Đề án sức khỏe học đường giai đoạn mới hướng đến mục tiêu gì?

Thứ bảy - 03/04/2021 04:32 638 0
GD&TĐ - Sáng 3/4, tại Hà Nội, Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Ngô Thị Minh chủ trì cuộc họp ban soạn thảo và tổ biên tập xây dựng đề án Sức khoẻ học đường giai đoạn 2021-2025, tầm nhìn đến năm 2030.
Đề án sức khỏe học đường giai đoạn mới hướng đến mục tiêu gì?

Tại cuộc họp, Ban tổ chức công bố quyết định của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT về việc thành lập Ban soạn thảo, Tổ biên tập Đề án “Sức khoẻ học đường giai đoạn 2021-2025, tầm nhìn đến năm 2030”. Theo đó, Ban Soạn thảo có 14 thành viên, Tổ biên tập có 12 thành viên, trưởng Ban soạn thảo là Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Ngô Thị Minh.

Phát biểu tại buổi làm việc, Vụ trưởng Vụ Giáo dục Thể chất Nguyễn Thanh Đề cho biết: Thời gian qua Bộ GD&ĐT đã phối hợp cùng Bộ Y tế, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Bộ Khoa học và Công nghệ quản lý, chỉ đạo công tác chăm sóc sức khoẻ cho trẻ em, học sinh, sinh viên. Việc triển khai mang lại nhiều hiệu quả tích cực, nhận được sự quan tâm, hưởng ứng từ phía nhà trường.

Tuy nhiên, việc cải thiện sức khỏe học đường còn gặp nhiều khó khăn, bất cập. Trong đó, vệ sinh an toàn thực phẩm, nguồn nước sạch tại trường học chưa  bảo đảm, còn tiềm ẩn nhiều nguy cơ. Giáo dục thể chất đã đổi mới nhưng vẫn tồn tại vấn đề về cơ sở vật chất, chưa phát huy đam mê, sở thích của học sinh.

Xây dựng đề án với mục tiêu huy động các nguồn lực và đẩy mạnh xã hội hóa để thực hiện tốt công tác bảo đảm dinh dưỡng học đường, an toàn thực phẩm, vệ sinh môi trường trường học, nâng cao thể chất cho trẻ em, học sinh. Trong đó, ba nhiệm vụ cụ thể: Bảo đảm dinh dưỡng học đường và an toàn thực phẩm bữa ăn bán trú. Nâng cao hiệu quả công tác giáo dục thể chất, hoạt động thể thao trường học; chăm sóc sức khỏe cho trẻ em và học sinh. Triển khai công trình nước sạch, nhà vệ sinh trường học.

Tại buổi làm việc, các thành viên ban soạn thảo đã thảo luận về Đề cương sơ bộ của đề án, đóng góp ý kiến tập trung vào các vấn đề: Làm rõ quá trình hình thành, phát triển chương trình sức khoẻ học đường trong phần căn cứ, cơ sở thực tiễn xây dựng đề án. Nêu rõ thực trạng, khó khăn và thách thức trong việc cải thiện sức khoẻ trẻ em, học sinh trong trường học. Làm rõ nhiệm vụ, kinh phí, tiêu chí đánh giá, trách nhiệm của các bộ ngành trong việc triển khai đề án.

Thứ trưởng Ngô Thị Minh nhấn mạnh tầm quan trọng của việc xây dựng đề án Sức khỏe học đường giai đoạn 2021-2025, tầm nhìn đến năm 2030, nhằm cải thiện, nâng cao sức khỏe cho trẻ mầm non, học sinh phổ thông. Việc xây dựng đề án phải hướng tới vấn đề dinh dưỡng học đường, giáo dục thể chất, y tế học đường, gắn với y tế cơ sở và bảo đảm tính khả thi khi thực hiện đề án theo từng giai đoạn.

Qua thảo luận ý kiến, Thứ trưởng đề nghị, các thành viên ban soạn thảo và tổ biên tập tiếp tục đánh giá thực trạng, rà soát thách thức khi triển khai đề án; bám sát cấu trúc đề án, làm rõ trách nhiệm, phân công nhiệm vụ giữa ngành giáo dục và y tế, viện dinh dưỡng cùng các đơn vị liên quan.

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Văn bản

2598/BGDĐT-GDĐH

Hướng dẫn tuyển sinh ĐH, tuyển sinh cao đẳng ngành GDMN

Thời gian đăng: 19/07/2022

lượt xem: 1422 | lượt tải:310

1683/QĐ-BGDĐT

Kế hoạch triển khai tuyển sinh đại học, cao đẳng ngành GDMN 2022

Thời gian đăng: 19/07/2022

lượt xem: 1142 | lượt tải:298

08/2022/TT-BGDĐT

Thông tư 08/2022/TT-BGDĐT ngày 06/6/2022 ban hành Quy chế tuyển sinh đại học, tuyển sinh cao đẳng ngành Giáo dục Mầm non

Thời gian đăng: 21/06/2022

lượt xem: 2452 | lượt tải:389

1444/BGDĐT-GDĐH

Hướng dẫn công tác tuyển sinh 2021

Thời gian đăng: 17/04/2021

lượt xem: 2929 | lượt tải:488

15/2020/TT-BGDĐT

Thông tư ban hành quy chế thi tốt nghiệp trung học phổ thông 2020

Thời gian đăng: 19/06/2020

lượt xem: 2247 | lượt tải:337
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập786
  • Hôm nay36,242
  • Tháng hiện tại314,372
  • Tổng lượt truy cập51,670,331
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây
1
Hotline: 0965.855.944