Giáo viên dạy chương trình mới: Giải pháp trước mắt và lâu dài

Thứ hai - 02/05/2022 19:26 278 0
GD&TĐ - Một trong những khó khăn của các địa phương khi triển khai Chương trình giáo dục phổ thông 2018 ở lớp 10 từ năm học 2022 - 2023 là thiếu giáo viên Âm nhạc, Mỹ thuật.
Giáo viên dạy chương trình mới: Giải pháp trước mắt và lâu dài

Giải pháp trước mắt và lâu dài để khắc phục khó khăn này là gì?

Giải pháp từ địa phương

Ông Nguyễn Phương Toàn - Phó Giám đốc Sở GD&ĐT Tiền Giang - cho biết: Năm học 2022 - 2023 tất cả trường THPT đều chưa có giáo viên để dạy Âm nhạc, Mỹ thuật nên gặp khó khăn trong việc tổ chức dạy các môn học này. Giáo viên Âm nhạc, Mỹ thuật ở các trường tiểu học, THCS trên địa bàn cũng đang thiếu và hầu hết chỉ có trình độ cao đẳng sư phạm nên không thể liên kết giảng dạy tại các trường THPT.

Trong năm học 2022 - 2023, Sở GD&ĐT chỉ đạo các trường THCS và THPT đáp ứng yêu cầu về đội ngũ giáo viên, cơ sở vật chất tổ chức dạy học Âm nhạc, Mỹ thuật để đáp ứng nhu cầu lựa chọn của học sinh; đồng thời tuyển mới giáo viên các bộ môn để tiếp tục triển khai Chương trình giáo dục phổ thông 2018 trong những năm tiếp theo.

Hiện, tỉnh Phú Thọ cũng chưa có giáo viên Âm nhạc, Mỹ thuật ở THPT. Chia sẻ giải pháp khắc phục khó khăn, theo ông Phùng Quốc Lập, Phó Giám đốc Sở GD&ĐT, sở đề nghị UBND tỉnh xem xét tuyển dụng đội ngũ giáo viên dạy Âm nhạc, Mỹ thuật ở THPT. Cùng với đó, xem xét giáo viên Âm nhạc, Mỹ thuật dôi dư ở tiểu học, THCS trên địa bàn có đủ điều kiện, có nhu cầu dạy học ở THPT, cho phép chuyển lên dạy ở cấp học này; cho phép các trường THPT được hợp đồng với giáo viên Âm nhạc, Mỹ thuật có đủ điều kiện hiện đang dạy ở tiểu học, THCS, hoặc sinh viên mới ra trường…

Theo báo cáo của Sở GD&ĐT Sơn La, trong năm học 2022 - 2023 tất cả trường THPT của địa phương đều chưa có giáo viên dạy môn Nghệ thuật (Âm nhạc, Mỹ thuật) nên gặp khó khăn trong tổ chức dạy học. Sở GD&ĐT đã chủ động xây dựng kế hoạch bố trí, điều động giáo viên bảo đảm cân đối, hợp lý giữa các trường; chỉ đạo trường THPT chủ động hợp đồng với một số giáo viên Âm nhạc, Mỹ thuật đang dạy THCS trên địa bàn, nếu đủ điều kiện. Đồng thời tham mưu cho UBND tỉnh tiếp tục giao bổ sung chỉ tiêu biên chế, đầu tư cơ sở vật chất thiết bị dạy học để từng bước nâng cao khả năng đáp ứng nhu cầu học tập ngày càng cao và đa dạng của học sinh.

Sở GD&ĐT Sơn La cũng chủ động tổ chức hội nghị về triển khai rà soát, tính toán biên chế đối với các trường THPT, trường THCS & THPT, trường phổ thông dân tộc nội trú THCS & THPT và trung tâm giáo dục thường xuyên về chuẩn bị đội ngũ giáo viên lớp 10 cho Chương trình giáo dục phổ thông mới trong việc xây dựng tổ hợp lựa chọn bộ môn, nhằm bảo đảm đáp ứng số lượng giáo viên hiện có và nhu cầu học tập của học sinh năm học 2022 - 2023 và những năm tiếp theo để xây dựng phương án tuyển dụng giáo viên mới cho phù hợp.

Giáo viên dạy chương trình mới: Giải pháp trước mắt và lâu dài - Ảnh minh hoạ 2
Trong giờ Âm nhạc tại Trường THPT Chu Văn An (Hà Nội).

Liên kết trường - trường

Theo PGS.TS Đào Đăng Phượng, Hiệu trưởng Trường ĐH Sư phạm Nghệ thuật Trung ương, cách đây 3 năm, trong một hội nghị về nâng cao chất lượng giáo dục nghệ thuật trong trường học tổ chức tại Trường ĐH Sư phạm Nghệ thuật Trung ương, Bộ GD&ĐT đã đưa ra bức tranh khá cụ thể về đội ngũ giáo viên Âm nhạc, Mỹ thuật; cùng với đó là giải pháp cho đội ngũ này cũng được đề ra.

