GD Đắk Lắk đổi thay tích cực sau 5 năm thực hiện đổi mới căn bản toàn diện GD-ĐT

Thứ bảy - 04/08/2018 09:25 777 0
GD&TĐ - Chiều 4/8, Đoàn công tác của Bộ GD&ĐT với sự chủ trì của Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ đã làm việc với tỉnh Đắk Lắk về phát triển GD-ĐT trên địa bàn sau 5 năm thực hiện Nghị quyết 29-NQ/TW về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục-đào tạo.
GD Đắk Lắk đổi thay tích cực sau  5 năm thực hiện đổi mới căn bản toàn diện GD-ĐT

Tham dự buổi làm việc có ông ÊBan Y Phu, Bí thư Tỉnh ủy tỉnh Đắk Lắk cùng đại diện UBND tỉnh, lãnh đạo Sở GD&ĐT, các sở ban ngành liên quan, các trường ĐH, CĐ trên địa bàn.

Kết quả tích cực song hành nhiều khó khăn tồn tại

Theo đó, trong 5 thực hiện NQ số 29-NQ/TW về đổi mới căn bản toàn diện giáo dục và đào tạo, tỉnh Đắk Lắk đã đạt được những kết quả tích cực góp phần nâng cao chất lượng GD trên địa bàn.

Tính đến năm 2017-2018, toàn ngành có có 38.024 cán bộ, GV, NV , trong đó có 2.508 CBQL, 28.956 GV, 6.560 NV. 100% GV THCS, THPT đạt chuẩn; 99,8% GV mầm non, TH đạt chuẩn.

Về GD Trung học có nhiều đổi mới, đặc biệt nâng cao chất lượng dạy học Ngoại ngữ.  Số trường lớp, HS học tiếng Anh hằng năm tăng, cụ thể đối với các cấp tiểu học: tỷ lệ dạy học tiếng Anh là 82,1% (2015-2016), 93,1% (2016-2017), 98,5% (2017-2018), có 125 trường thực hiện dạy học tiếng Anh lớp 1, 2. Năm học vừa qua, có hơn 80% GV tiếng Anh đạt chuẩn đáp ứng dạy học theo chương trình.

Toàn tỉnh có 404/1.024 trường đạt chuẩn quốc gia, tỷ lệ 39,45%.

Về công tác xóa mù chữ: có 58/184 xã, phường đạt mức độ 1; 128/184 xã đạt mức độ 2; có 10/15 huyện, thị xã, TP đạt chuẩn mức độ 1; 5/15 huyện, thị xã, TP đạt chuẩn mức độ 2, toàn tỉnh đạt mức độ 1.

Kết quả GD vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) dạy tiếng Êđê, năm học 2017-2018 có 106 trường TH với 13.314 HS theo học, 14 trường THCS với 1.102 HS theo học.

Về kết quả tốt nghiệp THPT, từ 2013-2018, tỷ lệ HS đỗ tốt nghiệp THPT của tỉnh đạt trong khoảng 85-98% (năm học vừa qua đạt 96,39%).

Tuy nhiên, bên cạnh kết quả đạt được, quá trình thực hiện vẫn còn có những khó khăn như về CSVC, trang thiết bị dạy học, hạ tầng CNTT đã được đầu tư nhưng chưa thể đáp ứng yêu cầu đổi mới.

Tỷ lệ phòng học kiên cố còn thấp, nhiều cơ sở GD còn thiếu phòng học, nhất là cấp TH (khoảng 66%), gây khó khăn trong dạy học 2 buổi/ngày.

Nguồn kinh phí địa phương còn hạn hẹp.

Đắk Lắk là tỉnh lớn có nhiều xã, thôn, buôn thuộc vùng sâu, vùng xa, vùng biên giới, tỷ lệ HS DTTS cao, HS bỏ học còn cao so với HS người Kinh, HS ở những vùng thuận lợi.

Từ đó, lãnh đạo tỉnh cũng đưa ra những kiến nghị Bộ GD-ĐT quan tâm, ưu tiên phân bổ các nguồn kinh phí từ các chương trình, dự án, đề án, chương trình mục tiêu quốc gia và các nguồn tài trợ cho tỉnh.

Kiến nghị với Chính phủ tiếp tục triển khai chương trình kiên cố hóa với tỷ lệ còn lại của tỉnh, dự kiến kinh phí xây dựng: 547,5 tỷ đồng.

