Giáo dục là niềm tự hào của Việt Nam trong cuộc cách mạng 4.0

Thứ ba - 19/01/2021 09:34 462 0
GD&TĐ - Vấn đề đổi mới GD-ĐT, phát triển nguồn nhân lực, thu hút nhân tài nhận được sự quan tâm, góp ý của các tầng lớp nhân dân trong dự thảo Văn kiện Đại hội XIII của Đảng.
Giáo dục là niềm tự hào của Việt Nam trong cuộc cách mạng 4.0

Giáo dục phát triển trong thời đại số

Bày tỏ sự nhất trí cao với dự thảo các văn kiện trình Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XIII, TS Hoàng Anh Đức - Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu và phát triển giáo dục EdLab Asia cho biết: Nội dung các dự thảo văn kiện được chuẩn bị công phu và có tính khái quát cao, nhiều điểm mới; kết cấu, bố cục chặt chẽ; bám sát thực tiễn trên tất cả các lĩnh vực như kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội, an ninh, quốc phòng, đối ngoại, đánh giá sát thành tựu và hạn chế sau 5 năm thực hiện Nghị quyết Đại hội XII.

Nhấn mạnh đổi mới GD-ĐT phải đặt trong bối cảnh thế giới biến đổi phức tạp, TS Đức cho biết, thuật ngữ “Cách mạng công nghiệp lần thứ 4” được nhắc đến nhiều lần, nhưng đa phần nội hàm được bàn bạc mới chỉ dừng lại ở Cuộc cách mạng về Internet; trong khi đó cuộc cách mạng thực sự về dữ liệu chưa nhận được sự quan tâm thích đáng.

Trên thực tế, những ngành, nghề mới đang ra đời với tốc độ nhanh, nhưng tỷ lệ sinh viên thất nghiệp và thiếu hụt lao động có tay nghề phù hợp còn cao; chứng tỏ sự yếu kém trong công tác dự báo và quản trị nguồn lực. Do đó, TS Hoàng Anh Đức đề nghị xác định vị thế của dữ liệu, dữ liệu lớn trong công tác hoạch định, đổi mới giáo dục - đào tạo.

Trong bối cảnh thế giới biến động không ngừng, nhu cầu của người học và người dạy không ngừng thay đổi, văn kiện Đại hội Đảng nhấn mạnh, cần tăng cường các hình thức học tập không chính quy, học tập thường xuyên, các cộng đồng học tập… góp phần nâng cao nhận thức của toàn Đảng, toàn dân về việc xây dựng một xã hội học tập.

Tuy nhiên, mục tiêu phát triển giáo dục nên tập trung vào phát triển năng lực thay vì những kiến thức, kỹ năng, chương trình học cố định trong các trường phổ thông; từ đó rút ngắn khoảng cách giữa lý thuyết và thực tiễn; giúp học sinh hình thành “năng lực thích ứng” và “năng lực sáng tạo”, làm chủ tương lai.

TS Hoàng Anh Đức cho rằng, đổi mới giáo dục, phát triển văn hóa, xã hội phải gắn liền với thực trạng già hóa dân số của Việt Nam; đảm bảo tính khái quát, sát sao với đặc trưng về tâm, sinh lý của thế hệ thanh, thiếu niên sinh ra trong “thời đại số”. Bởi, hướng tới tầm nhìn 2045, thế hệ người trẻ sinh từ năm 2000 - 2020 là lực lượng lao động, sáng tạo chủ chốt của đất nước.

Trong khi đó, sự khác biệt, cách biệt vùng miền ngày càng gia tăng và khó nhận biết trong giới trẻ. Bởi vậy, bên cạnh dự báo các vấn đề kinh tế - xã hội nói chung, TS Hoàng Anh Đức đề xuất bổ sung thêm tiểu mục dự báo, chủ trương và chiến lược dành cho thanh, thiếu niên sinh ra và lớn lên trong bối cảnh “thời đại số”.

Giáo dục là niềm tự hào của Việt Nam trong cuộc cách mạng 4.0 - Ảnh minh hoạ 2
Giáo dục Việt Nam được thế giới đánh giá cao

Đưa Việt Nam trở thành quốc gia mạnh về giáo dục

TS Lê Duy Anh- giảng viên Đại học Kinh tế, Đại học Quốc gia Hà Nội đề xuất mục tiêu đến năm 2045, Việt Nam có từ 1 đến 3 trường đại học nghiên cứu nằm trong top 100 thế giới, có chất lượng và uy tín quốc tế, cạnh tranh với các đại học hàng đầu thế giới và khu vực.

