Giáo dục cho trẻ tự kỷ: “Bỏ thì thương, vương thì tội”

Thứ năm - 20/12/2018 21:53 727 0
Đủ tuổi thì đến trường, đi học - chuyện tưởng như đương nhiên với mọi đứa trẻ nhưng lại không đơn giản đối với những trẻ tự kỷ.
Giáo dục cho trẻ tự kỷ: “Bỏ thì thương, vương thì tội”

Có nên cho con đi học? có ngôi trường nào chấp nhận cho con vào học? con đi học có bị phân biệt đối xử với các học sinh bình thường không?... luôn là những câu hỏi không dễ tìm lời giải đáp của những gia đình có con mắc rối loạn phổ tự kỷ.

Dù đã có nhiều quy định bằng văn bản về giáo dục hòa nhập cho trẻ tự kỷ nhưng thực tế con đường đến trường của trẻ tự kỷ vô cùng gian nan không chỉ với các phụ huynh mà chính các nhà trường.

giao duc cho tre tu ky: bo thi thuong, vuong thi toi hinh 1

Giáo dục cho trẻ tự kỷ - “Bỏ thì thương, vương thì tội”. Ảnh: KT

Sau 7 tháng bỏ công việc ổn định ở quê xuống Hà Nội thuê trọ để hàng ngày đưa con gái 4 tuổi đến điều trị tại trung tâm chuyên biệt dành cho trẻ tự kỷ, hành trình gian nan của chị Nguyễn Thùy Dung ở Lào Cai đã có những kết quả bước đầu. Sau một thời gian điều trị, con chị đã nói được bình thường, ngôn ngữ phát triển hơn, nhiều hành động không bị rập khuôn như trước, nhưng bé vẫn còn mất tập trung.

Mặc dù chi tiêu tiết kiệm nhưng mỗi tháng chi phí cho 2 mẹ con cũng hết khoảng 15 triệu gồm cả chi phí điều trị và ăn, ở. Tiền tiết kiệm hết, chị Dung phải vay mượn để chữa bệnh cho con. Điều chị Nguyễn Thùy Dung lo lắng hơn là đến khi không thể vay thêm được tiền, mẹ con chị sẽ phải về quê thì việc điều trị và học hòa nhập của con sẽ như thế nào, có trường nào nhận con vào học hay không, giáo viên có kỹ năng để dạy trẻ tự kỷ không...

“Ở địa phương em cũng có cháu tự kỷ, mười mấy tuổi rồi nhưng cũng không được đi học, bị nhốt ở nhà. Cháu cũng từng đi học hòa nhập nhưng ở đó họ hay né tránh, không cho con tiếp xúc với những bạn như thế. Nhà trường trước em cho con học, lúc em chưa phát hiện ra, các cô cũng không quan tâm đến cháu, lúc em phát hiện ra qua camera, thường giờ học, các cô không cho cháu ngồi chung với các bạn. Các cô cũng không nói chuyện với gia đình, cứ đến giờ học là cho cháu ngồi riêng một góc”, chị Dung bộc bạch.

Nhu cầu học hòa nhập của trẻ tự kỷ hiện đang rất lớn nhưng hầu hết các trường từ bậc mầm non đến trung học cơ sở, trung học phổ thông cả nước đều đang thiếu các điều kiện cần và đủ đó là cơ sở vật chất phù hợp, giáo viên hoặc nhân viên trường học dành cho trẻ tự kỷ.

Tại Hà Nội, theo thống kê của Sở Giáo dục và Đào tạo, trong số trẻ khuyết tật học đường của toàn thành phố thì số trẻ tự kỷ chiếm khoảng 30%. Riêng cấp tiểu học có khoảng hơn 1.000 trẻ khuyết tật đang học hòa nhập, trong đó 80% là trẻ tự kỷ. Dù được đánh giá là thực hiện tốt giáo dục hòa nhập cho trẻ tự kỷ thì nhiều trường có trẻ tự kỷ theo học cũng đang ở tình trạng không có cơ sở vật chất phù hợp, không có giáo viên hay nhân viên hỗ trợ chuyên biệt.

Bà Thẩm Kiều Vân, Phó Hiệu trưởng Trường THCS Xuân La, quận Tây Hồ, Hà Nội nêu thực tế: “Từ trước đến nay chưa bao giờ có giáo viên chuyên biệt cho đối tượng học sinh tự kỷ mà như giáo viên hầu như là toàn vừa dạy, vừa dỗ, và tìm hiểu thêm để có thể cho các cháu hòa nhập. Khó khăn rất nhiều bởi vì có những cháu lại có hành vi gây ảnh hưởng đến các bạn xung quanh thì giáo viên vừa phải quan tâm đến toàn bộ đối tượng học sinh trong lớp, nhưng lại vừa phải quan tâm đến các cháu đặc biệt này. Giáo viên thì sẵn sàng thế nhưng khó khăn của nhà trường lại chính là phụ huynh học sinh của những học sinh còn lại trong lớp”.

