GS.TS Nguyễn Đình Đức: Cây đũa thần để phát triển

Thứ bảy - 20/02/2021 05:10 274 0
GD&TĐ - Theo GS.TSKH Nguyễn Đình Đức, cách mạng công nghiệp 4.0 đang tạo ra thời cơ và thách thức lớn cho các nhà khoa học Việt Nam.
GS.TS Nguyễn Đình Đức: Cây đũa thần để phát triển

GS.TSKH Nguyễn Đình Đức cho rằng để giới khoa học phát huy tốt hơn vai trò của mình thì phải có chính sách trọng dụng, cổ vũ đam mê sáng tạo, gắn khoa học với đổi mới.

Tiến sĩ 27 tuổi

Tôi hỏi GS.TSKH Nguyễn Đình Đức rằng, ông cảm thấy thế nào khi biết tin mình ở trong danh sách 10.000 nhà khoa học có ảnh hưởng nhất cộng đồng khoa học thế giới, ông chỉ cười bảo: “Đương nhiên là rất vui và bất ngờ. Bảng xếp hạng này chọn lọc từ cơ sở dữ liệu của khoảng 7 triệu nhà khoa học có công bố quốc tế trong cơ sở dữ liệu ISI/scopus suốt 60 năm qua, từ 1960 đến nay, là một khoảng thời gian dài và có sức thuyết phục. Sự có mặt các nhà khoa học Việt Nam trong bảng xếp hạng này là niềm tự hào của đội ngũ trí thức và trí tuệ Việt Nam, là minh chứng cho thấy đội ngũ trí thức Việt Nam hoàn toàn có thể vươn ra biển lớn, có đóng góp xứng đáng vào sự phát triển khoa học của nhân loại”.

GS.TSKH Nguyễn Đình Đức là Trưởng ban Đào tạo, Đại học Quốc gia Hà Nội là một trong những nhà khoa học xuất sắc góp phần định danh nền khoa học công nghệ (KHCN) Việt Nam trên bản đồ KHCN thế giới. Năm 2020, GS.TSKH Nguyễn Đình Đức lọt vào top 10.000 các nhà khoa học có ảnh hưởng hàng đầu thế giới theo bảng xếp hạng của Tạp chí PLoS Biology của Hoa Kỳ.

Nhớ lại những năm tháng đã qua, nghĩ đến cái duyên nợ với khoa học, GS Đức cho biết ông sinh năm 1963 tại quê ngoại thôn Lai Xá, xã Kim Chung, huyện Hoài Đức (Hà Tây cũ). Năm 6 tuổi, ông đã xa quê hương vì gia đình lập nghiệp ở Yên Bái. Là học sinh xuất sắc nhất của lớp chuyên toán khóa 1 của tỉnh Hoàng Liên Sơn (1978), và cũng là thủ khoa của Khoa Toán – Cơ trường Đại học Tổng hợp Hà Nội khi chưa đầy 21 tuổi (1984), ông được Trường Đại học Tổng hợp đề nghị và Bộ trưởng Bộ Đại học Nguyễn Đình Tứ quyết định được tham gia kỳ thi chọn NCS đi nước ngoài. Và ngay kỳ thi tuyển NCS năm 1985, ông đã đỗ với số điểm cao nhất.

Sau đó, ông được Bộ Đại học cử đi làm luận án tiến sĩ ở Đại học Tổng hợp quốc gia Matxcơva mang tên Lômônôxốp (MGU). Chính tại nơi đây, ông đã bảo vệ thành công xuất sắc luận án tiến sĩ toán lý khi mới 27 tuổi, và sau đó tiếp tục bảo vệ thành công xuất sắc luận án tiến sĩ khoa học ở Viện hàn Lâm Khoa học Nga khi 34 tuổi. Đề tài luận án tiến sĩ khoa học của ông nghiên cứu về vật liệu composite carbon-carbon 3 pha (gồm vật liệu nền, sợi và các hạt gia cường) có cấu trúc không gian 3Dm, 4Dm; những vật liệu này siêu bền, siêu nhẹ, chịu được nhiệt độ lên đến hàng nghìn độ, ứng dụng trong công nghệ chế tạo tên lửa và các chi tiết siêu bền nhiệt.

Trở về nước, mặc dù điều kiện nghiên cứu khó khăn, nhưng ông đã nhạy bén bắt tay vào nghiên cứu vật liệu nanocomposite, vật liệu chức năng FGM có cơ lý tính biến đổi, vật liệu auxetic... Đây đều là những vật liệu tiên tiến và hiện đại, ứng dụng trong y tế, dân dụng cũng như trong công nghiệp, an ninh quốc phòng. Ông hợp tác với các đồng nghiệp ngành vật lý, nghiên cứu bổ sung một cách hợp lý các hạt nano để nâng cao tính năng cơ lý của vật liệu nanocomposite, đồng thời tăng cường chuyển hóa năng lượng cho các tấm pin mặt trời.

