Gỡ điểm nghẽn về chính sách cho giáo viên miền núi

Thứ năm - 20/12/2018 02:15 462 0
GD&TĐ - Mặc dù Đảng và Nhà nước rất quan tâm đến các chế độ chính sách đãi ngộ nhưng so với giáo viên vùng thuận lợi, các thầy cô giáo cắm bản, công tác tại những vùng khó khăn vẫn còn gặp không ít thiệt thòi.
Gỡ điểm nghẽn về chính sách cho giáo viên miền núi

Chia sẻ của những thầy cô cắm bản

Nếu nói về khó khăn của đội ngũ giáo viên thì không đâu như miền núi vùng sâu, vùng xa, thiếu thốn cả vật chất lẫn tinh thần. Để mang con chữ đến cho học sinh, các thầy cô phải trèo đèo, lội suối, vượt song, băng rừng. Vượt lên những khó khăn, các thầy cô giáo vẫn bám bản, bám làng, tận tụy mang ánh sáng văn hóa đến với con em đồng bào các dân tộc, thực hiện tốt công tác được giao.

Thầy Hoàng Văn Sáu là giáo viên Trường Tiểu học - THCS Tân Trạch, được điều động đến dạy học ở vùng đặc biệt khó khăn ở huyện Bố Trạch, Quảng Bình cho hay: Dân cư sinh sống thưa thớt, đường sá gập ghềnh cho nên công tác dạy học gặp rất nhiều khó khăn. Khí hậu khắc nghiệt, thường xuyên xảy ra bệnh tật nên sức khỏe giáo viên không được tốt.

Thầy Sáu nhớ lại những ngày đầu được nhà trường phân công dạy ở điểm trường bản Đoòng: Sau một quãng đường dài cách trở, đến nơi, tôi ngỡ ngàng khi thấy ngôi trường mình dạy học chỉ là một cái chòi tạm, không có cả bàn học. Lúc đó, thầy giáo cùng dân bản phải cầm búa, cầm đinh, xin từng tấm ván góp rồi đóng từng chiếc bàn, ghế cho học trò.

“Có lúc vất vả muốn về miền xuôi nhưng lại nghĩ về dân bản. Nếu ai cũng như mình muốn về vùng xuôi thì dân bản đó sẽ không bao giờ biết chữ. Và dân ở vùng đặc biệt khó khăn đó sẽ không phát triển được” - thầy Sáu tâm sự.

Đối với giáo viên bậc học mầm non, nhất là GV cắm bản thì công tác duy trì sĩ số là quan trọng hàng đầu, vì có duy trì sĩ số mới bảo đảm được công tác chăm sóc giáo dục trẻ. Để duy trì sĩ số thì GV phải tạo được niềm tin từ phụ huynh, đặc biệt cô giáo phải như người mẹ thứ hai của trẻ, cho trẻ thấy an tâm, được yêu thương đối xử công bằng, khi ở lớp cũng thấy như ở nhà để hôm sau đến lớp trẻ thấy vui.

Những thành tích mà học sinh đạt được là niềm vui vô bờ bến, như thầy Sáu chia sẻ: Đến bây giờ, học sinh ở vùng đó rất hiếu học, 100% các em đọc được, viết được, tính toán được. Lớp học có 10 em thì 7 em đạt danh hiệu HS tiên tiến, có 2 em đạt giải Khuyến khích thi viết chữ đẹp cấp huyện, có em đoạt giải tại Hội khỏe Phù Đổng.

Cô Hà Thị Ngân, giáo viên cắm bản đang công tác tại xã Tả Lèng (huyện Tam Đường, tỉnh Lai Châu) chia sẻ: “Đối với giáo viên vùng cao, được nhìn thấy các con hay ăn chóng lớn, khỏe mạnh thì đấy là niềm vui và động lực cho chúng tôi tiếp tục sự nghiệp trồng người”.

Cô Ngân cũng kể về những kỉ niệm trong thời gian công tác tại vùng cao Tả Lèng. Đó là năm học đầu về dạy ở một bản xa xôi, cô bị ốm và không thể lên lớp. Lúc đó, một học sinh về lấy thuốc cho cô uống. Cô đã rất cảm động vì tình cảm mà học sinh dành cho mình, coi đó là động lực tinh thần để có thêm sức mạnh, vươn lên trong quá trình công tác.

Gỡ điểm nghẽn về chính sách cho giáo viên miền núi - Ảnh minh hoạ 2
  • Lớp học ở bản Đoòng của thầy Hoàng Văn Sáu

Cần những chính sách thiết thực, phù hợp thực tiễn

Trong những năm qua, Đảng và Nhà nước luôn quan tâm đến chế độ chính sách đối với giáo viên vùng khó khăn, vùng dân tộc thiểu số. Các thầy cô được hưởng các khoản tiền như chế độ thu hút đối với GV lên vùng sâu, vùng xa, chế độ vùng miền và chế độ ưu đãi 70%...

