ĐH Thái Nguyên triển khai nhiều giải pháp nâng cao chất lượng đào tạo

Thứ tư - 15/05/2019 20:29 327 0

ĐH Thái Nguyên triển khai nhiều giải pháp nâng cao chất lượng đào tạo

GD&TĐ - Năm 2019, ĐH Thái Nguyên tuyển sinh ở 122 ngành trình độ ĐH, 33 ngành trình độ CĐ; ĐH mở mới 5 ngành: Logistics và Quản lý chuỗi cung ứng, Kinh doanh nông nghiệp, Kinh doanh quốc tế, Kỹ thuật thực phẩm, Quản lý thông tin - PGS.TS Nguyễn Quốc Tuấn - Trưởng Ban Đào tạo - đã có những thông tin cho báo chí về bức tranh tuyển sinh năm nay của ĐH Thái Nguyên.

Giữ ổn định quy mô

Chỉ tiêu tuyển sinh năm 2019 của ĐH Thái Nguyên là 10.550 trình độ ĐH (tăng 60 chỉ tiêu so với năm 2018), 1.620 trình độ CĐ (tăng 300 so với năm 2018) (năng lực thực tế của ĐH hiện nay có thể tuyển tới hơn 15.000 sv/năm). Tuy nhiên, việc giữ ổn định quy mô đào tạo là một trong những yếu tố quan trọng để đại học tập trung nâng cao chất lượng đào tạo, nghiên cứu.

Cũng như năm 2018, tuyển sinh ĐH, CĐ hệ chính quy năm 2019, ĐH Thái Nguyên thực hiện theo 3 phương thức: Xét tuyển dựa vào kết quả thi THPT quốc gia năm 2019, xét tuyển dựa vào kết quả học tập trong học bạ THPT và xét tuyển kết hợp với thi tuyển.

Theo PGS.TS Nguyễn Quốc Tuấn, năm nay công tác tuyển sinh của ĐH Thái Nguyên có những điểm mới sau: Năm 2019, thực hiện chỉ đạo của Bộ GD&ĐT, ĐH Thái Nguyên là đầu mối duy nhất của ĐH trong quan hệ với Bộ trong công tác tuyển sinh, phụ trách công tác xét tuyển của ĐH (Chỉ có một cổng thông tin phục vụ công tác xét tuyển đặt ở ĐH Thái Nguyên – các năm 2015, 2016, 2017- từ khi có kỳ thi THPT quốc gia, mỗi trường thành viên đều có riêng 1 cổng thông tin phục vụ công tác xét tuyển và báo cáo kết quả xét tuyển với ĐH Thái Nguyên).

Phân hiệu ĐH Thái Nguyên tại tỉnh Lào Cai tuyển sinh bổ sung 9 ngành CĐ bổ sung từ Trường CĐ sư phạm Lào Cai cũ sau khi sáp nhập vào ĐH Thái Nguyên. ĐH Thái Nguyên còn mở mới 5 ngành đào tạo ĐH như đã đề cập.

ĐH Thái Nguyên triển khai nhiều giải pháp nâng cao chất lượng đào tạo - Ảnh minh hoạ 2
 PGS.TS Nguyễn Quốc Tuấn - Trưởng Ban Đào tạo, ĐH Thái Nguyên.

Bổ sung quy định ngưỡng đảm bảo chất lượng cho các ngành sức khỏe. Ngoài ra các trường còn có học bổng khuyến khích cho sinh viên thủ khoa, có chỗ ở nội chú cho sinh viên năm đầu…

Qua thống kê sơ bộ số sinh viên đăng ký dự thi vào ĐH Thái Nguyên năm nay tương đương năm 2018 (31.000 thí sinh/10.550 chỉ tiêu), chưa kể thí sinh đăng ký xét tuyển theo học bạ THPT. Trong đó nguyện vọng 1 là 7.900 ĐKXT, nguyện vọng 2 là 7.400 ĐKXT, số ĐKXT vào các trường ĐH Y dược, ĐH KTCN tương đối cao. Đây chính là điều kiện thuận lợi để Đại học nâng cao chất lượng nguồn tuyển.