GS.TS Nguyễn Đình Đức: Cây đũa thần để phát triển - Ảnh minh hoạ 2
GS.TSKH Nguyễn Đình Đức

Phải chấp nhận rủi ro

GS.TSKH Nguyễn Đình Đức cho rằng, cách mạng công nghiệp 4.0 và chuyển đổi số mang lại nhiều cơ hội và rất nhiều thách thức. Việt Nam đã nắm được cơ hội, chuyển đổi được 5G. Đó không chỉ là thành tựu của doanh nghiệp mà là kết quả nghiên cứu sáng tạo của Việt Nam. Việt Nam cũng đang đẩy mạnh khởi nghiệp, có mô hình kết hợp 4 nhà. Tiềm lực đội ngũ NCKH cũng tăng lên… Năm 2020, với quyết tâm rất cao từ sự thôi thúc của hội nhập quốc tế, của thực tiễn, của cách mạng công nghiệp 4.0, KHCN Việt Nam đã có bước phát triển đáng mừng và sẽ là động lực phát triển thời gian tới.

Nói về nghiên cứu khoa học và rủi ro, GS.TSKH Nguyễn Đình Đức cho rằng, trên thực tế, không có đề tài nào có thể thành công ngay. Đề tài thành công thường phải ấp ủ từ 5 đến 7 năm. Khi có kết quả tương đối chắc chắn rồi mới đăng kí đề tài. Nhưng có lĩnh vực rất mới như an ninh phi truyền thống, an ninh mạng, trí tuệ nhân tạo hay vắc-xin Covid-19 vừa rồi là một ví dụ. Đó là những vấn đề nóng cần nhanh chóng tiếp cận để có sản phẩm. Các nhà khoa học phải tập trung nguồn lực để nghiên cứu. Tỷ lệ thành công chỉ 20% thôi. Đó là đầu tư rủi ro và chúng ta phải chấp nhận.

Vắc-xin Covid-19 chúng ta có thể đầu tư cho 5 - 7 cơ sở nghiên cứu. Có lẽ sẽ chỉ có 1 - 2 cơ sở sản xuất thành công. Những cơ sở chưa thành công, nghiên cứu dù chưa đạt được kết quả như mong muốn thì những thất bại của lần này là bài học là thành tựu để đẩy nghiên cứu tiếp theo đạt được mục đích. Thông qua nghiên cứu đó cũng đào tạo được đội ngũ cán bộ khoa học được trưởng thành… Trong cách mạng công nghiệp 4.0 và khi Chính phủ đang đề cao khởi nghiệp thì đầu tư rủi ro càng cần thiết. Phải có quỹ đầu tư rủi ro cho những ý tưởng sáng tạo, dám nghĩ dám làm thì chúng ta mới nhanh chóng có khởi nghiệp…

GS.TS Nguyễn Đình Đức: Cây đũa thần để phát triển - Ảnh minh hoạ 3
Nhóm nghiên cứu Vật liệu và kết cấu tiên tiến trở thành nhóm nghiên cứu mạnh Đại học Quốc gia Hà Nội.

Biết trọng dụng nhân tài

GS.TSKH Nguyễn Đình Đức cho rằng, kiên trì và bền bỉ là chìa khóa của sự thành công. Từ những ngày đầu vất vả xây dựng nhóm nghiên cứu, chỉ từ 1 - 2 học trò, ông đã dìu dắt, “thắp lửa” hoài bão đam mê khoa học cho các thế hệ sinh viên và hình thành nhóm nghiên cứu mạnh của nhà trường. Tất cả các thành viên trong nhóm nghiên cứu của ông, từ các nghiên cứu sinh đến sinh viên đều có công bố quốc tế. 2 học trò xuất sắc của ông, TS Trần Quốc Quân và TS Hoàng Văn Tùng đã vinh dự nhận giải thưởng Nguyễn Văn Đạo, giải thưởng danh giá nhất của ngành Cơ học Việt Nam. Không chỉ động viên tinh thần, ông đã tự bỏ tiền túi của mình để cưu mang, giúp các em sinh viên giỏi có hoàn cảnh khó khăn theo đuổi sự nghiệp nghiên cứu.