Tuy nhiên, nhiều thầy cô thắc mắc về chế độ thu hút 5 năm đối với GV đồng bằng làm nhiệm vụ ở vùng sâu, vùng xa. Sau 5 năm công tác, nhiều thầy cô không luân chuyển đến vùng thuận lợi, muốn gắn bó lâu dài với giáo dục vùng khó nhưng lại không được hưởng chế độ thu hút nữa.

Thêm vào đó, nhiều giáo viên gắn bó với giáo dục vùng cao rất khó luân chuyển đến các vùng thuận lợi vì vướng 2 trở ngại. Thứ nhất là hầu hết các vùng thuận lợi đều đã đủ giáo viên nên không có chỗ cho các thầy cô trở về. Thứ 2 là khi dạy trên vùng khó khăn, các thầy cô không có điều kiện phát huy trình độ chuyên môn nên không theo kịp với trình độ của giáo viên dưới xuôi.

Ông Trần Kim Tự - Phó Cục trưởng Cục Nhà giáo và CBQLGD (Bộ GD&ĐT) - cho biết: Đây là vấn đề chúng tôi cũng đã nghiên cứu nhưng thực sự đây là điểm nghẽn. Do đó, những người làm chính sách lại xoay sang hướng làm sao để ổn định cuộc sống của thầy cô tại chỗ và cùng các địa phương tháo gỡ dần.

Những mong muốn, đề xuất của các thầy cô là rất chính đáng. Đó là chính sách của Nhà nước thực sự khoa học để tạo ra sự công bằng cho các thầy cô giáo. Tuy nhiên, việc luân chuyển giáo viên ít nhiều có ảnh hưởng đến học sinh miền xuôi và cả học sinh miền ngược. Khi thực hiện luân chuyển, cả giáo viên chuyển đi và chuyển đến đều gặp rất nhiều khó khăn.

Giáo viên từ ngược về xuôi thì gặp bỡ ngỡ về cơ sở vật chất và phương pháp giảng dạy. Còn giáo viên luân chuyển lên miền ngược cũng gặp không ít khó khăn vì dạy theo kiểu miền xuôi không thể áp dụng vào việc dạy học ở miền núi, kể cả quy trình, và phương pháp. Các thầy cô được đào tạo giống nhau, chuẩn giống nhau nhưng các môi trường khác nhau thì có độ vênh về chuyên môn phương pháp.

Là người có thời gian hơn 20 năm gắn bó với giáo dục vùng cao, ông Trần Kim Tự chia sẻ: “Trước kia, khi làm quản lí ở địa phương, chúng tôi vận động kết nghĩa giữa các trường tốt ở vùng thuận lợi với những trường ở vùng khó khăn. Trong quá trình kết nghĩa đấy không chỉ dừng lại ở việc giao lưu đi lại mà giáo viên vùng khó khăn thì có thể tham gia dự giờ tại những trường thuận lợi.

Những giáo viên cốt cán ở vùng thuận lợi có thể tăng cường biệt phái để trao đổi chuyên môn với các thầy cô vùng khó, ngoài những khóa huấn luyện, bồi dưỡng chuyên môn hàng năm được mở theo chương trình bồi dưỡng nâng cao theo các chuyên đề do Bộ triển khai, do Sở, Phòng thực hiện vào các dịp hè.

Tới đây, Bộ GD&ĐT sẽ triển khai một cách bài bản, linh hoạt các chính sách đối với giáo dục vùng cao, để đồng bào cảm nhận được sự quan tâm của Đảng và Nhà nước, của chính quyền địa phương đối với con em đồng bào và bản thân các thầy cô cũng thấy được chia sẻ bằng hỗ trợ cụ thể”. 

Tác giả bài viết: Vân Anh

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Văn bản

2598/BGDĐT-GDĐH

Hướng dẫn tuyển sinh ĐH, tuyển sinh cao đẳng ngành GDMN

Thời gian đăng: 19/07/2022

lượt xem: 1422 | lượt tải:310

1683/QĐ-BGDĐT

Kế hoạch triển khai tuyển sinh đại học, cao đẳng ngành GDMN 2022

Thời gian đăng: 19/07/2022

lượt xem: 1142 | lượt tải:298

08/2022/TT-BGDĐT

Thông tư 08/2022/TT-BGDĐT ngày 06/6/2022 ban hành Quy chế tuyển sinh đại học, tuyển sinh cao đẳng ngành Giáo dục Mầm non

Thời gian đăng: 21/06/2022

lượt xem: 2452 | lượt tải:389

1444/BGDĐT-GDĐH

Hướng dẫn công tác tuyển sinh 2021

Thời gian đăng: 17/04/2021

lượt xem: 2929 | lượt tải:488

15/2020/TT-BGDĐT

Thông tư ban hành quy chế thi tốt nghiệp trung học phổ thông 2020

Thời gian đăng: 19/06/2020

lượt xem: 2247 | lượt tải:337
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập284
  • Hôm nay24,160
  • Tháng hiện tại302,290
  • Tổng lượt truy cập51,658,249
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây
1
Hotline: 0965.855.944