Dạy SGK mới lớp 1: Thành công từ sáng tạo và trách nhiệm

Chủ nhật - 24/01/2021 20:10 455 0
GD&TĐ - Nói như NGƯT Vũ Thế Hưng, Trưởng phòng GD&ĐT huyện Hải Hậu (Nam Định): Nếu học sinh thấy mới thì giáo viên phải là người đầu tiên tiếp cận và nhân lên nội dung hay của cái mới đó.
Dạy SGK mới lớp 1: Thành công từ sáng tạo và trách nhiệm

Chủ động nhập cuộc

Kết thúc học kỳ I năm học 2020 – 2021, ghi nhận chung ở các trường tiểu học trên địa bàn tỉnh Nam Định là từ bỡ ngỡ đến làm quen và phát huy hiệu quả, sáng tạo. Việc triển khai dạy sách giáo khoa mới cho học sinh lớp 1 đã được các nhà trường chủ động nhập cuộc, thầy cô giáo  hết sức nỗ lực và trách nhiệm với công việc.

Nhà giáo Nguyễn Văn Thông – Trường phòng GD tiểu học, Sở GD&ĐT tỉnh Nam Định cho biết: Các nhà trường đã hết sức chủ động nhập cuộc. Đặc biệt, các thầy cô giáo đã đẩy mạnh sáng tạo trong cách dạy, hướng đến phát triển tư duy của HS theo đúng tinh thần đổi mới của SGK. Theo ghi nhận chung, lúc đầu HS có chút bỡ ngỡ, rụt rè. Nhưng được sự hướng dẫn tận tình của GV, các em tiếp cận sách và chương trình học một cách hứng thú, vui vẻ, chủ động, thậm chí là rất sáng tạo.  

Phòng GD&ĐT huyện Hải Hậu là một trong những đơn vị đã có những chỉ đạo hết sức quyết liệt trong hoạt động thay sách giáo khoa lớp 1. Phòng yêu cầu các trường lựa chọn GV giỏi nhất thực hiện chương trình thay sách. Ban giám hiệu nhà trường, sau đó đã yêu cầu GV chủ động tìm hiểu kỹ từng môn học, nắm chắc nội dung và cách thức truyền đạt sao cho hiệu quả nhất. Đặt biệt, trong các đợt tập huấn, Phòng khuyến khích GV mạnh dạn trao đổi, chia sẻ với bạn bè, đồng nghiệp xây dựng kế hoạch môn học, thường xuyên cập nhập kiến thức mới.

Dạy SGK mới lớp 1: Thành công từ sáng tạo và trách nhiệm - Ảnh minh hoạ 2
Một giờ lên lớp của cô trò Trường tiểu học Hải Lý, huyện Hải Hậu

Theo NGƯT Vũ Thế Hưng, kết thúc học kỳ I, dạy học với SGK mới đã cho thấy hiệu quả hết sức tích cực. Tuy rằng còn có một số nội dung  cần phải điều chỉnh cho phù hơn với học sinh, nhưng nhìn chung, phản hồi từ giáo viên, học sinh và các bậc phụ huynh cho thấy, nội dung chương trình sách giáo khoa mới đã đáp ứng đủ những yêu cầu đổi mới, góp phần nâng cao năng lực phẩm chất và phát triển tư duy học sinh.

Sáng tạo và trách nhiệm

Nhà giáo Bùi Thị Thu Hà – Phó Hiệu trưởng Trường Tiểu học Hải Lý, huyện Hải Hậu, chia sẻ: Nhận chỉ đạo của Phòng, Ban giám hiệu nhà trường đã ngay lập tức xây dựng kế hoạch bài học thật tỉ mỉ đúng với khung chuyên môn. Cùng với đó là việc nghiên cứu đổi mới trong tổ chức các hoat động dạy học, tìm hiểu về hình thức, phương pháp kĩ thuật dạy học tích cực. Yêu cầu đặt ra là xây dựng kế hoạch bài dạy theo hướng phát triển phẩm chất và năng lực người học.  

Cô Trương Thị Quế - GV dạy lớp 1A, Trường tiểu học Hải Lý, tâm sự: Chúng em đều hiểu và nỗ lực hết mình để hiện thực hóa các nội dung đổi mới của SGK được thể hiện trong từng môn học, từng tiết dạy. Mỗi  học sinh đều có những điểm khác biệt, từng cô giáo đã chủ động tổ chức các hoạt động dạy theo hướng phát triển phẩm chất và năng lực của người học. Học sinh được phát huy khả năng tự học, tự sáng tạo; tăng cường thời lượng rèn luyện, thực hành trên lớp, kỹ năng hợp tác - làm việc nhóm, giúp các em làm chủ trong quá trình học và tiếp thu kiến thức cũng như được trình bày kết quả học tập của mình dưới sự hướng dẫn, nhận xét, đánh giá của GV.

Ở lớp 1A của cô giáo Trường Thị Quế, kinh nghiệm được đưa ra sau một học kỳ là phải nghiên cứu thật kĩ từ cấu trúc, nội dung, mục tiêu của các bài học để xây dựng kế hoạch theo hướng phát triển các phẩm chất và năng lực cho người học. Các cô giáo đã sáng tạo trong dạy học, truyền thụ kiến thức đến học sinh một cách dễ dàng nhất. Trước tiên là sáng tạo trong việc soạn giáo án nhằm thiết kế các hoạt động để vừa trao đổi kiến thức cho học sinh, vừa phát triển năng lực của các em.

Một học kỳ đã kết thúc tốt đẹp với những nỗ lực bền bỉ và sự cố gắng học tập  của HS. Theo NGƯT Vũ Thế Hưng: Các nhà giáo đã thể hiện tinh thần trách nhiệm cao. Họ đã hết sức chủ động nhập cuộc, sáng tạo ở khâu tổ chức các hoạt động, tăng cường việc ứng dụng, chọn lọc CNTT sao cho phù hợp với học sinh, điều kiện cơ sở vật chất của nhà trường. Những đổi mới sáng tạo, từ việc soạn giảng, phương pháp giảng dạy đã khiến cho HS tự tin khi tham gia hoạt động trong tiết học, dễ dàng tiếp thu được kiến thức giúp việc dạy – học hiệu quả và chất lượng.

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Văn bản

2598/BGDĐT-GDĐH

Hướng dẫn tuyển sinh ĐH, tuyển sinh cao đẳng ngành GDMN

Thời gian đăng: 19/07/2022

lượt xem: 1422 | lượt tải:310

1683/QĐ-BGDĐT

Kế hoạch triển khai tuyển sinh đại học, cao đẳng ngành GDMN 2022

Thời gian đăng: 19/07/2022

lượt xem: 1142 | lượt tải:298

08/2022/TT-BGDĐT

Thông tư 08/2022/TT-BGDĐT ngày 06/6/2022 ban hành Quy chế tuyển sinh đại học, tuyển sinh cao đẳng ngành Giáo dục Mầm non

Thời gian đăng: 21/06/2022

lượt xem: 2452 | lượt tải:389

1444/BGDĐT-GDĐH

Hướng dẫn công tác tuyển sinh 2021

Thời gian đăng: 17/04/2021

lượt xem: 2929 | lượt tải:488

15/2020/TT-BGDĐT

Thông tư ban hành quy chế thi tốt nghiệp trung học phổ thông 2020

Thời gian đăng: 19/06/2020

lượt xem: 2247 | lượt tải:337
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập679
  • Hôm nay41,294
  • Tháng hiện tại319,424
  • Tổng lượt truy cập51,675,383
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây
1
Hotline: 0965.855.944