Nhiều giải pháp đồng bộ nâng cao chất lượng đào tạo, nghiên cứu

Hiện nay, ĐH Thái Nguyên đang triển khai đào tạo 141 ngành trình độ ĐH, 60 ngành đào tạo trình độ thạc sĩ, 32 ngành trình độ tiến sĩ, 24 chuyên ngành bác sĩ chuyên khoa, bác sĩ nội trú, 34 ngành trình độ CĐ (9 ngành bổ sung từ CĐ sư phạm Lào cai cũ).

Có 9 ngành đào tạo chương trình tiên tiến được nhập khẩu từ các nước Mỹ, Anh, Hà Lan (2 chương trình của trường ĐH Kỹ thuật công nghiệp, 2 chương trình của trường ĐH Nông Lâm và 5 chương trình của Khoa Quốc tế);

Đại học đang có 4 chương trình đào tạo chất lượng cao (3 chương trình của trường ĐH Kinh tế & Quản trị kinh doanh, 1 chương trình của trường ĐH Công nghệ Thông tin & Truyền thông).

Ngoài ra còn có trên 30 chương trình liên kết đào tạo từ trình độ ĐH tới tiến sĩ với nước ngoài. Các ngành đào tạo của ĐH Thái Nguyên bao trùm hầu hết các lĩnh vực đào tạo (khoa học giáo dục, khoa học tự nhiên, xã hội, khoa học kỹ thuật, công nghệ thông tin, kinh tế, nông - lâm - y - sinh).

Năm 2018, quy mô đào tạo của toàn ĐH Thái Nguyên là 62.271 người, trong đó quy mô đào tạo sau ĐH là 4.678 người, số người học sau ĐH chiếm gần 10% số người học hệ chính quy. Đặc biệt, có gần 700 lưu học sinh nước ngoài đang theo học tại ĐH Thái Nguyên, trong đó có 127 học viên thạc sĩ, 10 nghiên cứu sinh tiến sĩ.

Đội ngũ cán bộ, giảng viên của ĐH Thái Nguyên không ngừng lớn mạnh, tính đến ngày 31/12/2018 có 2.621 cán bộ giảng dạy (gồm có 13 giáo sư, 141 phó giáo sư, 712 tiến sĩ).

ĐH Thái Nguyên triển khai nhiều giải pháp nâng cao chất lượng đào tạo - Ảnh minh hoạ 3
 Nghiên cứu khoa học, tăng cường mô hình đào tạo liên kết giữa nhà trường và doanh nghiệp… dựa trên những thế mạnh là những hướng đang được ĐH Thái Nguyên ưu tiên phát triển

Để nâng cao chất lượng đào tạo đáp ứng nhu cầu hội nhập, trong những năm qua ĐH Thái Nguyên đã thực hiện rất nhiều các giải pháp đồng bộ: Nâng cao chất lượng đội ngũ giảng viên; phát triển chương trình, đổi mới chương trình đào tạo theo hướng đáp ứng nhu cầu xã hội, hội nhập quốc tế và đáp ứng các tiêu chuẩn kiểm định chất lượng trong nước và khu vực;

Đổi mới phương pháp giảng dạy học theo hướng dạy học tích cực, đáp ứng yêu cầu của đào tạo tín chỉ và yêu cầu của giáo dục ĐH ngày nay; đầu tư cơ sở vật chất phục vụ đào tạo; tăng cường mô hình đào tạo liên kết giữa nhà trường và doanh nghiệp… đến nay 7 trường ĐH của ĐH Thái Nguyên đều đã được kiểm định đạt chuẩn chất lượng giáo dục của Bộ GD&ĐT.

