Điểm xét tuyển vào đại học năm nay có thể nhỉnh hơn các năm trước

Thứ năm - 29/07/2021 00:02 235 0
GD&TĐ - PGS.TS Nguyễn Thu Thuỷ - Vụ trưởng Vụ Giáo dục đại học (Bộ GD&ĐT) nhận định, điểm xét tuyển đầu vào sẽ nhích lên so với 2020.
Điểm xét tuyển vào đại học năm nay có thể nhỉnh hơn các năm trước

Trường không gặp khó khăn trong tuyển sinh

Một số khối ngành sẽ tăng điểm chuẩn cao hơn so với các khối còn lại do số lượng bài thi môn thành phần có điểm cao hơn đáng kể so với 2021. Việc một số trường tuyển sinh riêng, tuyển sinh bằng phương thức khác cũng sẽ góp phần khiến điểm xét tuyển năm 2021 nhích cao hơn.

Theo PGS.TS Nguyễn Thu Thuỷ, phổ điểm thi tốt nghiệp THPT năm 2021 tăng ở nhiều môn thi. Trong đó, số lượng bài thi đạt điểm cao cũng tăng thêm khá nhiều ở các môn như: tiếng Anh, Ngữ văn, Giáo dục công dân, Sinh học...

Tuy nhiên, điểm chuẩn xét tuyển bằng kết quả thi tốt nghiệp THPT (điểm trúng tuyển) của các trường phụ thuộc vào nhiều yếu tố như: Kết quả thi tốt nghiệp THPT (điểm của các môn thi THPT là thành phần của tổ hợp xét tuyển), chỉ tiêu tuyển sinh, số lượng thí sinh đăng ký xét tuyển vào một ngành, một chương trình đào tạo….

Điểm trung bình cao, số lượng bài thi có điểm 8 trở lên nhiều, thì việc xét tuyển sẽ có thuận lợi hơn do dải điểm cũng rộng hơn, các trường có thuận lợi trong việc xác định ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào.

Năm nay, các trường thuộc các nhóm tuyển sinh khác nhau đều không gặp khó khăn do các thí sinh tham dự thi tốt nghiệp THPT và đăng ký xét tuyển ĐH, CĐ đều tăng khá so với năm trước.

Ngoài việc điểm một số môn thi cao hơn 2020, thì việc các trường ĐH cũng đã dành lượng tương đối chỉ tiêu cho các phương thức khác như: xét học bạ, xét điểm đánh giá năng lực, bài thi chuẩn hóa quốc tế… nên tỉ lệ xét điểm thi tốt nghiệp THPT sẽ giảm nhất định. Đây cũng là một nguyên nhân quan trọng khiến điểm xét tuyển vào ĐH năm nay sẽ có thể nhỉnh hơn các năm trước.

Trước băn khoăn của một số người về việc phổ điểm thi tiếng Anh năm nay sẽ gây khó trong tuyển sinh và xác định điểm chuẩn ở các khối A01 và D01, Vụ trưởng Vụ Giáo dục đại học trao đổi: Về nguyên tắc, các trường luôn xét tuyển để lựa chọn các thí sinh có điểm từ cao xuống thấp đến khi hết chỉ tiêu.

Điểm xét tuyển vào đại học năm nay có thể nhỉnh hơn các năm trước - Ảnh minh hoạ 2
PGS.TS Nguyễn Thu Thuỷ

Xây dựng hệ thống xét tuyển và lọc ảo chung

Hiện, phần mềm cũng hỗ trợ các trường trong quy định mức điểm trúng tuyển đối với từng tổ hợp trong một ngành, hoặc các chỉ tiêu trong từng ngành. Căn cứ vào phổ điểm của các khối thi và số lượng thí sinh đăng ký xét tuyển, bằng kinh nghiệm của mình, các trường hoàn toàn có thể xem xét, cân nhắc và quyết định độ lệch điểm giữa các tổ hợp và chỉ tiêu tuyển sinh giữa các tổ hợp.

Quy chế tuyển sinh hiện hành cho phép thí sinh được quyền đăng ký xét tuyển không giới hạn số lượng nguyện vọng (mỗi tổ hợp vào một ngành là một nguyện vọng).

