Động thái trên nhằm giảm áp lực về chỗ ở cho sinh viên.
Trong đó, Đại học Amsterdam và Đại học Vrije Amsterdam dự kiến giảm khoảng 1/5 số du học sinh trong năm 2024. Việc hạn chế hướng đến đối tượng cử nhân. Ngoài ra, các trường còn chuyển đổi nhiều chương trình giảng dạy bằng tiếng Anh sang tiếng Hà Lan, không mở mới chương trình đào tạo bằng tiếng Anh.
Bộ trưởng Giáo dục Hà Lan, ông Robbert Dijkgraaf, nhấn mạnh: “Ngôn ngữ đào tạo tại Hà Lan hãy là tiếng Hà Lan. Các trường có thể giảng dạy bằng ngôn ngữ khác nhưng không nên quá 1/3 số lượng chương trình đào tạo”.
Hồi năm 2022, nhằm đối phó với cuộc khủng hoảng nhà ở, một số trường đại học Hà Lan đã cảnh báo sinh viên quốc tế không nên đến nước này học tập trừ khi đã tìm được chỗ ở.
Bộ Giáo dục cũng yêu cầu các trường đại học giảm tuyển sinh quốc tế, trong khi đó, thị trưởng thành phố Amsterdam, ông Femke Halsema, đã đề nghị cư dân nước ngoài tăng cường học tiếng Hà Lan. Đến nay, tình trạng khan hiếm nhà ở vẫn là vấn đề lớn của Hà Lan.
Với hơn 122.000 sinh viên quốc tế đang theo học, chiếm 15% tổng số sinh viên cả nước, Hà Lan là điểm đến du học hấp dẫn. Hệ thống giáo dục nước này cũng được đánh giá cao trên quốc tế vì các chương trình đào tạo tiếng Anh phổ biến và kỹ năng kỹ thuật số tốt.
Tác giả bài viết: Phạm Khánh
Ý kiến bạn đọc