Giáo sư Võ Tòng Xuân: Kỳ thi phải ngày càng hoàn thiện

Thứ sáu - 27/07/2018 20:23 557 0
GD&TĐ - “Kỳ thi THPT quốc gia hiện nay được tổ chức theo hướng thuận lợi nhất cho thí sinh và phụ huynh. Đây là ưu điểm nổi bật của kỳ thi được ngành GD-ĐT tổ chức trong những năm vừa qua…” - đó là chia sẻ của Giáo sư Võ Tòng Xuân - Hiệu trưởng Trường ĐH Nam Cần Thơ về Kỳ thi THPT quốc gia.
Giáo sư Võ Tòng Xuân: Kỳ thi phải ngày càng hoàn thiện

Thuận lợi cho thí sinh, giảm tốn kém cho xã hội

Kỳ thi THPT quốc gia được tổ chức thi ở địa phương là chủ trương đúng, tạo thuận lợi cho thí sinh, giảm tốn kém cho xã hội. Điều đó đã được minh chứng trong thực tiễn tổ chức kỳ thi trong những năm qua.

Giáo sư Võ Tòng Xuân: Kỳ thi phải ngày càng hoàn thiện - Ảnh minh hoạ 2
Giáo sư Võ Tòng Xuân - Hiệu trưởng Trường ĐH Nam Cần Thơ 

Theo lời của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Phùng Xuân Nhạ: Chúng ta nhớ lại những năm trước đây, nhiều gia đình phải vất vả đưa con về thành phố lớn dự thi ĐH, có khi phải bán cả gia sản mới đủ tiền đưa con đi thi thì nay đã hoàn toàn khác. Đây cũng là lý do để việc đổi mới thi trong những năm qua nhận được sự đồng thuận của toàn xã hội. Ngoài ra, từ 2 năm nay, phần lớn các bài thi theo hình thức trắc nghiệm khách quan, mỗi thí sinh có một mã đề riêng hay bài thi tự luận môn Ngữ văn ra đề mở đã hạn chế tối đa các gian lận, tiêu cực trong phòng thi…

Tâm lý của HS, nhất là phụ huynh thời gian qua vẫn còn nặng về xu hướng cho con em vào ĐH. Trước đây, khi còn kỳ thi 3 chung, mỗi năm đến mùa thi đều rất căng thẳng, không chỉ căng thẳng với phụ huynh mà thí sinh cũng căng thẳng. Quá trình tuyển sinh trước kia cũng kéo dài, thí sinh cũng thấp thỏm, “căng như dây đàn” khi rút - nộp hồ sơ liên tục để bằng mọi giá phải đỗ ĐH. Từ đó, tỷ lệ thí sinh ảo rất cao, các trường gặp không ít khó khăn trong khâu tuyển sinh…

 
Giáo sư Võ Tòng Xuân

Theo Giáo sư Võ Tòng Xuân: Kỳ thi THPT quốc gia được tổ chức vừa để xét tốt nghiệp THPT, vừa phục vụ xét tuyển vào ĐH, CĐ đã giúp thí sinh, gia đình và nhà trường giảm gánh nặng về kinh phí rất nhiều. Có thể nói, Kỳ thi THPT quốc gia hiện nay được tổ chức theo hướng thuận lợi nhất cho thí sinh và phụ huynh. Đây là ưu điểm của kỳ thi THPT được ngành GD-ĐT tổ chức trong những năm qua.

Với cách tổ chức thi này, Bộ GD&ĐT cũng được giảm áp lực rất nhiều, trong khi Bộ lo chuẩn bị khâu đề thi và công tác chỉ đạo, thanh kiểm tra; còn lại việc tổ chức thi các địa phương sẽ tự chủ. Sự thay đổi trong thi cử cũng đã tác động đến tâm lý dạy, học của thầy và trò, áp lực thi cử được giảm đáng kể. Việc nộp hồ sơ, chọn trường, chọn ngành của HS cũng thuận lợi rất nhiều.