Địa phương không có trung tâm, trường học chuyên biệt dành cho trẻ tự kỷ, gia đình không có điều kiện kinh tế nên phải đưa con em mình đến các trường học công lập khi chưa được can thiệp, trị liệu dẫn đến gây nguy hiểm cho bản thân trẻ và các bạn học trong lớp. Đó là vòng luẩn quẩn về giáo dục dành cho trẻ tự kỷ đang diễn ra ở rất nhiều địa phương.

Vụ việc một bé trai 4 tuổi ở Nam Định bị đa tật (gồm khuyết tật trí tuệ, tăng động, điếc, câm kèm theo rối loạn phổ tự kỷ) bị các giáo viên của trường mầm non buộc dây vào cổ áo, cột lên song sắt cửa sổ xảy ra vào cuối tháng 11 vừa qua chính là hệ quả từ việc giáo viên không được đào tạo về giáo dục chuyên biệt nhưng nhà trường vẫn nhận trẻ.

Tiến sỹ Vũ Thu Hương, nguyên Giảng viên khoa giáo dục tiểu học, Trường Đại học Sư pham Hà Nội phân tích: “Giáo viên đặc biệt sẽ biết các trẻ đó có những vấn đề gì, thể trạng của các cháu ra sao, có thể có những cơn bùng nổ như thế nào và họ cũng biết trong trường hợp các cháu bùng nổ thì họ phải làm gì để giảm cơn bùng nổ của các cháu. Đó là những phương pháp có thể nói là rất cơ bản nhưng những giáo viên bình thường thì có thể sẽ không bao giờ biết. Chính vì khi rơi vào một tình huống khó khăn, thì họ trở nên rất bối rối thậm chí bất lực, chính vì vậy họ sẽ nghĩ ra các biện pháp gây hại cho trẻ hoặc là mang tính chất bạo hành khiến cho trẻ tổn thương mặc dù họ thực sự không muốn điều đó”.

Với số lượng các trẻ tự kỷ đang ngày càng tăng nhanh, các trung tâm, trường chuyên biệt đang bị quá tải. Ông Nguyễn Khánh Hướng, Hiệu trưởng Trường mầm non Ngôi Sao sáng, quận Cầu Giấy, Hà Nội nói: “Trường hoạt động được 10 năm, mục tiêu can thiệp cho các cháu tăng động, giảm chú ý. Với 60 giáo viên chỉ đáp ứng được 100 cháu và mỗi ngày can thiệp 185 ca và không thể đáp ứng hết nhu cầu của nhiều phụ huynh. Nhiều phụ huynh ở nhiều tỉnh thành trong cả nước đến trường, thậm chí cả nước ngoài như Canada, Bỉ… Điều khó khăn là các địa phương chưa có các trường can thiệp như thế này. Các phụ huynh phải lo nhiều khoản nên là gánh nặng chi phí”.

Gia đình có trẻ tự kỷ thì luôn mong muốn con được học hòa nhập, còn nhà trường và giáo viên thì lúng túng, nếu không tiếp nhận trẻ thì thương các em không có nơi học, còn nhận các em thì lại không đủ năng lực để quản lý, dạy học. Tình cảnh được nhiều người ví von là “bỏ thì thương, vương thì tội”, khó khăn cho cả nhà trường, gia đình và học sinh tự kỷ.

Các gia đình có con mắc chứng tự kỷ đều phải tự chạy chữa cho con tại các trung tâm chuyên biệt, dẫn đến gánh nặng về chi phí. Hệ thống các trường công lập thì cũng phải tự sáng tạo để dạy trẻ tự kỷ chung với trẻ bình thường do không có giáo viên chuyên biệt, hoặc nhân viên trường học dành cho trẻ chuyên biệt.

Thực tế này đã cho thấy “lỗ hổng” về chính sách khiến cho việc giáo dục hòa nhập cho trẻ tự kỷ đang gặp khó khăn.

Tác giả bài viết: Theo VOV.VN

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Văn bản

2598/BGDĐT-GDĐH

Hướng dẫn tuyển sinh ĐH, tuyển sinh cao đẳng ngành GDMN

Thời gian đăng: 19/07/2022

lượt xem: 1422 | lượt tải:310

1683/QĐ-BGDĐT

Kế hoạch triển khai tuyển sinh đại học, cao đẳng ngành GDMN 2022

Thời gian đăng: 19/07/2022

lượt xem: 1142 | lượt tải:298

08/2022/TT-BGDĐT

Thông tư 08/2022/TT-BGDĐT ngày 06/6/2022 ban hành Quy chế tuyển sinh đại học, tuyển sinh cao đẳng ngành Giáo dục Mầm non

Thời gian đăng: 21/06/2022

lượt xem: 2452 | lượt tải:389

1444/BGDĐT-GDĐH

Hướng dẫn công tác tuyển sinh 2021

Thời gian đăng: 17/04/2021

lượt xem: 2929 | lượt tải:488

15/2020/TT-BGDĐT

Thông tư ban hành quy chế thi tốt nghiệp trung học phổ thông 2020

Thời gian đăng: 19/06/2020

lượt xem: 2247 | lượt tải:337
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập826
  • Hôm nay29,561
  • Tháng hiện tại307,691
  • Tổng lượt truy cập51,663,650
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây
1
Hotline: 0965.855.944