Học sinh trở lại trường: Nỗ lực nâng cao tỉ lệ dạy học trực tiếp

Thứ ba - 15/03/2022 04:50 160 0
GD&TĐ -Ảnh hưởng của dịch khiến việc trở lại trường lớp học trực tiếp của học sinh bị ảnh hưởng. Việc nâng cao tỉ lệ học trực tiếp đang được các địa phương, nhà trường nỗ lực với nhiều giải pháp.
Học sinh trở lại trường: Nỗ lực nâng cao tỉ lệ dạy học trực tiếp

Dạy học trực tiếp ảnh hưởng vì dịch

Ngày 14/3, thành phố Lào Cai cho toàn bộ học sinh cấp tiểu học và lớp 6 trở lại trường học tập trực tiếp. Ở ngày đầu trở lại, tỉ lệ học trực tiếp mới đạt gần 59%. Trong đó cấp tiểu học có 24 trường với 5.336 học sinh học trực tuyến, 7.673 học sinh đi học trực tiếp, đạt tỷ lệ gần 59% tổng số học sinh.

Đối với cấp THCS, có 21 trường với 1.839 học sinh học trực tuyến; 7.340 học sinh đi học trực tiếp, chiếm gần 80% tổng số học sinh; tỷ lệ học sinh đi học chuyên cần đạt 93%.

Ở ngày thứ 2 (15/3) học trực tiếp, tỉ lệ khối tiểu học đạt 57%, THCS đạt 77,3%. Tuy nhiên, bên cạnh một số trường đạt tỉ lệ học trực tiếp chưa cao thì có trường vẫn đạt trên 80%. Sự bất đồng đều về tỉ lệ học trực tiếp diễn ra giữa các trường dù cấp độ dịch đều cho phép dạy học trực tiếp.

Tại Trường Tiểu học Núi Đèo (Thủy Nguyên, Hải Phòng, ngày 15/3, tỉ lệ học sinh học trực tiếp đạt trên 80%, hơn 20% còn lại học trực tuyến. Ở tuần đầu trở lại học trực tiếp tỉ lệ học sinh học toàn trường đạt trên 50% thì đến nay sau vài sau 3 tuần đã tăng lên trên 80%.

Trong số 20% học sinh học trực tuyến thì phần lớn diện F0, F1 phải nghỉ nhà cách ly, điều trị một phần bởi phụ huynh chưa yên tâm cho trẻ chưa tiêm đi học trực tiếp.

Ông Hà Huy Giáp, Trưởng phòng Giáo dục Tiểu học (Sở GD&ĐT Bắc Giang) cho biết: Tỉ lệ học sinh học trực tiếp khối Tiểu học đạt khoảng trên 80%. Đa số học sinh chưa trở lại học trực tiếp thuộc diện F0, phải thực hiện cách ly điều trị tại nhà.

Mặt khác, số giáo viên diện F0 cũng chưa thể đến trường giảng dạy, buộc phải chuyển sang dạy học trực tuyến nên tỉ lệ học trực tiếp giảm đi ít nhiều. Theo thống kê của ngành, có thời điểm số giáo viên và học sinh diện F0, F1 lên tới hơn 20.000 và phải chuyển sang dạy học trực tiếp số giáo viên và học sinh này.

Bà Nguyễn Thị Thúy Hằng, Trưởng phòng Giáo dục Tiểu học (Sở GD&ĐT Yên Bái), tính đến ngày 15/3 toàn tỉnh Yên Bái có 14 trường với 721 lớp, 19.972 học sinh dạy học trực tiếp; 27 trường với 1.107 lớp với 35.662 học sinh dạy học trực tuyến. 16 trường với 894 lớp, 29.862 học sinh thực hiện giao bài...

Học sinh trở lại trường: Nỗ lực nâng cao tỉ lệ dạy học trực tiếp - Ảnh minh hoạ 2
Dạy học trực tiếp mang lại hiệu quả giáo dục tốt nhất cho học sinh.

Nâng cao tỉ lệ dạy học trực tiếp

Từ thực tế cho thấy, tại nhiều trường tiểu học tỉ lệ học trực tiếp chưa cao nguyên nhân bởi học sinh thuộc đối tượng F0, F1 đang cách ly và điều trị Covid-19; Một số giáo viên cũng diện F0  nên chưa thể triển khai dạy học trực tiếp. Cùng đó nhiều bậc phụ huynh có tâm lý lo lắng vì dịch Covid-19 diễn biến phức tạp, lo sợ con chưa được tiêm vắc xin phòng Covid-19, đến trường dễ lây nhiễm dịch bệnh Covid-19 nên chưa cho con đi học trở lại.

Cô Vũ Thị Phượng, Hiệu trưởng Trường Tiểu học Núi Đèo (Thủy Nguyên, Hải Phòng) chia sẻ kinh nghiệm nâng cao tỉ lệ học trực tiếp tại trường đó là với học sinh diện F0, F1 phải nghỉ thì sát sao với dạy học trực tuyến để học sinh nghỉ học trực tiếp nhưng vẫn được học tập trực tuyến tại nhà, hết thời gian cách ly, điều trị khỏi bệnh nhắc nhở phụ huynh sớm đưa trẻ tới trường.

Đối với phụ huynh còn e dè về dịch bệnh (dù đã nằm trong địa bàn có mức độ dịch được phép tới trường) thì nhà trường là tốt công tác kiểm soát, phòng chống để phụ huynh thấy được môi trường học tập đã đảm bảo mà đưa con đến trường.

Cô Phượng khẳng định: Việc học trực tuyến dù nâng cao chất lượng, hiệu quả tới đâu thì vẫn không thể bằng trực tiếp. Do đó trường sẽ cố gắng tháo gỡ mọi khó khăn, rào rản để học sinh được tới trường học trực tiếp, từ đó nâng cao chất lượng hiệu quả và chủ động duy trì tiến độ dạy học.

