Gian nan gieo chữ nơi đại ngàn

Thứ năm - 24/09/2020 00:34 373 0
GD&TĐ - Điều kiện giao thông cách trở, cơ sở vật chất còn nhiều khó khăn, gian nguy nhưng những giáo viên vùng cao Gia Lai vẫn nỗ lực vượt khó, quyết mang “con chữ” tới cho học sinh vùng đồng bào dân tộc Bahnar.
Gian nan gieo chữ nơi đại ngàn

Chuyện ở Krong

Xã Krong, huyện Kbang là một vùng sâu còn nhiều khó khăn giữa đại ngàn Tây Nguyên. Trường Phổ thông Dân tộc Bán trú (PTDTBT) Tiểu học và THCS Krong là nơi bà con dân tộc gửi gắm con em đến học chữ. Năm học 2020 - 2021 này, nhà trường có tổng số 226 học sinh, gồm 9 lớp, trong đó  khối Tiểu học có 5 lớp với 124 HS; khối THCS có 4 lớp, với 102 HS. Chăm lo cho các em là 25 cán bộ giáo viên nhân viên, trong đó có 11 giáo viên nữ.

Thầy Nguyễn Văn Thuấn - Hiệu trưởng trường cho biết: Trước đây HS ở các làng bản phải đến học ở các điểm trường xa, việc đi lại rất khó khăn nên tỷ lệ duy trì sĩ số khó bảo đảm, chất lượng dạy học cũng khó ổn định. Nhận thấy mô hình trường bán trú rất hiệu quả trong công tác duy trì sĩ số HS và nâng cao chất lượng dạy học tại các trường vùng khó khăn, nên thầy đã lập đề án tham mưu các cấp lãnh đạo xem xét chuyển đổi mô hình từ Trường Tiểu học Krong sang Trường PTDTBT Tiểu học &THCS Krong. Từ khi có mô hình bán trú, các em ở những điểm trường xa về ở và học tập tại một điểm trường chính, rất thuận lợi cho các em. 

Học bán trú thuận cho HS thì gánh nặng vất vả dồn về thầy cô giáo. Ở Trường PTDTBT TH&THCS Krong, đa số giáo viên đều ở các nơi xa đến công tác. Người gần nhất cách trường hơn 25 km, có giáo viên xa đến gần trăm cây số nên việc đi lại gặp nhiều khó khăn. Thương nhất là một số giáo viên nữ có con nhỏ không thể đưa đón đi học được nên phải mang con vào trường và thuê người trông nom để bảo đảm hoàn thành tốt công việc.

Chia sẻ với khó khăn của thầy cô, giúp giáo viên an tâm bám trường bám lớp, Ban Giám hiệu nhà trường thường xuyên động viên, tạo điều kiện để giáo viên có thể vừa hoàn thành công việc được giao vừa chăm lo tốt cho gia đình. Các giáo viên nữ có con nhỏ được trường bố trí sắp xếp để không phải chủ nhiệm, động viên kịp thời những giáo viên gặp khó khăn. 

Gian nan gieo chữ nơi đại ngàn - Ảnh minh hoạ 2
 Giờ học ở Trường PTDTBT Tiểu học và THCS Đắk Krong. Ảnh: TG

Nỗ lực vì học trò

Dù gặp nhiều khó khăn về mặt hoàn cảnh gia đình nhưng đa số giáo viên ở Krong đều cho rằng, khi đối diện với cái khó khăn của trò, mới thấy khó khăn của bản thân cũng… vừa vừa thôi. Vì thế, càng thương học trò, các thầy cô càng nỗ lực hơn trong công tác duy trì sĩ số và chăm dạy. 

Thầy Thuấn cho biết, để duy trì sĩ số, nhà trường đã tham mưu với Đảng ủy, chính quyền địa phương thành lập 6 tổ vận động HS phụ trách từng làng với các thành viên là cán bộ chủ chốt của các ban ngành trong xã như Mặt trận Tổ quốc, Đoàn Thanh niên, Hội Phụ nữ và trưởng, phó các thôn làng phối hợp cùng với nhà trường. Mỗi khi có HS nghỉ, bỏ học thì lập tức các tổ xuống làng cùng với nhà trường để vận động và giải quyết những thắc mắc có liên quan, tìm mọi cách để đưa các em trở lại trường học…

“Vì tình thương và trách nhiệm của người thầy dành cho những đứa trẻ vùng khó nơi đây, nên tôi đã cùng nhà trường vượt qua vô vàn khó khăn để gắn bó và chăm lo cho các em học sinh nơi đây”, thầy Thuấn tâm sự.

