Giáo dục cần được đánh giá và nhìn nhận khách quan

Thứ tư - 19/09/2018 23:32 443 0
GD&TĐ - Tiếp tục chương trình làm việc phiên họp thứ 27, sáng 19/9, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về Báo cáo tổng hợp nội dung thẩm tra của Hội đồng Dân tộc, các Ủy ban của Quốc hội về việc thực hiện các nghị quyết của Quốc hội về giám sát chuyên đề và chất vấn từ đầu nhiệm kỳ đến hết kỳ họp thứ 4 Quốc hội khóa XIV, trong đó có lĩnh vực GD-ĐT. Phiên họp diễn ra dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Quốc hội Đỗ Bá Tỵ.
Giáo dục cần được đánh giá và nhìn nhận khách quan

Nhiều điểm sáng trong GD

Tại Phiên làm việc, Tổng Thư ký Quốc hội Nguyễn Hạnh Phúc đã trình bày làm rõ những nội dung của các Báo cáo liên quan đến việc thực hiện các Nghị quyết của Quốc hội về giám sát chuyên đề và chất vấn ở các lĩnh vực. Theo đó, các đại biểu đã thảo luận, cho ý kiến về việc thực hiện Nghị quyết số 33/2016/QH14, Nghị quyết số 44/2017/QH14; Nghị quyết số 55/2017/QH14 của Quốc hội.

Đối với lĩnh vực GD-ĐT, Báo cáo tổng hợp do Tổng Thư ký Quốc hội Nguyễn Hạnh Phúc trình bày nêu rõ, có 14 đề án để thực hiện các nhiệm vụ được giao trong Nghị quyết 29/T.Ư đã được xây dựng, triển khai; đến nay 10 đề án đã được ban hành, 2 đề án đã trình và 2 đề án đang hoàn thiện.

Báo cáo cũng nhấn mạnh, việc đổi mới tổ chức Kỳ thi THPT quốc gia đã mang lại những kết quả nhất định. Đề án đổi mới chương trình, sách giáo khoa GD phổ thông cơ bản được thực hiện theo lộ trình. Công tác chỉ đạo triển khai Mô hình VNEN đã mang lại những kết quả khả quan. Việc quản lý dạy thêm, học thêm đã có những chuyển biến. Quy hoạch mạng lưới cơ sở GD đại học được tiếp tục rà soát, hoàn thiện.

Tuy nhiên, Báo cáo cũng nêu lên một số hạn chế cần khắc phục. Cụ thể, kết quả Kỳ thi THPT quốc gia còn để xảy ra sai phạm ở một số địa phương, gây bức xúc trong nhân dân. Việc phân luồng HS phổ thông, nhất là phân luồng HS THCS chuyển biến chậm. Việc dạy và học ngoại ngữ còn những khó khăn nhất định. Nhiều địa phương thực hiện Mô hình VNEN không hiệu quả. Tình trạng dạy thêm, học thêm trái quy định vẫn chưa được khắc phục, công tác sửa đổi, phát hành sách giáo khoa còn nhiều bất cập và một số hạn chế trong quy hoạch mạng lưới các cơ sở GD đại học và đào tạo giáo viên giai đoạn 2021 - 2030, tầm nhìn 2035.

Giáo dục cần được đánh giá và nhìn nhận khách quan - Ảnh minh hoạ 2
  • Quy hoạch mạng lưới GD đại học đang được triển khai, hoàn thiện (Trong ảnh: SV Trường ĐH Nguyễn Tất Thành nghiên cứu khoa học)

Liên quan đến một số nội dung trong Báo cáo tổng hợp, Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Phùng Xuân Nhạ có ý kiến: Thời gian qua, Bộ GD&ĐT đã phối hợp rất tích cực với Chính phủ và các bộ ngành trong việc rà soát lại Luật GD và Luật GD đại học để sửa đổi và bổ sung một số điều. Tuy nhiên, nội dung này chưa thấy được đề cập trong Nghị quyết số 33/2016/QH14. Về xây dựng đề án đào tạo giáo viên, quy hoạch mạng lưới các trường đại học, Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ cho biết, Bộ GD&ĐT đang khảo sát và thực hiện đúng quy trình.

“GD đối tượng của nó là con người, là tương lai của đất nước. GD là dịch vụ đặc biệt chứ không phải dịch vụ bình thường. Do đó, mọi vấn đề đều tác động đến GD. Vì thế, GD phải được đánh giá nghiêm túc, nhìn nhận khách quan về hiệu quả và rất cần được quan tâm”.

