Hiệu trưởng trường tư: Ngồi vào “ghế nóng”?

Thứ hai - 22/03/2021 02:57 382 0
GD&TĐ - Thay đổi vị trí hiệu trưởng liên tục phổ biến tại không ít trường tư. Nhiều người cho rằng, vị trí này là “ghế nóng”, không phải ai cũng chịu được áp lực.
Hiệu trưởng trường tư: Ngồi vào “ghế nóng”?

4 năm có 5 hiệu trưởng

Mới đây, Trường ĐH Hoa Sen (HSU) công bố bổ nhiệm PGS.TS Võ Thị Ngọc Thúy, nguyên Phó Giám đốc Sở Du lịch TPHCM giữ chức vụ quyền hiệu trưởng từ ngày 1/3. PGS.TS Võ Thị Ngọc Thúy được xem là người thứ 5 nắm quyền Hiệu trưởng HSU kể từ năm 2017 tới nay (nếu tính luôn thời điểm chuyển giao giữa TS Bùi Trân Phượng và PGS.TS Lưu Tiến Hiệp, bà Thúy là người thứ 6 - PV).

Theo đó, năm 2017, UBND TPHCM công nhận PGS.TS Lưu Tiến Hiệp là Hiệu trưởng HSU nhiệm kỳ 2012 - 2017, thay bà Bùi Trân Phượng - Hiệu trưởng từ 1996 - 2017. Sau khi Hiệu trưởng Lưu Tiến Hiệp hết nhiệm kỳ, trường đề xuất GS Trương Nguyện Thành lên làm hiệu trưởng nhưng không được chấp nhận do chưa đủ tiêu chuẩn. Đến tháng 7/2018, PGS.TS Trần Đan Thư - Trưởng khoa Công nghệ Thông tin, Trường ĐH Khoa học Tự nhiên TPHCM được bổ nhiệm làm Hiệu trưởng HSU nhưng thời gian chỉ kéo dài trong 5 tháng. Thời điểm này, HSU được sang nhượng cho Tập đoàn Nguyễn Hoàng (NHG) và tháng 12/2018, GS.TS Mai Hồng Quỳ (nguyên Hiệu trưởng Trường ĐH Luật TPHCM) được bổ nhiệm làm Hiệu trưởng HSU.

Sau GS.TS Mai Hồng Quỳ, tháng 3/2020, PGS.TS Nguyễn Ngọc Điện (Phó Hiệu trưởng Trường ĐH Kinh tế - Luật - ĐHQG TPHCM) được công bố giữ chức vụ Hiệu trưởng HSU, nay PGS.TS Nguyễn Ngọc Điện chuyển sang vị trí Chủ tịch Hội đồng trường HSU.

Tương tự, Trường ĐH Hùng Vương TPHCM (HVUH) từ năm 2016 tới nay cũng có 3 người nắm giữ chức vụ hiệu trưởng. Mặc dù, được UBND TPHCM công nhận chức vụ hiệu trưởng nhiệm kỳ 2016 - 2021 nhưng năm 2018, TS Tạ Thị Kiều An đã viết đơn xin từ nhiệm. Người thay thế bà An là PGS.TS Đỗ Văn Xê (nguyên Phó Hiệu trưởng Trường ĐH Cần Thơ). Ngày 4/11/2020, PGS.TS Đỗ Văn Xê cũng rời ghế Hiệu trưởng HVUH, thay vào vị trí này là TS Nguyễn Kim Quang (nguyên Phó Hiệu trưởng Trường ĐH Khoa học Tự nhiên - ĐHQG TPHCM). Ngày 5/11/2020, trên trang cá nhân của mình, PGS.TS Đỗ Văn Xê viết: “Xin thông báo với bạn bè gần xa Đỗ Văn Xê ngưng vị trí Hiệu trưởng Trường ĐH Hùng Vương TPHCM, chuyển sang làm nhiệm vụ khác ít bị áp lực hơn để phù hợp với sức khỏe của tuổi già…”.

Bên cạnh đó, cũng có người được xác lập làm hiệu trưởng nhiều trường ĐH nhất. Cụ thể, TS Đàm Quang Minh rời ghế hiệu trưởng Trường ĐH Phú Xuân (Huế) ngày 21/11/2020. Ông được cho là người nắm giữ kỷ lục đặc biệt trong lĩnh vực giáo dục đại học. Từ năm 2014 đến nay, TS Minh là hiệu trưởng ở 3 trường đại học khác nhau: FPT, Thành Tây, Phú Xuân. Nhiều người cho rằng, ông đã biến công việc của mình thành “nghề hiệu trưởng” chuyên nghiệp.

Hiệu trưởng trường tư: Ngồi vào “ghế nóng”? - Ảnh minh hoạ 2
PGS.TS Đỗ Văn Xê phát biểu trong một sự kiện. 

Áp lực “ghế nóng”

Sau khi rời ghế Hiệu trưởng Trường ĐH Sư phạm Kỹ thuật TPHCM với hai nhiệm kỳ, năm 2013, PGS.TS Thái Bá Cần về đầu quân cho Tập đoàn Nguyễn Hoàng (NHG) với vị trí ban đầu là Hiệu trưởng Trường ĐH Quốc tế Hồng Bàng, rồi Chủ tịch HĐQT Trường ĐH Hoa Sen, Chủ tịch Hội đồng trường ĐH Gia Định và hiện đảm nhiệm vị trí Phó Tổng giám đốc NHG.