Tuân thủ quy định hiện hành khi mở ngành

Trong những năm qua, công tác tuyển sinh của ĐH Thái Nguyên đạt khoảng 70% so với chỉ tiêu đề ra, đạt mức khá trong cả nước (mỗi năm tuyển khoảng 7.000 sinh viên ĐH và 800 sinh viên CĐ hệ chính quy). Một số ngành nhiều giảng viên có trình độ cao nhưng tuyển sinh rất khó, đặc biệt là các ngành khoa học cơ bản, một số ngành thuộc lĩnh vực nông - lâm.

Để phục vụ công tác tuyển sinh, đào tạo, hằng năm, ĐH Thái Nguyên đều khảo sát tình hình có việc làm của sinh viên sau tốt nghiệp một năm, cho thấy tỷ lệ sinh viên có việc làm rất cao: năm 2016, có tỷ lệ 84% sinh viên có việc làm/số sinh viên phản hồi, tỷ lệ này năm 2017 là 85,5%).

Năm 2019, ĐH Thái Nguyên tuyển sinh 122 ngành trình độ ĐH, 33 ngành trình độ CĐ, tạm dừng tuyển sinh 19 ngành ĐH, 1 ngành CĐ (do nhu cầu xã hội giảm), mở mới 5 ngành (Logistics và Quản lý chuỗi cung ứng, Kinh doanh nông nghiệp, Kinh doanh quốc tê, Kỹ thuật thực phẩm, Quản lý thông tin).

Việc mở ngành đào tạo mới hoàn toàn đáp ứng các quy định của Bộ GD&ĐT và trên cơ sở khảo sát chính nhu cầu xã hội của các cơ quan, xí nghiệp các tỉnh thuộc khu vực Tây bắc.

Đặc biệt, sinh viên học ĐH Thái Nguyên còn có nhiều cơ hội để học 2 chương trình. Ví dụ: sinh viên ngành CNTT có thể học chương trình 2 là ngôn ngữ Anh hoặc ngành kế toán, kinh tế; sinh viên các ngành của trường ĐH Nông lâm có thể học thêm các ngành của trường ĐH Kinh tế & Quản trị Kinh doanh, các ngành của Trường CNTT & TT và ngược lại; sinh viên của trường ĐH Khoa học có thể học các ngành của Trường ĐH Sư phạm hoặc ngược lại… Sinh viên ra trường có 2 văn bằng tạo cơ hội nghề nghiệp lớn cho sinh viên.

Tác giả bài viết: Giang Đông

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Văn bản

2598/BGDĐT-GDĐH

Hướng dẫn tuyển sinh ĐH, tuyển sinh cao đẳng ngành GDMN

Thời gian đăng: 19/07/2022

lượt xem: 1422 | lượt tải:310

1683/QĐ-BGDĐT

Kế hoạch triển khai tuyển sinh đại học, cao đẳng ngành GDMN 2022

Thời gian đăng: 19/07/2022

lượt xem: 1142 | lượt tải:298

08/2022/TT-BGDĐT

Thông tư 08/2022/TT-BGDĐT ngày 06/6/2022 ban hành Quy chế tuyển sinh đại học, tuyển sinh cao đẳng ngành Giáo dục Mầm non

Thời gian đăng: 21/06/2022

lượt xem: 2452 | lượt tải:389

1444/BGDĐT-GDĐH

Hướng dẫn công tác tuyển sinh 2021

Thời gian đăng: 17/04/2021

lượt xem: 2929 | lượt tải:488

15/2020/TT-BGDĐT

Thông tư ban hành quy chế thi tốt nghiệp trung học phổ thông 2020

Thời gian đăng: 19/06/2020

lượt xem: 2247 | lượt tải:337
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập606
  • Hôm nay17,837
  • Tháng hiện tại295,967
  • Tổng lượt truy cập51,651,926
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây
1
Hotline: 0965.855.944