Đẩy mạnh truyền thông toàn diện, tạo vị thế và thương hiệu giáo dục đại học Việt Nam

Thứ sáu - 21/12/2018 09:00 769 0
GD&TĐ - Trong 2 ngày (từ ngày 21-22/12), tại thành phố Huế (tỉnh Thừa Thiên Huế), Bộ GD&ĐT tổ chức tập huấn Công tác truyền thông khối đại học, cao đẳng sư phạm năm 2018. PGS.TS Lê Hải An – Thứ trưởng Bộ GD&ĐT đến dự và phát biểu chỉ đạo.
Đẩy mạnh truyền thông toàn diện, tạo vị thế và thương hiệu giáo dục đại học Việt Nam

Tham gia chương trình tập huấn Công tác truyền thông khối đại học, cao đẳng sư phạm năm 2018 có gần 300 cán bộ phụ trách truyền thông các cơ sở giáo dục đại học, cao đẳng sư phạm trên toàn quốc.

Thay mặt lãnh đạo Bộ GD&ĐT, PGS.TS Lê Hải An – Thứ trưởng Bộ GD&ĐT phát biểu khẳng định vai trò, tầm quan trọng của công tác truyền thông đối với hoạt động GD&ĐT, truyền thông là một trong 5 giải pháp cơ bản mà toàn ngành GD&ĐT triển khai nhằm thực hiện Nghị quyết 29 của Ban chấp hành Trung ương Đảng về đổi mới căn bản, toàn diện GD&ĐT.

Thứ trưởng Lê Hải An nhấn mạnh: Thực tiễn thời gian qua cho thấy, chúng ta có những định hướng, chính sách tốt nhưng công tác truyền thông của chúng ta làm không tốt, nhiều thầy cô giáo trong ngành GD&ĐT không hiểu, dư luận xã hội không chia sẻ thì tất nhiên chúng ta sẽ vấp phải các ý kiến trái chiều, không tích cực. Đôi khi còn nhiều ý kiến hiểu sai lệch về ngành GD&ĐT.

Truyền thông khối các trường đại học là một bộ phận của hoạt động quản trị đại học, là quá trình gắn kết với quản trị thương hiệu nhà trường. Hoạt động truyền thông hướng đến sự phát triển bền vững qua việc xây dựng được hình ảnh và thương hiệu của nhà trường. Trong đó, chú trọng đến chất lượng đầu ra của sinh viên, chất lượng của hoạt động nghiên cứu khoa học, đào tạo, hợp tác phát triển, tuyển sinh, việc làm cho sinh viên…Có thể thấy thương hiệu đã trở thành giá trị, là lợi thế trong cạnh tranh toàn cầu của các trường đại học hiện nay. Và việc xây dựng và phát triển thương hiệu chắc chắn phải được thúc đẩy từ công tác truyền thông.

Đẩy mạnh truyền thông toàn diện, tạo vị thế và thương hiệu giáo dục đại học Việt Nam - Ảnh minh hoạ 2
Tham dự Tập huấn còn có PGS.TS Nguyễn Thị Kim Phụng – Vụ trưởng Vụ Giáo dục đại học (Bộ GD&ĐT), TS. Nguyễn Viết Lộc – Chánh văn phòng Bộ GD&ĐT, ông Triệu Ngọc Lâm - Tổng Biên tập báo Giáo dục và thời đại. 

Để công tác truyền thông được thực hiện một cách toàn diện trong thời gian tới, Thứ trưởng Lê Hải An yêu cầu: Các trường đại học chủ động hơn nữa đưa thông tin về các chủ trương, chính sách của ngành GD&ĐT đến trực tiếp giảng viên, sinh viên và cán bộ, viên chức thông qua nhiều hình thức khác nhau để các chủ trương, chính sách của ngành GD&ĐT thực sự đi vào cuộc sống thực tiễn và nâng cao nhận thức cho giảng viên, sinh viên và cán bộ, viên chức trong nhà trường.

