Chiều 28/1, Hội đồng khoa học tư vấn đánh giá, nghiệm thu cấp nhà nước đã họp đánh giá kết quả thực hiện Đề tài “Nghiên cứu luận cứ khoa học sửa đổi, bổ sung Luật Giáo dục”.
Đánh giá thực hiện đề tài “Nghiên cứu luận cứ khoa học sửa đổi, bổ sung Luật GD”

Phiên họp Hội đồng đánh giá nghiệm thu do Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Văn Phúc chủ trì cùng các thành viên hội đồng là đại diện Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội, cùng đại diện các Bộ, ngành.  

Theo PGS.TS Bùi Xuân Hải, Chủ nhiện Đề tài, Trường Đại học Luật TP. Hồ Chí Minh được giao chủ trì thực hiện Nhiệm vụ Khoa học và công nghệ cấp quốc gia “Nghiên cứu luận cứ khoa học sửa đổi, bổ sung Luật Giáo dục”. Đến thời điểm này, Đề tài đã hoàn thành các nội dung nghiên cứu theo đăng ký tại thuyết minh đã được phê duyệt. Kết quả nghiên cứu của Đề tài đã được công bố qua 11 bài tạp chí trong nước (vượt 8 bài so với đăng ký); đào tạo thành công 2 thạc sĩ chuyên ngành Luật học tại Trường Đại học Luật TP. Hồ Chí Minh .

Kết quả thực hiện nhiệm vụ nghiên cứu góp phần bổ sung và hoàn thiện cơ sở lý luận về các nội dung cơ bản của hệ thống GD: chức năng, nhiệm vụ của nhà nước về GD-ĐT trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa; triết lý GD, nguyên lý và mục tiêu GD; phương thức tổ chức, quản trị và vận hành hiệu quả hệ thống GD quốc dân trên tinh thần đổi mới căn bản, toàn diện hệ thống GD quốc dân.

Đánh giá thực hiện đề tài “Nghiên cứu luận cứ khoa học sửa đổi, bổ sung Luật GD” - Ảnh minh hoạ 2
PGS.TS Bùi Xuân Hải, Chủ nhiện Đề tài trình bày báo cáo

Vấn đề quản trị nhà trường và các cơ sở GD khác trong bối cảnh xã hội hóa giáo dục; nhận diện và khẳng định địa vị pháp lý của các chủ thể tham gia hoạt động giáo dục: cơ sở giáo dục, người học, nhà giáo, cha mẹ học sinh, người sử dụng lao động, cơ quan, tổ chức cá nhân quản lý giáo dục và cộng đồng xã hội nói chung.

Các nghiên cứu cũng cung cấp các luận điểm khoa học về cơ chế điều chỉnh bằng pháp luật hoạt động GD trên bình diện quốc gia, bao gồm: lý thuyết về phương thức thể chế hóa các đường lối, chính sách của Đảng và các nguyên tắc hiến định thành pháp luật; lý thuyết về cơ chế điều chỉnh bằng pháp luật quan hệ giữa các chủ thể tham gia hoạt động giáo dục đó là nhà nước, nhà trường, nhà giáo, người học và các chủ thể khác;

Cũng như cấu trúc hệ thống giáo dục quốc dân, địa vị pháp lý của nhà giáo và người học; về đầu tư và tài chính trong giáo dục; về hệ thống tiêu chí và phương pháp đánh giá tính hiệu quả của pháp luật giáo dục; dự báo tác động chính sách pháp luật giáo dục; hợp tác quốc tế…

Trong thời gian đề án thực hiện các thủ tục hoàn thiện hồ sơ để nghiệm thu nhiệm vụ, Quốc hội đã ban hành Luật Giáo dục 2019, do vậy kết quả rà soát, phân tích và dự báo các điểm mới của Luật Giáo dục năm 2019 so với Luật Giáo dục 2005 giúp phục vụ hiệu quả công tác rà soát tổng thể để sửa đổi, bổ sung hoặc ban hành mới các văn bản dưới luật để tổ chức thực hiện Luật Giáo dục 2019.

Đánh giá của các thành viên Hội đồng đều nhất trí với việc nhóm nghiên cứu đã hoàn thành sản phẩm với các mục tiêu theo đơn đặt hàng, sản phẩm có đề xuất tầm nhìn xa hơn có giá trị gia tăng của đề tài đáp ứng tình hình mới khi Luật GD đã được ban hành. Kết quả nghiên cứu từng nội dung đã có kết quả khả thi, mang tính ứng dụng cao.

Tuy nhiên khuyến cáo cho rằng, đề xuất chính sách cần suy luận không chỉ dựa vào yếu tố pháp lý mà cần phải có những nghiên cứu khoa học phù hợp.  

Phát biểu tại phiên họp, Thứ trưởng cho rằng, hiện nay các nghiên cứu về khoa học GD cần có sự bài bản hệ thống hơn, cần được diễn giải bằng ngôn ngữ pháp lý, các nghiên cứu cần thấu đáo để không phát sinh những khó khăn thực hiện. Đánh giá về Đề tài, Thứ trưởng cho rằng, nghiên cứu đã có cái nhìn xa hơn, đã tiếp tục nghiên cứu và có bản kiến nghị cho tương lai. Nghiên cứu đã phục vụ trực tiếp cho việc làm chính sách, làm Luật GD. Thứ trưởng lưu ý: Đề tài cần sắp xếp lại nội dung cho hợp lý hơn, đảm bảo tính nhất quán, lưu ý nhận định cần dựa trên cơ sở khoa học. 

Kết quả nghiên cứu sơ bộ của Nhóm nghiên cứu đã kịp thời phục vụ công tác xây dựng và hoàn thiện Hồ sơ dự án Luật và các Dự thảo để trình Quốc hội. Kết quả thực hiện nhiệm vụ KHCN sử dụng trực tiếp để xây dựng phiên bản Dự thảo Luật Giáo dục. Kết quả nghiên cứu này còn được sử dụng để tiếp tục hoàn thiện hệ thống pháp luật GD Việt Nam trong tương lai như xây dựng Dự án Luật về nhà giáo, Dự án Luật về các loại hình nhà trường; dự án luật về đầu tư và hoạt động tài chính giáo dục.

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Văn bản

2598/BGDĐT-GDĐH

Hướng dẫn tuyển sinh ĐH, tuyển sinh cao đẳng ngành GDMN

Thời gian đăng: 19/07/2022

lượt xem: 1422 | lượt tải:310

1683/QĐ-BGDĐT

Kế hoạch triển khai tuyển sinh đại học, cao đẳng ngành GDMN 2022

Thời gian đăng: 19/07/2022

lượt xem: 1142 | lượt tải:298

08/2022/TT-BGDĐT

Thông tư 08/2022/TT-BGDĐT ngày 06/6/2022 ban hành Quy chế tuyển sinh đại học, tuyển sinh cao đẳng ngành Giáo dục Mầm non

Thời gian đăng: 21/06/2022

lượt xem: 2452 | lượt tải:389

1444/BGDĐT-GDĐH

Hướng dẫn công tác tuyển sinh 2021

Thời gian đăng: 17/04/2021

lượt xem: 2929 | lượt tải:488

15/2020/TT-BGDĐT

Thông tư ban hành quy chế thi tốt nghiệp trung học phổ thông 2020

Thời gian đăng: 19/06/2020

lượt xem: 2247 | lượt tải:337
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập670
  • Hôm nay45,165
  • Tháng hiện tại323,295
  • Tổng lượt truy cập51,679,254
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây
1
Hotline: 0965.855.944