Ông Hà Huy Giáp, Trưởng phòng Giáo dục Tiểu học (Sở GD&ĐT Bắc Giang)  cũng cho rằng Bắc Giang không có tình trạng phụ huynh cho con nghỉ học trực tiếp để ở nhà học trực tuyến “né” dịch. Đa số giáo viên, học sinh đang triển khai dạy và học trực tuyến đều diện F. Vì thế nâng cao tỉ lệ dạy học trực tiếp không khó khăn, học sinh sẽ nhanh chóng trở lại trường lớp khi giáo viên, học sinh kết thúc thời gian cách ly, điều trị.

Bà Nguyễn Thị Thúy Hằng, Trưởng phòng Giáo dục Tiểu học (Sở GD&ĐT Yên Bái) cho biết chỉ có một tỉ lệ nhỏ học sinh nghỉ học trực tiếp vì bố mẹ lo lắng dịch bệnh không cho tới trường (dù dịch ở cấp độ 1,2). Với trường hợp này các nhà trường đã đẩy mạnh tuyên truyền để phụ huynh yên tâm việc kiểm soát dịch bệnh để đưa trẻ tới trường.

Còn lại, đa số học sinh diện F0, F1 chưa trở lại học trực tiếp phải học trực tuyến tại nhà thì giáo viên triển khai vừa dạy trực tiếp vừa trực tuyến tại lớp để học sinh được học. Ở vùng không thể dạy học trực tuyến giáo viên vẫn triển khai giao bài ôn tập và hỗ trợ kiến thức qua điện thoại…

Cô Trần Thị Liên, Hiệu trưởng Trường Tiểu học Nguyễn Du (thành phố Lào Cai) trao đổi: Trường còn hơn 300 học sinh diện F0, F1 và diện sàng lọc sức khỏe không đảm bảo chưa cho tới trường.

Để “kéo” học sinh mau chóng trở lại trường học trực tiếp, trường đã triển khai làm các video hướng dẫn công tác phòng dịch; Công khai các phương án dạy học, đưa đón trẻ, phòng dịch tại lớp học để phụ huynh nắm bắt và yên tâm cho trẻ tới trường.

Học sinh trở lại trường: Nỗ lực nâng cao tỉ lệ dạy học trực tiếp - Ảnh minh hoạ 3
Các trường nâng cao tỉ lệ học sinh học trực tuyến

Có sự tuyên truyền và giải pháp phòng dịch hiệu quả nên phụ huynh hiểu và đồng thuận cùng nhà trường. Hiện số học sinh trở lại trường học trực tiếp đang tăng lên hàng ngày.

Ông Bùi Ngọc Minh, Phó trưởng Phòng GD&ĐT thành phố Lào Cai cho biết: Ngay đầu tiên học sinh tiểu học và lớp 6 trở lại trường học trực tiếp, Phòng GD&ĐT đã chỉ đạo nhà trường rà soát phương án, hình thức dạy học của trường, bố trí giáo viên dạy học phù hợp để đảm bảo hiệu quả giáo dục và cường độ lao động của giáo viên.

Sắp xếp học sinh đi học trực tiếp tại trường tránh ghép học sinh nhiều lớp vào 1 lớp để giảm nguy cơ lây nhiễm chéo giữa các lớp. Rà soát số lượng học sinh đi học hàng ngày, theo dõi số lượng học sinh nghỉ học (nhất là những trường hợp không thuộc diện F0, F1 có nguy cơ cao) và có giải pháp dạy học phù hợp.

Phòng cũng yêu cầu các trường bố trí sắp xếp đan xen các tiết học phù hợp để đảm bảo học sinh vừa học, vừa ôn tập, vừa tiếp thu kiến thức vừa được hoạt động rèn luyện tinh thần, thể chất.

Tổ chức kiểm tra khảo sát hoặc kiểm tra giữa kỳ II phù hợp tránh gây áp lực cho giáo viên, học sinh. Hiệu trưởng lựa chọn thời gian, hình thức kiểm tra phù hợp, tuyệt đối hông triển khai kiểm tra thí điểm trong thời điểm giáo viên, học sinh đang bị F0 gây hoang mang cho giáo viên, học sinh…

Tác giả bài viết: Đức Trí

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Văn bản

2598/BGDĐT-GDĐH

Hướng dẫn tuyển sinh ĐH, tuyển sinh cao đẳng ngành GDMN

Thời gian đăng: 19/07/2022

lượt xem: 1422 | lượt tải:310

1683/QĐ-BGDĐT

Kế hoạch triển khai tuyển sinh đại học, cao đẳng ngành GDMN 2022

Thời gian đăng: 19/07/2022

lượt xem: 1142 | lượt tải:298

08/2022/TT-BGDĐT

Thông tư 08/2022/TT-BGDĐT ngày 06/6/2022 ban hành Quy chế tuyển sinh đại học, tuyển sinh cao đẳng ngành Giáo dục Mầm non

Thời gian đăng: 21/06/2022

lượt xem: 2452 | lượt tải:389

1444/BGDĐT-GDĐH

Hướng dẫn công tác tuyển sinh 2021

Thời gian đăng: 17/04/2021

lượt xem: 2929 | lượt tải:488

15/2020/TT-BGDĐT

Thông tư ban hành quy chế thi tốt nghiệp trung học phổ thông 2020

Thời gian đăng: 19/06/2020

lượt xem: 2247 | lượt tải:337
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập865
  • Hôm nay54,574
  • Tháng hiện tại332,704
  • Tổng lượt truy cập51,688,663
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây
1
Hotline: 0965.855.944