 
Ông Phan Thanh Bình

Về ý kiến được nêu trong Báo cáo tổng hợp: “Nhiều địa phương thực hiện Mô hình VNEN không hiệu quả”, Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ trao đổi: Trên thực tế có rất nhiều địa phương thực hiện hiệu quả mô hình này nhưng cũng có địa phương thực hiện ít hiệu quả và ở mức độ hạn chế. Tuy nhiên, trong Báo cáo tổng hợp ghi là không hiệu quả. Bộ trưởng đề nghị cần diễn đạt phù hợp với thực tiễn.

Không thể để ngành GD “đơn thương độc mã”

Phát biểu tại buổi làm việc, ông Phan Thanh Bình - Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội - nhấn mạnh: Bộ GD&ĐT đã có nhiều thành quả và làm được nhiều thứ; từ kết quả GD phổ thông, xếp hạng Pisa cho đến các kỳ thi quốc tế đều rất tốt. Trong điều kiện còn nhiều khó khăn, kể cả khó khăn về cơ sở vật chất, Bộ GD&ĐT đã rất cố gắng triển khai các đề án về quy hoạch mạng lưới các cơ sở GD đại học và đào tạo giáo viên.

Tuy nhiên, Bộ cần làm rõ hơn về lộ trình để xã hội nhìn nhận được chúng ta đang tập trung vào vấn đề nào, và giải quyết vấn đề gì. “Chúng ta làm được nhiều việc thì cũng phải để bên ngoài thấy được mình đang làm việc thực sự” - ông Phan Thanh Bình nói, đồng thời đề nghị Bộ cần làm rõ thêm về lộ trình thực hiện Chương trình GD phổ thông, sách giáo khoa mới. Chẳng hạn như: Vấn đề phê duyệt, in ấn sách giáo khoa, vấn đề dạy thử nghiệm Chương trình GD phổ thông mới, rồi tiến tới áp dụng đại trà...

Giáo dục cần được đánh giá và nhìn nhận khách quan - Ảnh minh hoạ 3
  • Hoạt động hướng nghiệp, phân luồng được triển khai hiệu quả (Trong ảnh: Hoạt động trải nghiệm thực tiễn của HS Trường THPT số 3 Bảo Thắng, Lào Cai)

Riêng về sách giáo khoa, ông Phan Thanh Bình cho biết, Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội đã có giám sát về xuất bản sách giáo khoa và sẽ thông qua báo cáo giám sát vào cuối năm. Các vấn đề khác như: Xây dựng đội ngũ, sắp xếp các trường sư phạm và cơ sở vật chất, Bộ GD&ĐT cũng đang tích cực triển khai.

Về đào tạo nguồn nhân lực, hiện nay chúng ta đang cố gắng điều chỉnh trong Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật GD đại học, trong đó có đề cập vấn đề quy hoạch trường đại học và phát huy quyền tự chủ của các trường; đồng thời tạo cơ hội cạnh tranh lành mạnh đối với các trường tư thục nhằm làm tăng sức bật mới cho các trường đại học.

Tuy nhiên, đứng về mặt quản lý Nhà nước, ông Phan Thanh Bình đặt vấn đề: Chúng ta đang lo chung cho GD hay là đang giao chủ yếu trách nhiệm cho Bộ GD&ĐT, còn các bộ, ngành khác thì sao? Vấn đề phối hợp giữa các bộ, ngành như thế nào? Chúng ta cũng nói nhiều đến công nghệ hiện đại, nhưng nếu chúng ta không chuẩn bị tốt cho GD, không chuẩn bị về nguồn nhân lực thì sẽ còn gặp khó khăn trong phát triển.

Tác giả bài viết: Minh Phong

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Văn bản

2598/BGDĐT-GDĐH

Hướng dẫn tuyển sinh ĐH, tuyển sinh cao đẳng ngành GDMN

Thời gian đăng: 19/07/2022

lượt xem: 1422 | lượt tải:310

1683/QĐ-BGDĐT

Kế hoạch triển khai tuyển sinh đại học, cao đẳng ngành GDMN 2022

Thời gian đăng: 19/07/2022

lượt xem: 1142 | lượt tải:298

08/2022/TT-BGDĐT

Thông tư 08/2022/TT-BGDĐT ngày 06/6/2022 ban hành Quy chế tuyển sinh đại học, tuyển sinh cao đẳng ngành Giáo dục Mầm non

Thời gian đăng: 21/06/2022

lượt xem: 2452 | lượt tải:389

1444/BGDĐT-GDĐH

Hướng dẫn công tác tuyển sinh 2021

Thời gian đăng: 17/04/2021

lượt xem: 2929 | lượt tải:488

15/2020/TT-BGDĐT

Thông tư ban hành quy chế thi tốt nghiệp trung học phổ thông 2020

Thời gian đăng: 19/06/2020

lượt xem: 2247 | lượt tải:337
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập221
  • Hôm nay26,487
  • Tháng hiện tại288,371
  • Tổng lượt truy cập51,644,330
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây
1
Hotline: 0965.855.944