Theo đó, hiện nay, có khoảng 2.800 trường THPT trên cả nước, nhưng không nhất thiết phải bảo đảm ít nhất mỗi trường THPT có 1 giáo viên Âm nhạc, 1 giáo viên Mỹ thuật. Vì, trong Chương trình giáo dục phổ thông 2018, môn Âm nhạc và môn Mỹ thuật là các môn học tự chọn, học sinh có thể chọn hoặc không; do đó, tùy theo điều kiện của từng trường, tùy vào số lượng học sinh đăng ký (tự chọn) có thể tổ chức dạy trực tiếp tại trường hoặc liên kết thành nhóm trường để tổ chức dạy học các môn tự chọn này. Như vậy, có thể vận dụng 1 giáo viên Âm nhạc/Mỹ thuật dạy cho một số trường THPT bảo đảm thuận lợi, phù hợp, chất lượng, hiệu quả.

Ngoài ra, nội dung dạy học nghệ thuật ở THPT theo định hướng giúp học sinh tiếp cận các lĩnh vực nghề nghiệp liên quan đến năng khiếu và sở trường của học sinh, do đó, để khắc phục tình trạng thiếu giáo viên Nghệ thuật, các trường có thể mời nghệ nhân, nghệ sĩ, chuyên gia về lĩnh vực này đến dạy một số chuyên đề. Bên cạnh đó, địa phương cũng cần có cơ chế để các trường sư phạm đào tạo giáo viên Âm nhạc/Mỹ thuật (hoặc trường văn hóa nghệ thuật của địa phương) liên kết với các trường THPT trên địa bàn để đưa giảng viên sư phạm Âm nhạc/Mỹ thuật đến dạy tại trường THPT.

Như vậy, cả hai bên cùng đạt hiệu quả. Trường THPT có giáo viên dạy tốt chuyên nghiệp mà không cần bổ sung biên chế. Trường sư phạm giải quyết được bài toán thừa giáo viên, thiếu giờ dạy; đồng thời, cũng là cơ hội để định hướng nghề nghiệp cho học sinh THPT có năng khiếu nghệ thuật, tạo nguồn đào tạo có chất lượng cho trường nghệ thuật sau khi học sinh tốt nghiệp THPT.

Với trường sư phạm đào tạo giáo viên Âm nhạc/Mỹ thuật trình độ đại học, cần được tạo điều kiện để mở các khóa học bồi dưỡng bổ sung kiến thức dạy học ở THPT (bằng các mô-đun, tín chỉ) cho nghệ nhân, nghệ sĩ, giảng viên Âm nhạc, Mỹ thuật của các trường văn hóa nghệ thuật, sinh viên nghệ thuật đã tốt nghiệp ra trường chưa có việc làm để giúp cho họ có kiến thức sư phạm, phương pháp và cách tiếp cận mới để có thể tham gia dạy học tốt ở bậc THPT.

Tương tự, Đồng Nai chưa tuyển được giáo viên dạy Âm nhạc, Mỹ thuật ở cấp THPT. Ông Võ Ngọc Thạch, Phó Giám đốc Sở GD&ĐT Đồng Nai, thông tin: Trong trường hợp trường có học sinh chọn môn học này trong tổ hợp tự chọn thì nhà trường hợp đồng với giáo viên đủ chuẩn của các trường THCS, hay trường văn hóa nghệ thuật, mỹ thuật trang trí tham gia giảng dạy (trên cơ sở kinh phí hoạt động đảm bảo). Về lâu dài, ông Võ Ngọc Thạch cho rằng: Trường ĐH Đồng Nai cần nghiên cứu, rà soát, khảo sát nhu cầu, mở mã ngành, tuyển sinh các ngành này trong năm tới; bồi dưỡng bổ sung tín chỉ cho những người đã học 2 bộ môn này… để đáp ứng yêu cầu Chương trình giáo dục phổ thông 2018.

Tác giả bài viết: Hiếu Nguyễn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Văn bản

2598/BGDĐT-GDĐH

Hướng dẫn tuyển sinh ĐH, tuyển sinh cao đẳng ngành GDMN

Thời gian đăng: 19/07/2022

lượt xem: 1422 | lượt tải:310

1683/QĐ-BGDĐT

Kế hoạch triển khai tuyển sinh đại học, cao đẳng ngành GDMN 2022

Thời gian đăng: 19/07/2022

lượt xem: 1143 | lượt tải:298

08/2022/TT-BGDĐT

Thông tư 08/2022/TT-BGDĐT ngày 06/6/2022 ban hành Quy chế tuyển sinh đại học, tuyển sinh cao đẳng ngành Giáo dục Mầm non

Thời gian đăng: 21/06/2022

lượt xem: 2452 | lượt tải:389

1444/BGDĐT-GDĐH

Hướng dẫn công tác tuyển sinh 2021

Thời gian đăng: 17/04/2021

lượt xem: 2930 | lượt tải:488

15/2020/TT-BGDĐT

Thông tư ban hành quy chế thi tốt nghiệp trung học phổ thông 2020

Thời gian đăng: 19/06/2020

lượt xem: 2247 | lượt tải:337
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập418
  • Hôm nay70,021
  • Tháng hiện tại348,151
  • Tổng lượt truy cập51,704,110
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây
1
Hotline: 0965.855.944