Giúp trò vượt qua khủng hoảng tâm lý hậu Covid-19 và thiên tai

Thứ ba - 27/10/2020 08:28 574 0
GD&TĐ - Lời khuyên của chuyên gia tâm lý dành cho HSSV sau khi đối mặt với dịch bệnh Covid-19 và thiên tai là tập trung hoạt động cần làm trong khoảnh khắc hiện tại; sẵn sàng chia sẻ những lo lắng...
Giúp trò vượt qua khủng hoảng tâm lý hậu Covid-19 và thiên tai

Chia sẻ để vượt qua lo âu

Liên quan đến những giải pháp giúp học sinh vượt qua khủng hoảng, tổn thương tâm lý từ biến động bởi Covid-19 và thiên tai, PGS Trần Thành Nam - Chủ nhiệm khoa Các Khoa học giáo dục (Trường ĐH Giáo dục, ĐHQG Hà Nội) cho rằng: Phần lớn điều gây lo lắng đến từ những sự kiện trong quá khứ (đã xảy ra mà chúng ta không thể thay đổi được), hoặc lo về những sự kiện trong tương lai (chưa chắc đã xảy ra). Vì vậy, trân trọng từng khoảnh khắc hiện tại, tập trung hoạt động cần làm trong hiện tại; sẵn sàng chia sẻ băn khoăn, lo lắng với người mình tin tưởng là cách hữu hiệu để vượt qua lo âu.

Theo PGS Trần Thành Nam, học sinh, sinh viên thường ngại chia sẻ những vấn đề tâm lý của mình vì sợ bị người khác đánh giá yếu kém, thiếu ý chí hoặc lười biếng. Tuy nhiên, cách thức đúng đắn và lành mạnh nhất lại là cần chia sẻ với người khác những suy nghĩ đau khổ.

“Hãy thử hình dung, nếu ngã xe đạp bị thương và có đất, cát vào vết thương đang chảy máu, em có hai lựa chọn. Một là không lau, rửa vết thương, cứ quấn băng lại và hy vọng nó sẽ nhanh khỏi. Đôi khi vết thương sẽ lành. Nhưng phổ biến hơn là vết thương bị nhiễm trùng và nặng thêm. Lựa chọn thứ hai là dùng oxy già lau, rửa vết thương thật kĩ. Khi làm điều này thường sẽ cảm thấy đau đớn ngay lúc đó, nhưng sau đó vết thương sẽ mau lành. Việc kể lại những điều đau đớn đã xảy ra một cách chi tiết cũng giống như đang lau rửa vết thương của mình vậy. Nó có thể đau đớn lúc đầu, nhưng sau đó cảm giác đau sẽ giảm và vết thương nhanh lành hơn, không nhiễm trùng. Một nhà tâm lý có thể tìm ra một nhịp độ phù hợp để em bắt đầu nói về những điều đã xảy ra từ mức độ nhẹ nhàng nhất” – PGS Trần Thành Nam đưa lời khuyên. 

Giúp trò vượt qua khủng hoảng tâm lý hậu Covid-19 và thiên tai - Ảnh minh hoạ 2
Giáo viên Trường Tiểu học Thạch Tân (huyện Thạch Hà) nỗ lực gom sách vở còn dùng được để học sinh yên tâm trở lại trường. Ảnh: Trương Hoa

Kiểm soát lo lắng

PGS Trần Thành Nam cũng tư vấn giúp học sinh quản lý lo lắng một cách hiệu quả. Theo đó, nếu thấy dấu hiệu lo lắng sắp xuất hiện, hãy đừng lún sâu vào đó. Chỉ cần lưu ý đến những suy nghĩ đang tới và tự nhủ với bản thân mình sẽ nghĩ về điều này lúc khác. Tự nhắc 1 - 2 lần như thế, suy nghĩ tiêu cực dần biến mất.