Các trường đại học cần xác định truyền thông là nhiệm vụ trọng tâm, thường xuyên. Xây dựng kế hoạch truyền thông cụ thể, truyền thông trên mọi mặt, mọi vấn đề của giáo dục đại học và đặc biệt là Luật sửa đổi bổ sung một số điều Luật Giáo dục đại học sẽ có hiệu lực từ ngày 1/7/2019.

Chủ động truyền thông trong giải quyết các vấn đề nóng tại nhà trường và trong ngành GD&ĐT như tuyển sinh, tự chủ, kiểm định, đào tạo tiến sĩ, chất lượng đào tạo, chương trình đào tạo…

Đẩy mạnh truyền thông toàn diện, tạo vị thế và thương hiệu giáo dục đại học Việt Nam - Ảnh minh hoạ 3
Có gần 300 cán bộ phụ trách truyền thông các cơ sở giáo dục đại học tham gia Tập huấn. 
Đẩy mạnh truyền thông toàn diện, tạo vị thế và thương hiệu giáo dục đại học Việt Nam - Ảnh minh hoạ 4
 

Thứ trưởng Lê Hải An nhấn mạnh: Tuyên truyền rộng rãi trên phương tiện thông tin đại chúng các tấm gương điển hình, các hoạt động đổi mới, sáng tạo, các kết quả tích cực trong đào tạo và nghiên cứu khoa học, các hoạt động của sinh viên. Chủ động xây dựng các sản phẩm truyền thông quảng bá chất lượng của nhà trường. Xây dựng các mạng lưới truyền thông trong phối hợp truyền thông và phối hợp chặt chẽ với các đơn vị chức năng của Bộ GD&ĐT.

Thay đổi nhận thức tích cực cho cán bộ, giảng viên, sinh viên, người học hiểu rõ vai trò cũng như tầm quan trọng của công tác truyền thông, trách nhiệm của từng cá nhân trong môi trường đại học - nơi gắn bó, nơi làm việc và học tập. Các trường cùng nhau thúc đẩy sự cộng hưởng về truyền thông trong giáo dục đại học của các trường để tạo vị thế và thương hiệu về giáo dục đại học của Việt Nam trên trường quốc tế.

Tập huấn Công tác truyền thông khối đại học, cao đẳng sư phạm năm 2018 diễn ra trong 2 ngày (từ 21-22/12) tập trung trang bị những kiến thức: Cách thức xây dựng mạng lưới, kết nối thông tin trong GD&ĐT; Tổ chức truyền thông nội bộ; Cách thức xây dựng mạng lưới, kết nối thông tin giữa Bộ GD&ĐT với các cơ sở giáo dục đại học; Những vấn đề cần truyền thông về Luật sửa đổi và bổ sung một số điều của Luật Giáo dục đại học… 

Tác giả bài viết: Đại Khải

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Văn bản

2598/BGDĐT-GDĐH

Hướng dẫn tuyển sinh ĐH, tuyển sinh cao đẳng ngành GDMN

Thời gian đăng: 19/07/2022

lượt xem: 1422 | lượt tải:310

1683/QĐ-BGDĐT

Kế hoạch triển khai tuyển sinh đại học, cao đẳng ngành GDMN 2022

Thời gian đăng: 19/07/2022

lượt xem: 1142 | lượt tải:298

08/2022/TT-BGDĐT

Thông tư 08/2022/TT-BGDĐT ngày 06/6/2022 ban hành Quy chế tuyển sinh đại học, tuyển sinh cao đẳng ngành Giáo dục Mầm non

Thời gian đăng: 21/06/2022

lượt xem: 2452 | lượt tải:389

1444/BGDĐT-GDĐH

Hướng dẫn công tác tuyển sinh 2021

Thời gian đăng: 17/04/2021

lượt xem: 2929 | lượt tải:488

15/2020/TT-BGDĐT

Thông tư ban hành quy chế thi tốt nghiệp trung học phổ thông 2020

Thời gian đăng: 19/06/2020

lượt xem: 2247 | lượt tải:337
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập547
  • Hôm nay16,631
  • Tháng hiện tại294,761
  • Tổng lượt truy cập51,650,720
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây
1
Hotline: 0965.855.944