Giáo dục mầm non: Nhiều thách thức trong năm học mới

Chủ nhật - 15/08/2021 07:02 5.282 0
GD&TĐ - Vượt lên khó khăn, giáo dục mầm non đã thực hiện được nhiều nội dung công việc đạt kết quả nổi bật. Tuy nhiên, rất nhiều thách thức đang đặt ra với ngành học này trong thời điểm Covid-19 còn diễn biến phức tạp
Giáo dục mầm non: Nhiều thách thức trong năm học mới

Nỗ lực vì sự nghiệp chung

Theo kết quả đánh giá năm học của Vụ Giáo dục mầm non (GDMN), năm học 2020 – 2021 đánh dấu nhiều nỗ lực từ Bộ GD&ĐT đến các địa phương và nhà trường trong việc nâng cao hiệu lực, hiệu quả công tác quản lý nhà nước về GDMN.

Bộ GD&ĐT đã tham mưu cho Chính phủ và ban hành các văn bản hướng dẫn thực hiện Luật Giáo dục 2019; các địa phương đã ban hành chính sách phát triển GDMN theo yêu cầu tại Nghị định số 105/2020/NĐ-CP; công tác kiểm tra giám sát có nhiều chuyển biến. Các nhà trường đã nỗ lực nuôi dạy trẻ chất lượng - an toàn.

Ghi nhận những nỗ lực của các địa phương, PGS.TS Nguyễn Bá Minh – Vụ trưởng Vụ GDMN, cho biết: Bên cạnh việc thực hiện đầy đủ các quy định của nhà nước, các địa phương đã chủ động ban hành các quyết định để đảm bảo an toàn cho trẻ, thực hiện các giải pháp nâng cao chất lượng nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ;

Chỉ đạo các cơ sở GDMN thực hiện có hiệu quả Chuyên đề “Đẩy mạnh phòng, chống bạo hành trẻ” theo Kế hoạch số 157/KH-BGDĐT; tổ chức chăm sóc, giáo dục trẻ em mầm non, đáp ứng yêu cầu chương trình giáo dục mầm non trong bối cảnh phòng, chống dịch Covid-19 theo hướng dẫn tại Công văn số 1268/BGDĐT-GDMN của Bộ.

Giáo dục mầm non: Nhiều thách thức trong năm học mới - Ảnh minh hoạ 2
Trẻ làm trung tâm trong mọi hoạt động nuôi dạy (HS Trường MN Eduplay Hà Nội trong thời điểm chưa giãn cách)

Các địa phương đều thực hiện có hiệu quả việc nhân rộng mô hình, điển hình tốt trong thực hiện chuyên đề Xây dựng trường mầm non lấy trẻ làm trung tâm giai đoạn 2016-2020 để nâng cao chất lượng thực hiện Chương trình GDMN.

Hoàn thành tốt mục tiêu, nhiệm vụ năm học, đảm bảo an toàn, chất lượng chăm sóc, giáo dục trẻ được nâng cao. Trẻ em mẫu giáo 5 tuổi được chuẩn bị các điều kiện sẵn sàng vào lớp 1 bằng nhiều giải pháp cụ thể, thiết thực; chế độ, chính sách cho trẻ em được thực hiện đầy đủ, kịp thời.

Đặc biệt, công tác quy hoạch, sắp xếp mạng lưới trường lớp tiếp tục được triển khai theo hướng dẫn của Bộ GD&ĐT. Nhiều địa phương đã tăng cường công tác kiểm tra, giám sát, khắc phục những tồn tại, hạn chế.

Các địa phương tiếp tục đầu tư mở rộng, xây mới trường lớp, tăng cường sửa chữa, cải tạo cơ sở vật chất (CSVC), mua sắm thiết bị, đồ dùng, đồ chơi; những địa phương có khu công nghiệp, khu chế xuất đẩy mạnh việc thành lập các cơ sở GDMN ngoài công lập để đáp ứng yêu cầu chăm sóc, giáo dục trẻ. Những đổi thay này đã tạo điều kiện cho việc nuôi dạy trẻ chất lượng và an toàn.

Làm nên thành công này không thể thiếu vắng vai trò của thầy cô giáo. Đội ngũ giáo viên được nhiều tỉnh/thành phố quan tâm tuyển dụng, bổ sung.

Các địa phương tích cực mở lớp bồi dưỡng về chuyên môn, nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên trường học để đáp ứng yêu cầu thực hiện Chương trình GDMN.

Công tác kiểm định chất lượng giáo dục và xây dựng trường đạt chuẩn quốc gia được các địa phương quan tâm, nhiều cơ sở GDMN đã có CSVC hiện đại, môi trường giáo dục an toàn, thân thiện, lành mạnh tạo niềm tin cho phụ huynh và nhân dân.

Những khó khăn cần tháo gỡ

Ghi nhận những kết quả tốt đẹp của GDMN trong năm học vừa qua, PGS.TS Nguyễn Bá Minh cũng chỉ ra những khó khăn khách quan do dịch bệnh Covid-19 diễn biễn phức tạp, kéo dài đặt GDMN đứng trước nhiều thách thức.

Trẻ em mầm non phải ở nhà trong thời gian dài, ảnh hưởng đến nền nếp, thói quen thực hiện chế độ sinh hoạt theo yêu cầu phát triển của độ tuổi. Ở một số địa phương, tỉ lệ trẻ em béo phì tăng lên so với năm học trước. Việc chuyển đổi phương pháp giáo dục trong thời điểm dịch còn hạn chế do nhà trường thiếu điều kiện về CSVC, thiết bị, thiếu nguồn tài liệu, học liệu số.