Theo PGS.TS Thái Bá Cần, áp lực về tuyển sinh với hiệu trưởng trường tư lớn hơn trường công rất nhiều. “Với trường công tuyển đủ hoặc dư thì dồi dào, còn thiếu một chút cũng không sao. Trường tư do nguồn thu học phí gần như nuôi toàn bộ bộ máy vận hành trường, trả cổ tức cho cổ đông… Hầu hết, những hiệu trưởng trường tư không được nhà đầu tư tín nhiệm là nằm ở kết quả tuyển sinh” - PGS.TS Thái Bá Cần chia sẻ.

Quy định trước đây việc bổ nhiệm hiệu trưởng trường ĐH tư thục phải được sự công nhận của chủ tịch UBND tỉnh/thành nơi trường đóng trụ sở. Tuy nhiên, theo quy định hiện hành, việc bổ nhiệm hiệu trưởng trường tư do hội đồng trường quyết định không cần phải thông chính quyền địa phương. Đồng thời, các nhà đầu tư cũng tính toán chi ly trong việc sử dụng hiệu trưởng. Phần lớn những hiệu trưởng mới làm được trên dưới một năm đã bị thay do hợp đồng ký kết với trường chỉ là một năm. Sau thời hạn này nếu nhà đầu tư và hiệu trưởng thỏa thuận được thì làm tiếp, không thì đường ai nấy đi. Điều này cũng khiến việc thay đổi hiệu trưởng trường tư diễn ra một cách chóng vánh.

Đồng thời, các chủ trường tư có xu hướng săn đón, mời các lãnh đạo trường công khi kết thúc nhiệm kỳ, thậm chí có những trường hợp đang đương nhiệm về điều hành trường tư. GS Đào Văn Lượng (nguyên Hiệu trưởng Trường ĐH Công nghệ Sài Gòn) cho rằng: Các chủ trường tư cần ở hiệu trưởng uy tín về mặt chuyên môn và quản lý. Trong đó, yếu tố uy tín trong quản lý rất quan trọng. Còn PGS.TS Thái Bá Cần cho rằng: Một trong những lý do để nhà đầu tư chọn hiệu trưởng trường công sang điều hành trường tư vì người làm hiệu trưởng trường công đã có kinh nghiệm điều hành trường ĐH. Đồng thời, về nhân thân, họ cũng trải qua quá trình sàng lọc, bảo đảm uy tín.

PGS.TS Đỗ Văn Xê nêu quan điểm:  Làm cho trường tư dễ hơn vì chủ sở hữu rõ ràng nên các việc khác cũng rõ ràng theo. Hiệu trưởng không phải làm mọi việc vì có việc quan trọng do người chủ trường làm. Đồng thời, PGS.TS Đỗ Văn Xê cũng cho rằng, nếu hiệu trưởng trường tư có năng lực làm việc, thuận lợi nhiều hơn so với làm ở trường công. Bởi trường tư có quy trình làm việc đơn giản, rõ ràng… Nhiều thứ không phải thông qua bộ phận liên quan nên có thể đưa ra quyết định nhanh chóng và hiệu quả.

Trong khi đó, theo PGS.TS Đỗ Văn Dũng - Hiệu trưởng Trường ĐH Sư phạm Kỹ thuật TPHCM, việc thay đổi hiệu trưởng trong một thời gian ngắn sẽ ảnh hưởng đến đào tạo cũng như những chủ trương định hướng phát triển của trường. 

“Một kế hoạch của hiệu trưởng để phát triển nhà trường thường phải cần 5 năm để triển khai. Năm đầu tiên thời gian làm quen, tìm hiểu môi trường mới, phân tích SWOT (điểm mạnh, yếu, cơ hội, nguy cơ). Kết quả triển khai phải đợi khi sinh viên ra trường mới đánh giá được…” - PGS.TS Đỗ Văn Dũng chia sẻ.

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Văn bản

2598/BGDĐT-GDĐH

Hướng dẫn tuyển sinh ĐH, tuyển sinh cao đẳng ngành GDMN

Thời gian đăng: 19/07/2022

lượt xem: 1350 | lượt tải:293

1683/QĐ-BGDĐT

Kế hoạch triển khai tuyển sinh đại học, cao đẳng ngành GDMN 2022

Thời gian đăng: 19/07/2022

lượt xem: 1046 | lượt tải:272

08/2022/TT-BGDĐT

Thông tư 08/2022/TT-BGDĐT ngày 06/6/2022 ban hành Quy chế tuyển sinh đại học, tuyển sinh cao đẳng ngành Giáo dục Mầm non

Thời gian đăng: 21/06/2022

lượt xem: 2347 | lượt tải:370

1444/BGDĐT-GDĐH

Hướng dẫn công tác tuyển sinh 2021

Thời gian đăng: 17/04/2021

lượt xem: 2889 | lượt tải:471

15/2020/TT-BGDĐT

Thông tư ban hành quy chế thi tốt nghiệp trung học phổ thông 2020

Thời gian đăng: 19/06/2020

lượt xem: 2212 | lượt tải:317
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập132
  • Hôm nay4,380
  • Tháng hiện tại37,255
  • Tổng lượt truy cập49,743,020
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây
1
Hotline: 0965.855.944