Nói về nghiên cứu khoa học, GS.TSKH Nguyễn Đình Đức cho rằng đây chính là cây đũa thần để phát triển. “Lịch sử cho thấy trên thế giới các nước phương Tây như Anh, Pháp phát triển lâu đời, để tăng trưởng GDP phải mất hàng trăm năm. Nhưng những nước phát triển nhanh như Nhật Bản, Hàn Quốc chỉ một vài chục năm thôi. Cái làm nên điều thần kỳ đó chính là đưa thành tựu của KHCN vào cuộc sống. Cho nên tôi có thể khẳng định KHCN là chiếc đũa thần kỳ đưa Việt Nam sánh vai với các cường quốc năm châu. Từ góc độ nhà khoa học, theo tôi, chúng ta phải xác định: Thời gian tới là kỷ nguyên cách mạng 4.0, nên các nhà khoa học triển khai lĩnh vực nghiên cứu của mình phải gắn với trí tuệ nhân tạo, chuyển đổi số, gắn với khái niệm thông minh.

Ở đâu có nhân tài thì ở đó có thành công và có sức cạnh tranh. Nhà nước phải có chính sách trọng dụng nhân tài trong lĩnh vực KHCN, đây chính là cốt lõi để xây dựng các nhóm nghiên cứu trong các trường đại học và các viện nghiên cứu. Từ các nhóm nghiên cứu, các nhân tài sẽ cho ra công nghệ mới, kỹ thuật mới tiếp cận với thế giới. Giữa KHCN và đào tạo nhân lực không thể tách rời. Cần đào tạo nhân lực chất lượng cao, nhân tài từ ngay trong trường đại học. Muốn vậy phải đổi mới giáo dục đại học hơn nữa, để KHCN phát triển đáp ứng nhu cầu hội nhập.

“Chúng ta cũng phải xác định các hướng mũi nhọn để tập trung phát triển bứt phá vì nguồn lực có hạn. Theo tôi, hướng mũi nhọn là công nghệ thông tin, chuyển đổi số, trí tuệ nhân tạo, công nghệ sinh học. Tôi cũng muốn nói đến vấn đề cơ chế. Dù chúng ta đều hiểu KHCN là then chốt nhưng có rất nhiều vấn đề ràng buộc. Theo tôi cần một cơ chế “khoán 10” trong hoạt động KHCN để làm sao kích thích được các nhà khoa học, mọi tổ chức cá nhân có thể phát huy cao nhất nguồn nhân lực chất xám và có quyền sở hữu trí tuệ của mình để cống hiến cho khoa học”, GS.TSKH Hà Đình Đức chia sẻ.

“Chúng ta cũng phải xác định các hướng mũi nhọn để tập trung phát triển bứt phá vì nguồn lực có hạn. Theo tôi, hướng mũi nhọn là công nghệ thông tin, chuyển đổi số, trí tuệ nhân tạo, công nghệ sinh học. Tôi cũng muốn nói đến vấn đề cơ chế. Dù chúng ta đều hiểu KHCN là then chốt nhưng có rất nhiều vấn đề ràng buộc. Theo tôi cần một cơ chế “khoán 10” trong hoạt động KHCN để làm sao kích thích được các nhà khoa học, mọi tổ chức cá nhân có thể phát huy cao nhất nguồn nhân lực chất xám và có quyền sở hữu trí tuệ của mình để cống hiến cho khoa học”. - GS.TSKH Nguyễn Đình Đức

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Văn bản

2598/BGDĐT-GDĐH

Hướng dẫn tuyển sinh ĐH, tuyển sinh cao đẳng ngành GDMN

Thời gian đăng: 19/07/2022

lượt xem: 1422 | lượt tải:310

1683/QĐ-BGDĐT

Kế hoạch triển khai tuyển sinh đại học, cao đẳng ngành GDMN 2022

Thời gian đăng: 19/07/2022

lượt xem: 1142 | lượt tải:298

08/2022/TT-BGDĐT

Thông tư 08/2022/TT-BGDĐT ngày 06/6/2022 ban hành Quy chế tuyển sinh đại học, tuyển sinh cao đẳng ngành Giáo dục Mầm non

Thời gian đăng: 21/06/2022

lượt xem: 2452 | lượt tải:389

1444/BGDĐT-GDĐH

Hướng dẫn công tác tuyển sinh 2021

Thời gian đăng: 17/04/2021

lượt xem: 2929 | lượt tải:488

15/2020/TT-BGDĐT

Thông tư ban hành quy chế thi tốt nghiệp trung học phổ thông 2020

Thời gian đăng: 19/06/2020

lượt xem: 2247 | lượt tải:337
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập560
  • Hôm nay17,751
  • Tháng hiện tại295,881
  • Tổng lượt truy cập51,651,840
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây
1
Hotline: 0965.855.944