Do số lượng HS DTTS đông, điều kiện kinh tế khó khăn…, đề nghị Chính phủ và Bộ có cơ chế, chính sách riêng với tỉnh Đắk Lắk nói riêng và các tỉnh Tây Nguyên nói chung để giải quyết khó khăn, áp lực về sách vở, đồ dùng học tập…

Tháo gỡ vướng mắc

Tại buổi làm việc, đoàn công tác của Bộ, cụ thể là đại diện các Vụ GDMN, Vụ GD Tiểu học, Vụ GD Trung học, Vụ GD ĐH, Vụ GD thường xuyên, Cục nhà giáo đã có những ý kiến đóng góp, tháo gỡ những vấn đề địa phương còn gặp phải trong quá trình thực hiện phát triển GD&ĐT.

Đối với việc chuẩn bị thực hiện chương trình GD phổ thông mới, tỉnh cần chú trọng đến đội ngũ GV, tính toán, rà soát lại về số lượng thừa thiếu GV giữa các môn học, GV ở các cấp học để báo cáo cho lãnh đạo, tham mưu cho tỉnh, ngành nội vụ. 
Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ

Bên cạnh ghi nhận, đánh giá cao những kết quả đạt được của tỉnh Đắk Lắk về việc thực hiện NQ29 về đổi mới căn bản GD&ĐT, Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ cũng đã có những ý kiến chỉ đạo, những nội dung cần lưu ý để địa phương thực hiện tốt hơn nữa việc phát triển GD&ĐT trong thời gian tới.

Theo Bộ trường, tỉnh Đắk Lắk là địa bàn khó khăn, các điểm trường lẻ, phân tán rộng, đồng bào dân tộc đông, đời sống còn khó khăn, bỏ học vẫn còn - nên cần quan tâm sâu sắc, rà soát kĩ để tinh giản các điểm trường nhằm đảm bảo hiệu quả. Ví dụ như lập các điểm trường liên cấp, sáp nhật 1 số điểm trường. Từ đó tinh giản đội ngũ phục vụ, nhưng với GV thì phải đảm bảo tránh quá tải công việc, nhất là với GV mầm non.

Ngành GD&ĐT tỉnh cần tập trung ưu tiên cho đào tạo lại, bồi dưỡng đội ngũ giáo viên để trong thời gian tới khi thực hiện chương trình GD phổ thông mới, SGK mới, đội ngũ này đáp ứng được việc giảng dạy. Song song vơi đó, cần có kế hoạch ngay từ bây giờ về kinh phí đào tạo, bồi dưỡng chuẩn bị đội ngũ GV để thực hiện chương trình mới.

Liên quan đến CSVC, trang thiết bị học tập, Bộ trưởng cho rằng, ngoài những hỗ trợ về kinh phí của Chính phủ, Bộ GD&ĐT thông qua dự án, đề án, chương trình… - tỉnh cũng cần chú trọng, có kế hoạch cụ thể để cải thiện CSVC, trường lớp thiết bị dạy học.

 

Tỉnh cũng cần có đề án về phân luồng HS, chú trọng GD hướng nghiệp trong trường phổ thông; chú trọng dạy kĩ năng, lối sống, đạo đức cho HS.

Tác giả bài viết: Thảo Nguyên

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Văn bản

2598/BGDĐT-GDĐH

Hướng dẫn tuyển sinh ĐH, tuyển sinh cao đẳng ngành GDMN

Thời gian đăng: 19/07/2022

lượt xem: 1422 | lượt tải:310

1683/QĐ-BGDĐT

Kế hoạch triển khai tuyển sinh đại học, cao đẳng ngành GDMN 2022

Thời gian đăng: 19/07/2022

lượt xem: 1142 | lượt tải:298

08/2022/TT-BGDĐT

Thông tư 08/2022/TT-BGDĐT ngày 06/6/2022 ban hành Quy chế tuyển sinh đại học, tuyển sinh cao đẳng ngành Giáo dục Mầm non

Thời gian đăng: 21/06/2022

lượt xem: 2452 | lượt tải:389

1444/BGDĐT-GDĐH

Hướng dẫn công tác tuyển sinh 2021

Thời gian đăng: 17/04/2021

lượt xem: 2929 | lượt tải:488

15/2020/TT-BGDĐT

Thông tư ban hành quy chế thi tốt nghiệp trung học phổ thông 2020

Thời gian đăng: 19/06/2020

lượt xem: 2247 | lượt tải:337
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập347
  • Hôm nay13,967
  • Tháng hiện tại292,097
  • Tổng lượt truy cập51,648,056
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây
1
Hotline: 0965.855.944