Ngành GD-ĐT đang rất cầu thị và lắng nghe để đột phá

Với tinh thần cầu thị, đổi mới, Kỳ thi THPT quốc gia được tổ chức ngày càng hoàn thiện. Đơn cử như kỳ thi năm nay, qua cái nhìn tổng thể, đề thi rất hay và có tính phân hóa thí sinh một cách rõ rệt và khoa học.

Trước đây, khi còn kỳ thi xét tốt nghiệp riêng do mỗi tỉnh tổ chức thì việc xác định, phân loại thí sinh rất khó. Để tiến hành phân loại thí sinh và tuyển thí sinh đủ năng lực thì phải tổ chức thêm kỳ thi tuyển sinh ĐH, CĐ… Ở phương diện trường ĐH, hiện nay chúng tôi tin tưởng vào kết quả của Kỳ thi THPT quốc gia, qua kỳ thi này số thí sinh có đủ năng lực được thể hiện rõ nên nhà trường thuận lợi trong tuyển sinh.

Theo tôi, để Kỳ thi THPT quốc gia trong thời gian tới càng hoàn thiện hơn, ngoài việc tổ chức thi như hiện nay thì có thể tổ chức thêm việc khảo sát thí sinh đầu vào ĐH, CĐ. Việc làm này sẽ xác định được sở trường, nguyện vọng cũng như mong muốn của thí sinh trước sự lựa chọn ở tương lai. Đặc biệt, qua việc khảo sát này, các trường ĐH sẽ tuyển được thí sinh phù hợp; đặc biệt là những thí sinh có niềm đam mê, có năng khiếu hoặc có sở trường với ngành nghề bản thân muốn theo học.

Thứ nữa là bằng cấp tốt nghiệp THPT, theo tôi là rất quan trọng, chứng tỏ trình độ cơ bản của một con người. Do đó, ở trường THPT phải dạy học, đánh giá thi cử thật chuẩn.

"Như đã trao đổi, Kỳ thi THPT quốc gia tổ chức trong những năm qua đã thể hiện những ưu điểm nổi bật. Sự cầu thị, lắng nghe và hành động của ngành GD sẽ là cơ sở quan trọng để hướng đến những bước đột phá; đáp ứng yêu cầu trong công cuộc đổi mới căn bản, toàn diện GD-ĐT". - GS Nguyễn Tòng Xuân

Tác giả bài viết: Quốc Ngữ (ghi)

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Văn bản

2598/BGDĐT-GDĐH

Hướng dẫn tuyển sinh ĐH, tuyển sinh cao đẳng ngành GDMN

Thời gian đăng: 19/07/2022

lượt xem: 1422 | lượt tải:310

1683/QĐ-BGDĐT

Kế hoạch triển khai tuyển sinh đại học, cao đẳng ngành GDMN 2022

Thời gian đăng: 19/07/2022

lượt xem: 1142 | lượt tải:298

08/2022/TT-BGDĐT

Thông tư 08/2022/TT-BGDĐT ngày 06/6/2022 ban hành Quy chế tuyển sinh đại học, tuyển sinh cao đẳng ngành Giáo dục Mầm non

Thời gian đăng: 21/06/2022

lượt xem: 2452 | lượt tải:389

1444/BGDĐT-GDĐH

Hướng dẫn công tác tuyển sinh 2021

Thời gian đăng: 17/04/2021

lượt xem: 2929 | lượt tải:488

15/2020/TT-BGDĐT

Thông tư ban hành quy chế thi tốt nghiệp trung học phổ thông 2020

Thời gian đăng: 19/06/2020

lượt xem: 2247 | lượt tải:337
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập557
  • Hôm nay18,482
  • Tháng hiện tại296,612
  • Tổng lượt truy cập51,652,571
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây
1
Hotline: 0965.855.944