Cô Đinh Thị Ngọc (28 tuổi) giáo viên lớp 1 cho biết, HS ở đây đa phần là người dân tộc thiểu số nên thời gian nghỉ hè các em theo bố mẹ lên nương rẫy. Không đụng đến sách vở nên việc đi học lại và nhớ lại kiến thức đã học rất khó. Nhất là các em lớp 1, lớp 2. Thầy cô phải cố gắng nhiều để các em nhớ lại kiến thức đã học. Mỗi giáo viên trường sẽ tình nguyện dạy kèm tuần 3 buổi tối để rèn lại kiến thức cho các em.

“Thời tiết mùa đông ở đây thì rét cóng, mà học sinh đa phần thuộc gia đình khó khăn, nhiều em đi học chỉ có một bộ quần áo, có khi không có dép, phải đi chân đất đến trường. Có em cả tuần đi học chỉ có mỗi một bộ đồ duy nhất. Chính vì thế, các thầy cô ở đây thường xuyên phải đi vận động các mạnh thường quân hỗ trợ cho các em các vật dụng cần thiết, để các học sinh có đầy đủ vật dụng quần áo, đồ dùng sinh hoạt ở trường” - cô Ngọc tâm sự.

Dẫu hành trình gieo “con chữ” cho HS dân tộc nơi đại ngàn Tây Nguyên vẫn còn lắm gian nan, vất vả nhưng bằng tình yêu nghề, mến trẻ, những người giáo viên ở Gia Lai vẫn sẽ luôn hết lòng, tận tụy để góp phần làm thay đổi cuộc sống, thắp lên tương lai tươi sáng cho nhiều thế hệ học sinh người dân tộc nơi đây.

Năm 2014, cô giáo Trần Thị Bá Tiền (thôn 3, xã Đak Hlơ, huyện Kbang, Gia Lai) ra trường được phân công dạy nhạc Trường PTDTBT Tiểu học Hà Đông, xã Hà Đông, huyện Đak Đoa, cách nhà cô 130 km. Hằng tuần cứ chiều thứ 6 là cô lại chạy xe về nhà đến sáng thứ 2 lại dậy sớm đến trường. Cứ thế cô Tiền ròng rã đi lại con đường rừng độc đạo bất kể nắng mưa, sớm tối với bao nỗi vất vả, gian nguy, để gieo chữ cho trò bản xa.
Dịp đầu tháng 9/2019, khi đang trên đường đến trường thì cô bị tai nạn giao thông phải cắt bỏ cánh tay trái. Lãnh đạo tỉnh và ngành GD&ĐT Gia Lai, UBND các huyện đã tạo điều kiện cho cô tiếp tục công tác dạy học và về dạy gần nhà hơn.

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Văn bản

2598/BGDĐT-GDĐH

Hướng dẫn tuyển sinh ĐH, tuyển sinh cao đẳng ngành GDMN

Thời gian đăng: 19/07/2022

lượt xem: 1422 | lượt tải:310

1683/QĐ-BGDĐT

Kế hoạch triển khai tuyển sinh đại học, cao đẳng ngành GDMN 2022

Thời gian đăng: 19/07/2022

lượt xem: 1142 | lượt tải:298

08/2022/TT-BGDĐT

Thông tư 08/2022/TT-BGDĐT ngày 06/6/2022 ban hành Quy chế tuyển sinh đại học, tuyển sinh cao đẳng ngành Giáo dục Mầm non

Thời gian đăng: 21/06/2022

lượt xem: 2452 | lượt tải:389

1444/BGDĐT-GDĐH

Hướng dẫn công tác tuyển sinh 2021

Thời gian đăng: 17/04/2021

lượt xem: 2929 | lượt tải:488

15/2020/TT-BGDĐT

Thông tư ban hành quy chế thi tốt nghiệp trung học phổ thông 2020

Thời gian đăng: 19/06/2020

lượt xem: 2247 | lượt tải:337
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập943
  • Hôm nay32,568
  • Tháng hiện tại310,698
  • Tổng lượt truy cập51,666,657
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây
1
Hotline: 0965.855.944