Hà Nội nghiêm ngặt an toàn phòng dịch trong khu vực chấm thi

Thứ hai - 12/07/2021 00:10 203 0
GD&TĐ - Hiện tại, Hội đồng chấm thi của Sở GD&ĐT Hà Nội đang triển khai công tác chấm thi tốt nghiệp THPT với yêu cầu nghiêm ngặt về phòng chống dịch Covid-19.
Hà Nội nghiêm ngặt an toàn phòng dịch trong khu vực chấm thi

Để công tác chấm thi diễn ra an toàn, nghiêm túc, Sở GD&ĐT Hà Nội đã điều động gần 800 giáo viên làm công tác chấm thi, gồm 532 giáo viên chấm bài thi tự luận, 53 giáo viên chấm bài thi trắc nghiệm, số còn lại tham gia công tác làm phách, bảo đảm công tác chấm thi.

Ngoài ra, Sở còn điều động 30 cán bộ, giáo viên làm nhiệm vụ thanh tra chấm thi, bao gồm cả thanh tra chấm thi tự luận, trắc nghiệm, làm phách… Các giáo viên chấm thi đều được xét nghiệm vi rút SARS CoV-2 trước khi nhận nhiệm vụ.

Địa điểm chấm bài thi tự luận tại Trường THPT chuyên Hà Nội Amsterdam; địa điểm chấm bài thi trắc nghiệm tại Trường Bồi dưỡng cán bộ quản lí giáo dục Hà Nội. Khu vực chấm thi được chuẩn bị đầy đủ các điều kiện bảo đảm an ninh, an toàn theo quy chế thi và đáp ứng yêu cầu phòng, chống dịch Covid-19, có đủ phương tiện phòng cháy, chữa cháy và có công an bảo vệ liên tục 24 giờ/ngày.

Để kết quả chấm thi tốt nghiệp THPT năm 2021 bảo đảm tính chính xác, khách quan, Sở GD&ĐT Hà Nội yêu cầu các cán bộ chấm thi tuân thủ quy trình chấm theo đúng Quy chế thi do Bộ GD&ĐT ban hành.

Theo đó, phần chấm thi tự luận sẽ thực hiện theo nguyên tắc: Một bài thi phải được 2 giám khảo ở 2 tổ khác nhau chấm độc lập, nhằm bảo đảm tính minh bạch, khách quan. Việc chấm thi sẽ thực hiện theo quy trình hai vòng độc lập.

Cụ thể, bài thi phải được giám khảo 1 chấm trước, sau đó trả về cho tổ thư ký để tổ này chuyển tiếp bài thi đó cho giám khảo 2. Giám khảo 2 chấm xong sẽ lại trả lại bài về tổ thư ký. Có đủ điểm của 2 giám khảo, một bộ phận sẽ thực hiện việc thống nhất điểm. Trường hợp điểm được chấm bởi 2 giám khảo có độ chênh lớn mà 2 giám khảo không thống nhất được, phải có thống nhất của người thứ 3.

Cũng theo quy chế, mỗi hội đồng thi phải chấm kiểm tra ít nhất 5% số lượng bài thi tự luận. Khi chấm kiểm tra, nếu thấy có sự chênh lệch phải điều chỉnh; nếu phát hiện chấm sai sẽ kịp thời uốn nắn. Cán bộ chấm kiểm tra có thể kiến nghị, đề xuất với Trưởng ban chấm tự luận áp dụng các biện pháp phù hợp giúp cho việc chấm thi được công bằng, khách quan, nghiêm túc.

Bên cạnh đó, Bộ GD&ĐT cũng đưa ra quy chế bắt buộc phải chấm chung trong toàn Ban chấm thi tự luận (ít nhất 10 bài) để thống nhất nhận thức, biểu điểm và nhận định tình hình.

Trong điều kiện dịch Covid-19 sẽ có một số nơi gặp khó khăn, các tổ chấm thi có thể họp trực tuyến. Qua đó, vừa thực hiện giãn cách, vừa có thể thực hiện việc chấm chung; từ đó thống nhất nhận thức, rồi triển khai thực hiện.

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Văn bản

2598/BGDĐT-GDĐH

Hướng dẫn tuyển sinh ĐH, tuyển sinh cao đẳng ngành GDMN

Thời gian đăng: 19/07/2022

lượt xem: 1422 | lượt tải:310

1683/QĐ-BGDĐT

Kế hoạch triển khai tuyển sinh đại học, cao đẳng ngành GDMN 2022

Thời gian đăng: 19/07/2022

lượt xem: 1142 | lượt tải:298

08/2022/TT-BGDĐT

Thông tư 08/2022/TT-BGDĐT ngày 06/6/2022 ban hành Quy chế tuyển sinh đại học, tuyển sinh cao đẳng ngành Giáo dục Mầm non

Thời gian đăng: 21/06/2022

lượt xem: 2452 | lượt tải:389

1444/BGDĐT-GDĐH

Hướng dẫn công tác tuyển sinh 2021

Thời gian đăng: 17/04/2021

lượt xem: 2929 | lượt tải:488

15/2020/TT-BGDĐT

Thông tư ban hành quy chế thi tốt nghiệp trung học phổ thông 2020

Thời gian đăng: 19/06/2020

lượt xem: 2247 | lượt tải:337
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập589
  • Hôm nay43,624
  • Tháng hiện tại321,754
  • Tổng lượt truy cập51,677,713
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây
1
Hotline: 0965.855.944