Theo TS Lê Duy Anh, các quốc gia dẫn đầu thế giới về khoa học - công nghệ đều là quốc gia thịnh vượng, có trường đại học nghiên cứu dẫn đầu trong cuộc đua về nghiên cứu và phát triển. Các trường đại học nghiên cứu uy tín là hạt nhân phát triển, thúc đẩy tiến bộ khoa học - công nghệ và thương mại hóa sản phẩm, thu hút và giữ chân nhà khoa học có trình độ.

Dự thảo các văn kiện đề cập nhiều lần đến phát triển khoa học - công nghệ cũng như chất lượng giáo dục, nhưng cần có một mục tiêu cụ thể để đánh giá và đo đếm sự thành công của lĩnh vực này. Năm 2020, Việt Nam có trường đại học trong top 1.000 thế giới, khoảng cách đến top 100 còn xa và đầy thử thách, nhưng 25 năm đủ có thể biến mục tiêu thành hiện thực khi có tầm nhìn, quyết tâm và kế hoạch ngay từ bây giờ.

Đánh giá cao mục tiêu phấn đấu đưa nước ta trở thành một quốc gia mạnh về GD-ĐT ở khu vực, TS Trần Lê Hưng đến từ trường Đại học cầu đường Paris (Pháp) đề nghị không chỉ kết hợp giữa nhà khoa học, trí thức người Việt Nam ở trong và ngoài nước, mà còn đẩy mạnh kết nối chuyên gia nước ngoài có đủ đạo đức và trình độ đến Việt Nam sinh sống và làm việc; có cơ chế thu hút và gìn giữ nhân tài, tránh chảy máu chất xám.

TS Nguyễn Linh Đan đến từ Trường Đại học Tokyo (Nhật Bản) đánh giá dự thảo Báo cáo chính trị Đại hội XIII của Đảng có nhiều điểm thay đổi mạnh mẽ, đặc biệt chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của đất nước chú trọng, quan tâm đến yếu tố bảo vệ môi trường; cụm từ “phát triển nhanh và bền vững” được lặp lại nhiều lần trong các bản báo cáo.

Theo TS Nguyễn Linh Đan, nội dung “tốc độ tăng trưởng tổng sản phẩm trong nước (GDP) bình quân khoảng 7%/năm; GDP bình quân đầu người theo giá hiện hành đến năm 2030 đạt khoảng 7.500 USD/người” là mục tiêu tăng trưởng mạnh, vì vậy sẽ có những sức ép nhất định lên phát thải nhà kính và sức chịu đựng của môi trường.

Ngoài GDP, vấn đề dân số cũng là một đầu vào quan trọng của dự báo tiêu thụ năng lượng của quốc gia. Cùng với lợi thế phát triển kinh tế từ dân số vàng, vấn đề ứng phó với việc già hóa, dân số tăng nhanh và đô thị hóa… sẽ đều khiển hệ thống năng lượng trở nên quá tải.

TS Nguyễn Linh Đan đề xuất, cần cân nhắc lại các dự báo kinh tế và năng lượng, lựa chọn mô hình phát triển kinh tế phù hợp, đưa ra giải pháp đồng bộ và kịp thời, đảm bảo nền kinh tế nước ta thực sự phát triển theo hướng bền vững, bởi năng lượng là xương sống của mọi nền kinh tế.

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Văn bản

2598/BGDĐT-GDĐH

Hướng dẫn tuyển sinh ĐH, tuyển sinh cao đẳng ngành GDMN

Thời gian đăng: 19/07/2022

lượt xem: 1422 | lượt tải:310

1683/QĐ-BGDĐT

Kế hoạch triển khai tuyển sinh đại học, cao đẳng ngành GDMN 2022

Thời gian đăng: 19/07/2022

lượt xem: 1142 | lượt tải:298

08/2022/TT-BGDĐT

Thông tư 08/2022/TT-BGDĐT ngày 06/6/2022 ban hành Quy chế tuyển sinh đại học, tuyển sinh cao đẳng ngành Giáo dục Mầm non

Thời gian đăng: 21/06/2022

lượt xem: 2452 | lượt tải:389

1444/BGDĐT-GDĐH

Hướng dẫn công tác tuyển sinh 2021

Thời gian đăng: 17/04/2021

lượt xem: 2929 | lượt tải:488

15/2020/TT-BGDĐT

Thông tư ban hành quy chế thi tốt nghiệp trung học phổ thông 2020

Thời gian đăng: 19/06/2020

lượt xem: 2247 | lượt tải:337
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập813
  • Hôm nay30,245
  • Tháng hiện tại308,375
  • Tổng lượt truy cập51,664,334
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây
1
Hotline: 0965.855.944