“Nếu còn cảm giác lo lắng, vào buổi tối, em hãy sẽ dành 10  - 15 phút (trước khi đi ngủ chừng 2 giờ), ngồi suy nghĩ về những điều mà mình đã lo lắng trong ngày. Tôi muốn các em tập trung vào những lo lắng đó, tự hỏi bản thân xem nếu những điều đó xảy ra thì hậu quả tệ nhất có thể là gì. Em cũng có thể viết những suy nghĩ lo lắng đó ra, tìm năm lý do khiến cho điều mình lo lắng sẽ xảy ra, và năm lý do khiến điều mình lo lắng sẽ không xảy ra. Hãy thử đặt mình vào vị trí người tư vấn, em sẽ nói gì nếu bạn thân có những suy nghĩ giống em. Em sẽ ngạc nhiên khi mình có thể nhanh chóng kiểm soát những suy nghĩ lo lắng trong 10 phút của “thời gian lo lắng”” – PGS Trần Thành Nam cho hay.

Chuyên gia tâm lý Trần Thành Nam cũng lưu ý, hãy dành thời gian 10 - 15 phút đã định và chỉ đúng trong thời gian này để suy nghĩ về những lo lắng của mình. Nếu sau đó vẫn còn lo lắng, hãy tự nhủ bản thân dành đến hôm sau. Thông thường, những suy nghĩ lo lắng ban ngày, sau một thời gian nghĩ lại sẽ thấy không còn lo lắng như lúc ban đầu nữa.

Nói rộng ra về sức khỏe tâm thần, theo PGS Trần Thành Nam, một trong những năng lực của công dân thế kỷ 21 là phải biết quản lý sức khỏe toàn diện (bao gồm cả sức khỏe thể chất, tinh thần và sức khỏe xã hội). Những ai có nền tảng sức khỏe tâm thần tốt, người đó dễ dàng thích nghi với sự thay đổi, dễ dàng tập trung, có khả năng quản lý cảm xúc, ra quyết định chính xác và cân bằng hơn trong cuộc sống cũng như học tập.

Theo số liệu phân tích của Diễn đàn kinh tế thế giới, trong những năm tới, nhóm kỹ năng và phẩm chất sẽ được các nhà tuyển dụng lao động đề cao bao gồm: Năng lực phân tích đổi mới, sáng tạo độc đáo, tư duy phản biện, giải quyết vấn đề phức tạp, lãnh đạo ảnh hưởng xã hội và năng lực trí tuệ cảm xúc đều liên quan đến các khía cạnh của sức khỏe tâm thần.

Để thành công trong tương lai, học sinh cần trang bị cho mình các năng lực theo mô hình chữ T. Theo đó, thanh dọc thể hiện độ sâu của một lĩnh vực kiến thức chuyên sâu và thanh ngang là các năng lực làm việc ở bên ngoài lĩnh vực chuyên môn, bao gồm các kỹ năng mềm, kỹ năng chuyển đổi và cả năng lực quản lý sức khỏe tâm thần.

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Văn bản

2598/BGDĐT-GDĐH

Hướng dẫn tuyển sinh ĐH, tuyển sinh cao đẳng ngành GDMN

Thời gian đăng: 19/07/2022

lượt xem: 1422 | lượt tải:310

1683/QĐ-BGDĐT

Kế hoạch triển khai tuyển sinh đại học, cao đẳng ngành GDMN 2022

Thời gian đăng: 19/07/2022

lượt xem: 1142 | lượt tải:298

08/2022/TT-BGDĐT

Thông tư 08/2022/TT-BGDĐT ngày 06/6/2022 ban hành Quy chế tuyển sinh đại học, tuyển sinh cao đẳng ngành Giáo dục Mầm non

Thời gian đăng: 21/06/2022

lượt xem: 2452 | lượt tải:389

1444/BGDĐT-GDĐH

Hướng dẫn công tác tuyển sinh 2021

Thời gian đăng: 17/04/2021

lượt xem: 2929 | lượt tải:488

15/2020/TT-BGDĐT

Thông tư ban hành quy chế thi tốt nghiệp trung học phổ thông 2020

Thời gian đăng: 19/06/2020

lượt xem: 2247 | lượt tải:337
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập569
  • Hôm nay20,009
  • Tháng hiện tại298,139
  • Tổng lượt truy cập51,654,098
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây
1
Hotline: 0965.855.944