Các trường căn cứ vào điểm từ cao xuống thấp để xét tuyển chứ không căn cứ vào thứ tự nguyện vọng để xét tuyển (trừ trường hợp có nhiều thí sinh cùng mức điểm ở cuối danh sách); vì vậy thí sinh có thể đăng ký xét tuyển bằng nhiều tổ hợp vào một ngành. Và các em nên lựa chọn những tổ hợp có môn thi mình đạt điểm cao tham gia xét tuyển để có lợi thế.

Với việc áp dụng công nghệ thông tin trong xét tuyển sinh đại học, cao đẳng, thí sinh có nhiều cơ hội (nhiều lần) để thay đổi nguyện vọng một cách phù hợp, chính xác nhất dựa trên kết quả thi THPT của mình.

Nhắc lại từ năm 2017, khi quyết định cho thí sinh đăng ký xét tuyển không giới hạn nguyện vọng và phương thức xét tuyển, PGS.TS Nguyễn Thu Thuỷ cho biết: Bộ GD&ĐT đã có những giải pháp ứng dụng công nghệ thông tin để hỗ trợ các trường trong việc hạn chế ảo, đó là xây dựng hệ thống xét tuyển và lọc ảo chung toàn quốc và 2 nhóm xét tuyển lọc ảo là phía Bắc do Trường ĐH Bách khoa Hà Nội và nhóm xét tuyển, lọc ảo phía Nam do ĐH Quốc gia TP. HCM chủ trì.

Quy chế tuyển sinh cũng quy định các trường nhập thông tin/danh sách các thí sinh trúng tuyển và nhập học lên hệ thống (năm 2019 là 30.000, năm 2020 là 70.000) để loại các thí sinh này không tham gia xét tuyển bằng phương thức sử dụng kết quả thi tốt nghiệp THPT.

“Trên thực tế, một thí sinh có thể trúng tuyển vào nhiều trường, nhiều ngành khác nhau nhưng qua hệ thống lọc ảo chung, thí sinh chỉ trúng tuyển duy nhất vào 1 trường đại học với nguyện vọng ưu tiên cao nhất có thể” - PGS.TS Nguyễn Thu Thuỷ chia sẻ.

PGS.TS Nguyễn Thu Thuỷ cho biết, qua thống kê, có khoảng 26.000 thí sinh chưa dự thi tốt nghiệp THPT đợt 1. Tuy nhiên, như năm 2020, các thí sinh này sẽ tham dự kỳ thi đợt 2 dự kiến tổ chức vào ngày 6-7/8/2021. Bộ GD&ĐT đã và đang hướng dẫn phương án điều chỉnh lại kế hoạch và đề án tuyển sinh để đủ thời gian cho các thí sinh này điều chỉnh nguyện vọng đăng ký xét tuyển và các trường xét tuyển cho tất cả các thí sinh (dù thi tốt nghiệp trong 2 đợt) trong cùng một đợt. Mặt khác, các trường cũng xét tuyển bằng nhiều phương thức khác, nên thí sinh hoàn toàn yên tâm để thi và xét tuyển vào các trường như dự kiến.

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Văn bản

2598/BGDĐT-GDĐH

Hướng dẫn tuyển sinh ĐH, tuyển sinh cao đẳng ngành GDMN

Thời gian đăng: 19/07/2022

lượt xem: 1422 | lượt tải:310

1683/QĐ-BGDĐT

Kế hoạch triển khai tuyển sinh đại học, cao đẳng ngành GDMN 2022

Thời gian đăng: 19/07/2022

lượt xem: 1142 | lượt tải:298

08/2022/TT-BGDĐT

Thông tư 08/2022/TT-BGDĐT ngày 06/6/2022 ban hành Quy chế tuyển sinh đại học, tuyển sinh cao đẳng ngành Giáo dục Mầm non

Thời gian đăng: 21/06/2022

lượt xem: 2452 | lượt tải:389

1444/BGDĐT-GDĐH

Hướng dẫn công tác tuyển sinh 2021

Thời gian đăng: 17/04/2021

lượt xem: 2929 | lượt tải:488

15/2020/TT-BGDĐT

Thông tư ban hành quy chế thi tốt nghiệp trung học phổ thông 2020

Thời gian đăng: 19/06/2020

lượt xem: 2247 | lượt tải:337
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập822
  • Hôm nay49,191
  • Tháng hiện tại327,321
  • Tổng lượt truy cập51,683,280
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây
1
Hotline: 0965.855.944