Khởi sắc giáo dục miền Tây

Thứ hai - 27/08/2018 07:06 525 0
GD&TĐ - Bước vào năm học 2018 - 2019, thầy trò vùng nông thôn, vùng sâu, vùng xa các tỉnh, thành khu vực đồng bằng sông Cửu Long có chung niềm phấn khởi khi nhận được sự quan tâm của cả xã hội đối với sự nghiệp giáo dục. Đây là động lực quan trọng để nâng cao chất lượng GD&ĐT, đặc biệt là nơi điều kiện kinh tế còn nhiều khó khăn.
Khởi sắc giáo dục miền Tây

Học trò vùng lũ yên tâm tới lớp

Ngày tựu trường cũng là lúc mực nước lũ ở các tỉnh đầu nguồn đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) như An Giang, Đồng Tháp dâng cao. Bên cạnh công tác huy động học sinh ra lớp, hỗ trợ học sinh nghèo, vận động phụ huynh tạo điều kiện cho con em đến trường thì chính quyền địa phương và ngành Giáo dục cũng quan tâm đến công tác đảm bảo an toàn cho học sinh.

Để đảm bảo an toàn và tạo điều kiện thuận lợi cho học sinh đến trường, ngành Giáo dục tỉnh An Giang, Đồng Tháp được chính quyền địa phương, lực lượng bộ đội biên phòng hỗ trợ tích cực. Ngoài việc hỗ trợ vận động học sinh, chính quyền địa phương cấp xã và các đồn biên phòng khu vực biên giới còn tổ chức xuồng máy đưa rước học sinh từ nhà đến trường. Mọi công tác đều được phối hợp nhịp nhàng, nguồn kinh phí từ sự vận động xã hội hóa và đóng góp của đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức địa phương.

Khởi sắc giáo dục miền Tây - Ảnh minh hoạ 2

Bước vào năm học mới, nhiều trường học ở tỉnh Cà Mau được đầu tư xây dựng khang trang

Tại Đồng Tháp, các Đồn biên phòng cửa khẩu quốc tế Dinh Bà (huyện Tân Hồng); Đồn biên phòng Cầu Muống (huyện Hồng Ngự); Đồn biên phòng Bình Thạnh (thị xã Hồng Ngự)… đã sẵn sàng lực lượng và phương tiện đưa rước học sinh khi nước lũ dâng cao.

Tại An Giang, lực lượng bộ đội, dân quân các xã Vĩnh Hội Đông, Khánh An (huyện An Phú) cũng sẵn sàng để đưa đón học sinh vùng trũng thấp, bị nước lũ chia cắt. Các trường học ở xã Khánh An, Khánh Bình, Vĩnh Hội Đông, Quốc Thái thuộc huyện An Phú cũng sẵn sàng đón học sinh Việt kiều. Đó là những học sinh là người Việt đang sinh sống bên kia biên giới (xã Pek-chay, huyện Kor-thum, tỉnh Kal-dal, Vương quốc Campuchia). Có trường số học sinh Việt kiều chiếm trên 30% tổng số học sinh toàn trường.

Khởi sắc giáo dục miền Tây - Ảnh minh hoạ 3

HS huyện Trần Văn Thời (Cà Mau) đến trường bằng xuồng máy

Cơ sở vật chất khởi sắc

Cơ sở vật chất luôn là vấn đề “nóng” với trường học khu vực ĐBSCL. Tuy nhiên, năm nay, vấn đề này thực sự khởi sắc nhờ sự quan tâm của địa phương và người dân.

Trao đổi về công tác đảm bảo cơ sở vật chất cho năm học mới, ông Nguyễn Thanh Bình - Phó Chủ tịch UBND tỉnh An Giang, cho biết: Các địa phương tập trung tăng cường đầu tư cơ sở vật chất trường học, đặc biệt là rà soát chính xác nhu cầu phòng học, nhà vệ sinh ở các trường. Ngành Giáo dục và các địa phương tùy theo điều kiện cụ thể chủ động phối hợp với Hội Khuyến học tổ chức hỗ trợ về vật chất, tinh thần cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn, học sinh có nguy cơ bỏ học; với yêu cầu không có học sinh bỏ học do không đủ điều kiện đến trường.

Bên cạnh việc chăm lo cho học sinh đến trường, năm học mới 2018 - 2019, thầy trò ở An Giang, Đồng Tháp cũng phấn khởi khi trường lớp được đầu tư xây dựng, sửa chữa khang trang.

Khởi sắc giáo dục miền Tây - Ảnh minh hoạ 4

Hệ thống giao thông nông thôn được đầu tư giúp HS đến trường thuận lợi hơn

Ông Trần Thanh Liêm - Giám đốc Sở GD&ĐT Đồng Tháp cho biết: Dự kiến đến tháng 8/2018, sẽ hoàn thành đưa vào sử dụng 45 phòng học, 80 phòng chức năng các công trình mới và khoảng 90% các công trình sửa chữa, nâng cấp. Một số trường đầu tư xây dựng mới và nâng cấp một số hạng mục phụ trợ như sân, nhà xe, nhà vệ sinh... sẽ thi công đến khoảng tháng 10/2018 .

Tại Đất Mũi (Cà Mau), thầy và trò cũng phấn khởi khi hệ thống trường lớp được đầu tư xâu dựng, sửa chữa khang trang. Đó là kết quả sau nhiều năm tỉnh tập trung nguồn lực đầu tư cho giáo dục, đặc biệt là chủ trương sắp xếp lại hệ thống trường lớp.

Theo ông Nguyễn Minh Luân - Giám đốc Sở GD&ĐT Cà Mau, định hướng sắp xếp đội ngũ giáo viên đã ổn định, hợp lý. Tuy nhiên quá trình sắp xếp, điều chỉnh theo vị trí việc làm phải minh bạch, khách quan để sàng lọc đội ngũ thiếu chuẩn về trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, sức khỏe… giúp tuyển chọn giáo viên có năng lực giảng dạy, có tâm huyết với giáo dục tỉnh nhà.

Tác giả bài viết: Q.ngữ-T.Trang

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Văn bản

2598/BGDĐT-GDĐH

Hướng dẫn tuyển sinh ĐH, tuyển sinh cao đẳng ngành GDMN

Thời gian đăng: 19/07/2022

lượt xem: 1422 | lượt tải:310

1683/QĐ-BGDĐT

Kế hoạch triển khai tuyển sinh đại học, cao đẳng ngành GDMN 2022

Thời gian đăng: 19/07/2022

lượt xem: 1142 | lượt tải:298

08/2022/TT-BGDĐT

Thông tư 08/2022/TT-BGDĐT ngày 06/6/2022 ban hành Quy chế tuyển sinh đại học, tuyển sinh cao đẳng ngành Giáo dục Mầm non

Thời gian đăng: 21/06/2022

lượt xem: 2452 | lượt tải:389

1444/BGDĐT-GDĐH

Hướng dẫn công tác tuyển sinh 2021

Thời gian đăng: 17/04/2021

lượt xem: 2929 | lượt tải:488

15/2020/TT-BGDĐT

Thông tư ban hành quy chế thi tốt nghiệp trung học phổ thông 2020

Thời gian đăng: 19/06/2020

lượt xem: 2247 | lượt tải:337
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập609
  • Hôm nay17,852
  • Tháng hiện tại295,982
  • Tổng lượt truy cập51,651,941
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây
1
Hotline: 0965.855.944