Dù học sinh đó được sinh ra ở đâu, gia đình nào, dân tộc nào, 6 tuổi lần đầu tiên đến trường, học Tiếng Việt theo sách giáo khoa của tôi, thì cuối năm em sẽ đọc thông viết thạo, viết đúng chính tả và không thể tái mù. Theo mạch đó, học tiếp lớp 2, em viết thành câu; học tiếp lớp 3, em không bao giờ viết sau câu tiếng Việt”.
GS.TSKH Hồ Ngọc Đại cho biết như vậy trong buổi đối thoại liên quan đến CNGD trong kỷ nguyên 4.0 và chia sẻ một số vấn đề gây tranh cãi trong suốt thời gian qua về cách đánh vần “lạ” với ô vuông và hình tròn trong sách giáo khoa CNGD lớp 1 hôm nay (8/9).
Hồ Ngọc Đại chia sẻ: Tôi ra trường sư phạm cuối năm 1954. Từ đó đến nay, liên tục hơn 60 năm, tôi không một ngày nào rời xa giáo dục nhà trường, luôn luôn đau đáu về nghiệp vụ sư phạm. Từ năm 1978 đến nay, tôi liên tục triển khai thực nghiệm giáo dục, làm căn cứ thực tiễn để định hướng: khai phá - kiểm nghiệm -khẳng định. Nhờ đó, liên tục trong 50 năm, tôi tự mình viết lại và năm 2017 viết xong bộ sách giáo khoa tiểu học.
Theo giáo sư, giáo dục cần làm thế nào để học sinh không có cảm giác học mới là học. Học phải tự nhiên như hít thở không khí hàng ngày, học sinh không bao giờ phải ôn tập. Chương trình mà ông thiết kế cũng đi theo hướng này.
Trước những tranh cãi về về sản phẩm khoa học của mình, GS Hồ Ngọc Đại cho rằng: Khi người ta chưa biết, chưa hiểu thì không nên chấp. Nguyên tắc sư phạm của tôi là học sinh tự làm mọi việc, thầy giao việc và trò làm việc; khi trò làm việc thì thầy đi theo dõi. “Tôi lắng nghe những đóng góp có ích cho việc của tôi để điều chỉnh.” – GS Hồ Ngọc Đại cho hay.