Giáo viên nghiên cứu nhiều bộ SGK để phong phú nguồn học liệu

Thứ tư - 21/04/2021 06:39 367 0
GD&TĐ - Những kết quả đạt được trong việc triển khai Chương trình giáo dục phổ thông mới đối với lớp 1 là tiền đề vững chắc giúp phụ huynh tin tưởng, đồng hành cùng nhà trường triển khai SGK mới lớp 2 và 6 tới đây.
Giáo viên nghiên cứu nhiều bộ SGK để phong phú nguồn học liệu

Chủ động đội ngũ, cơ sở vật chất

Trường THCS Thiện Kế (Bình Xuyên, Vĩnh Phúc) đặt tại thôn Hương Đà, xã Thiện Kế, huyện Bình Xuyên, tỉnh Vĩnh Phúc có diện tích 16.700 m2. Năm học 2021-2022, trường dự kiến đón 175 học sinh lớp 6 chia thành 4 lớp.

Để triển khai tốt chương trình GDPT mới đối với lớp 6, nhà trường đã chuẩn đủ số phòng học văn hóa. Mỗi phòng học được trang bị máy chiếu, hệ thống kết nối internet để phục vụ công tác giảng dạy. Nhà trường đã có các phòng học bộ môn Lý, Hóa, Sinh, Tin, Ngoại ngữ, thư viện và đang trong quá trình xây dựng thêm các phòng học Mỹ thuật, Âm nhạc…

Nhà giáo Võ Thị Tâm – Hiệu trưởng Trường THCS Thiện Kế chia sẻ, ngoài việc chuẩn bị tốt cơ sở vật chất, nhà trường đã có đủ nguồn lực giáo viên (GV), cả về số lượng và chất lượng. Trong đó, 100% CBQL, GV tham gia quá trình nghiên cứu, đóng góp ý kiến và biểu quyết lựa chọn bộ SGK cho năm học 2021-2022 theo đúng lịch của Sở và Phòng GD.

Các GV dự kiến phân công giảng dạy các môn học của lớp 6 năm học 2021-2022 đều được tập huấn trực tuyến theo lịch của Sở GD&ĐT và trường ĐHSP Hà Nội II. Ngoài bộ sách giáo khoa đã lựa chọn, nhà trường thống nhất với giáo viên cần nghiên cứu các bộ sách khác để làm phong phú nguồn học liệu trong quá trình giảng dạy.

“Bên cạnh đó, nhà trường tích cực triển khai việc tổ chức cho GV chuẩn bị bài soạn theo hướng dẫn tại CV số 5512 của Bộ GD&ĐT, hướng dẫn số 1691 của Sở GD để hướng tới bắt nhịp thực hiện ngay chương trình GDPT 2018 một cách chủ động, không bỡ ngỡ”- bà Võ Thị Tâm thông tin thêm.

Giáo viên nghiên cứu nhiều bộ SGK để phong phú nguồn học liệu - Ảnh minh hoạ 2
Cô giáo Trần Thị Việt Hường – Trường THCS Thiện Kế trong giờ dạy

Về phía GV, cô giáo Trần Thị Việt Hường – Trường THCS Thiện Kế cho biết: "Là một giáo viên sẽ đảm nhận môn KHTN năm học 2021-2022, tôi đã được trang bị khá đầy đủ các kiến thức, kỹ năng cần thiết để đảm nhận tốt nhất vai trò người thầy trong việc triển khai chương trình GDPT mới. Cụ thể, đã tham gia tập huấn đầy đủ các mô đun của giáo viên cốt cán theo lịch.

Năm học 2020-2021 tôi cũng được học tập đầy đủ các văn bản chỉ đạo về chuyên môn (CV 5555 của BGD), được tiếp cận thiết kế bài học theo hướng phát triển phẩm chất năng, năng lực học sinh; Được tập huấn một cách cụ thể, tường minh về dạy học STEM và tham gia đọc, nhận xét, đánh giá về 3 bộ SGK mới.

Sau quá trình tự học và tập huấn, bản thân tôi thấy mình đã đáp ứng được các kiến thức bộ môn phụ trách; có kỹ năng sử dụng phương pháp dạy học tích cực, sử dụng khá thành thạo và hiệu quả bộ công cụ kiểm tra đánh giá học sinh theo hướng phát triển phẩm chất, năng lực".

Phụ huynh yên tâm, tin tưởng

Để ổn định và nâng cao chất lượng giáo dục cũng như triển khai tốt Chương trình GDPT mới, Trường Tiểu học Tam Hợp (xã Tam Hợp, huyện Bình Xuyên, Vĩnh Phúc), đã có kế hoạch chuẩn bị 28 phòng kiên cố cho năm học 2021-2022. Trong đó, 24 phòng học văn hóa và các phòng Tin học, Tiếng Anh, 1 phòng Âm nhạc, Mỹ thuật.

Giáo viên nghiên cứu nhiều bộ SGK để phong phú nguồn học liệu - Ảnh minh hoạ 3
Giáo viên Trường TH Tam Hợp (Bình Xuyên, Vĩnh Phúc) làm bài tập nhóm trong dịp tập huấn triển khai Chương trình GDPT mới

Nhà giáo Trần Thị Tố Oanh, Hiệu trưởng nhà cho biết: Năm học 2021-2022, nhà trường có 6 lớp 2 và dự kiến phân công 12 GV giảng dạy. Đến nay, 100% GV tham gia học các lớp bồi dưỡng, tập huấn lựa chọn sách lớp 2 và có kế hoạch tự bồi dưỡng qua “hành trang số” để chuẩn bị tâm thế cho năm học mới. Nhà trường cũng thường xuyên tổ chức các buổi sinh hoạt chuyên đề, sinh hoạt chuyên môn theo nghiên cứu bài học để giáo viên tiếp cận trước những phương pháp dạy học theo hướng phát triển phẩm chất năng lực học sinh.