Nhiều cơ sở GDMN chưa được đầu tư hệ thống CNTT để phục vụ công tác phối hợp với cha mẹ trong việc nuôi dưỡng chăm sóc, giáo dục trẻ; đội ngũ giáo viên dù đã được bồi dưỡng về nghiệp vụ nhưng còn hạn chế trong việc tiếp cận công nghệ để thực hiện Chương trình GDMN.

Các cơ sở giáo dục ngoài công lập gặp nhiều khó khăn về nguồn kinh phí để chi trả cho đội ngũ và các chi phí khác để duy trì hoạt động của trường (của cấp học khác vẫn thu được học phí do tổ chức dạy học trực tuyến); có nguy cơ giáo viên mầm non chuyển đổi nghề nghiệp, bỏ việc, nhiều đơn vị phải dừng hoạt động và có nguy cơ giải thể.

Giáo dục mầm non: Nhiều thách thức trong năm học mới - Ảnh minh hoạ 3
Thầy giáo chăm trẻ ở Trường MN Chế Cu Nha (Mù Căng Chải, Yên Bái)

Việc triển khai thực hiện Chính sách phát triển GDMN theo quy định tại Nghị định số 105/2020/NĐ-CP ở một số địa phương còn chậm.

Các quy chuẩn về đội ngũ, cơ sở vật chất, tổ chức hoạt động nuôi dưỡng chăm sóc giáo dục trẻ, kiểm định chất lượng giáo dục và công nhận trường chuẩn quốc gia,... còn khó khăn. Còn có sự chênh lệch về cơ hội tiếp cận giáo dục và điều kiện đảm bảo chất lượng GDMN giữa các địa phương.

Công tác quy hoạch, đầu tư tại nhiều địa phương chưa theo kịp nhu cầu phát triển và nhu cầu đưa trẻ đến trường của nhân dân; còn thiếu trường/lớp, ở khu đô thị, khu đông dân cư, khu công nghiệp, khu chế xuất do việc phát triển nóng về công nghiệp và dịch vụ;

Tỷ lệ huy động trẻ ở một số địa phương chưa đạt mục tiêu của Chính phủ; một số địa phương còn nhiều phòng học nhờ, phòng học tạm, mượn. Đội ngũ giáo viên còn thiếu ở nhiều địa phương, thiếu chỉ tiêu biên chế, thiếu nguồn tuyển dụng, trong khi vẫn phải thực hiện chủ trương giảm 10% biên chế.

Năm học 2021 – 2022 đặt ra cho GDMN nhiều nhiệm vụ quan trọng. Đó là đảm bảo an toàn tuyệt đối cho trẻ em, tổ chức nuôi dưỡng chăm sóc, giáo dục trẻ đáp ứng yêu cầu của chương trình GDMN trong bối cảnh dịch Covid-19 diễn biến phức tạp; nâng cao hiệu lực, hiệu quả công tác quản lý nhà nước về GDMN;

Tiếp tục đổi mới cơ chế quản lý, tăng cường nền nếp, kỷ cương, chất lượng và hiệu quả trong các cơ sở GDMN; phát triển mạng lưới trường, lớp mầm non phù hợp với điều kiện KT-XH của địa phương, đáp ứng nhu cầu đến trường của trẻ em, theo hướng chuẩn hóa, hiện đại hóa, xã hội hóa và hội nhập quốc tế.

"Năm học mới, GDMN cần tiếp tục củng cố, duy trì và nâng cao chất lượng phổ cập GDMN 5 tuổi, phát triển GDMN cho trẻ em dưới 5 tuổi; khắc phục tình trạng thiếu giáo viên, nâng cao chất lượng, phát triển đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên mầm non đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục; triển khai thực hiện Chương trình GDMN sau sửa đổi theo hướng dẫn của Bộ, triển khai thực hiện chuyên đề “Xây dựng trường mầm non lấy trẻ làm trung tâm giai đoạn 2021-2025”; đẩy mạnh công tác truyền thông về GDMN. Để làm được việc này rất cần sự đồng hành của các cấp ủy, chính quyền địa phương, các lực lượng xã hội và đặc biệt là đội ngũ GV đang trực tiếp đứng lớp, các bậc phụ huynh" – PGS.TS Nguyễn Bá Minh.

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Văn bản

2598/BGDĐT-GDĐH

Hướng dẫn tuyển sinh ĐH, tuyển sinh cao đẳng ngành GDMN

Thời gian đăng: 19/07/2022

lượt xem: 1422 | lượt tải:310

1683/QĐ-BGDĐT

Kế hoạch triển khai tuyển sinh đại học, cao đẳng ngành GDMN 2022

Thời gian đăng: 19/07/2022

lượt xem: 1142 | lượt tải:298

08/2022/TT-BGDĐT

Thông tư 08/2022/TT-BGDĐT ngày 06/6/2022 ban hành Quy chế tuyển sinh đại học, tuyển sinh cao đẳng ngành Giáo dục Mầm non

Thời gian đăng: 21/06/2022

lượt xem: 2452 | lượt tải:389

1444/BGDĐT-GDĐH

Hướng dẫn công tác tuyển sinh 2021

Thời gian đăng: 17/04/2021

lượt xem: 2929 | lượt tải:488

15/2020/TT-BGDĐT

Thông tư ban hành quy chế thi tốt nghiệp trung học phổ thông 2020

Thời gian đăng: 19/06/2020

lượt xem: 2247 | lượt tải:337
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập783
  • Máy chủ tìm kiếm1
  • Khách viếng thăm782
  • Hôm nay57,592
  • Tháng hiện tại335,722
  • Tổng lượt truy cập51,691,681
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây
1
Hotline: 0965.855.944