“Qua hơn 1 học kỳ triển khai CT GDPT 2018, chúng tôi thấy, chất lượng dạy học lớp 1 đã có nhiều chuyển biến tích cực. Học sinh cơ bản đã đọc, viết, tính toán tốt; tự chủ, tự tin hơn trong giao tiếp và tích cực tham gia hoạt động giáo dục cùng thầy cô. Các em học rất nhanh, hơn hẳn học sinh lớp 1 các năm trước về khả năng hiểu biết, năng lực đọc viết, tư duy Toán tốt, năng động, tự tin. Qua đó, phụ huynh cũng yên tâm, tin tưởng và tiếp tục đồng hành ủng hộ nhà trường trong việc thực hiện đổi mới chương trình 2018 trong những năm tiếp theo, đặc biệt là lớp 2 năm học 2021-2022” – Hiệu trưởng Trần Thị Tố Oanh cho biết thêm.

Giáo viên nghiên cứu nhiều bộ SGK để phong phú nguồn học liệu - Ảnh minh hoạ 4
Giờ dạy Toán của cô Vũ Thị Bích Thủy, Trường TH Tam Hợp 

Là giáo viên được phân công dạy lớp 2 trong năm học tới, cô Vũ Thị Bích Thủy – Trường TH Tam Hợp tâm sự: Thông qua con đường đào tạo, bồi dưỡng, tập huấn giúp tôi nâng cao năng lực giảng dạy, truyền thụ kiến thức cho học sinh. Đồng thời, nắm vững kiến thức, kỹ năng về môn học được phân công dạy ở lớp 2 và biết lập các loại kế hoạch dạy học, sử dụng hiệu quả thiết bị cũng như áp dụng ứng dụng CNTT vào các hoạt động dạy học để tạo ra những bài giảng lý thú, cuốn hút học sinh.

“Với Chương trình giáo dục phổ thông mới thì chương trình là pháp lệnh, sách giáo khoa là tài liệu giảng dạy nên đòi hỏi giáo viên phải có năng lực hiểu sâu và rộng mọi lĩnh vực; phải huy động tối đa nguồn tri thức xã hội của bản thân, vận dụng vào trong bài giảng mới có thể trở thành người “khai sáng” cho học sinh.

Cùng với đó, giáo viên phải chú trọng bồi dưỡng năng lực tổ chức kiểm tra, đánh giá học sinh. Rèn luyện kĩ năng thông cảm, chia sẻ, gần gũi, thân thiện và thấu hiểu học sinh. Rà soát, sắp xếp chương trình theo thông tư 32/2018 để đáp ứng yêu cầu dạy học; thực hiện đổi mới về chuyên môn, dạy học sinh theo hướng tiếp cận năng lực, phát huy khả năng tư duy, sáng tạo của học sinh” - cô Vũ Thị Bích Thủy chia sẻ thêm.

Cô Trần Thị Việt Hường – Trường THCS Thiện Kế chia sẻ: "Điều đặc biệt có ý nghĩa tôi nhận thấy được là sự quan tâm, sự chuẩn bị đội ngũ của Sở GD&ĐT, của Phòng GD&ĐT Bình xuyên cho tất cả các giáo viên chứ không chỉ là với giáo viên chuẩn bị dạy lớp 6 của năm học 2021-2022. Đó là thực hiện thiết kế bài học, dạy học và đánh giá theo định hướng phát triển phẩm chất, năng lực học sinh, điều này được thể hiện qua kỳ thi GVDG cấp Huyện, cấp Tỉnh, qua sinh hoạt chuyên đề…"

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Văn bản

2598/BGDĐT-GDĐH

Hướng dẫn tuyển sinh ĐH, tuyển sinh cao đẳng ngành GDMN

Thời gian đăng: 19/07/2022

lượt xem: 1429 | lượt tải:312

1683/QĐ-BGDĐT

Kế hoạch triển khai tuyển sinh đại học, cao đẳng ngành GDMN 2022

Thời gian đăng: 19/07/2022

lượt xem: 1148 | lượt tải:302

08/2022/TT-BGDĐT

Thông tư 08/2022/TT-BGDĐT ngày 06/6/2022 ban hành Quy chế tuyển sinh đại học, tuyển sinh cao đẳng ngành Giáo dục Mầm non

Thời gian đăng: 21/06/2022

lượt xem: 2459 | lượt tải:391

1444/BGDĐT-GDĐH

Hướng dẫn công tác tuyển sinh 2021

Thời gian đăng: 17/04/2021

lượt xem: 2938 | lượt tải:490

15/2020/TT-BGDĐT

Thông tư ban hành quy chế thi tốt nghiệp trung học phổ thông 2020

Thời gian đăng: 19/06/2020

lượt xem: 2253 | lượt tải:339
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập162
  • Hôm nay9,657
  • Tháng hiện tại476,412
  • Tổng lượt truy cập51,832,371
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây
1
Hotline: 0965.855.944