Không gian văn hóa cho học đường: Chuyển động cùng chuyển đổi số

Thứ hai - 13/12/2021 01:50 348 0
GD&TĐ - GS.TS Huỳnh Văn Sơn - Hiệu trưởng Trường ĐH Sư phạm TPHCM cho rằng, cần phải xem văn hóa học đường là trách nhiệm của người dạy và học.
Không gian văn hóa cho học đường: Chuyển động cùng chuyển đổi số

Cũng theo GS.TS Huỳnh Văn Sơn, khi bối cảnh mới với dạy học trực tuyến, học liệu số và sự phát triển của giáo dục mở, giáo dục trực tuyến, nếu không cẩn trọng sẽ khó có thể vẽ nên một chân dung văn hóa học đường vì học sinh…

Trách nhiệm của thầy và trò

- Trong bối cảnh chuyển đổi số, văn hóa học đường có chuyển đổi không, thưa ông?

- Trong bối cảnh chuyển đổi số, văn hóa học đường có chuyển đổi. Đó là văn hóa của tất cả những gì thuộc không gian mạng bao gồm từ hình ảnh, biểu tượng đến các hành vi, lời nói, sự tương tác và cả cung cách thể hiện. Tựu trung lại đó là văn hóa giao tiếp và văn hóa ứng xử trên không gian mạng. Chính vì bị giới hạn ở giao tiếp, tương tác và nhất là dạy học trực tuyến, giáo dục mở nên văn hóa học đường có một số chuyển đổi như bị ảo về chân giá trị: Ảo trong thể hiện bản thân; ảo trong tự nhận thức; ảo trong cả cách thức tương tác.

Chúng tôi quan niệm, chuyển đổi số trong giáo dục là quá trình thay đổi tổng thể và toàn diện bằng cách thực hiện quá trình giáo dục trên môi trường số với các công nghệ số, chủ thể giáo dục khai thác môi trường số để thực hiện dạy học nhằm đạt được mục tiêu giáo dục.

Chuyển đổi số trong giáo dục thể hiện rõ nhất ở việc tập trung số hóa thông tin, tạo ra những hệ thống cơ sở dữ liệu lớn liên thông và khai thác quản lí hiệu quả; triển khai dạy học, giáo dục trực tuyến, ứng dụng các công nghệ mới. Nói như thế để thấy rằng văn hóa trong hành động, văn hóa chuyển đổi số và văn hóa dạy học trực tuyến có thể ảnh hưởng đến vấn đề văn hóa học đường trực tuyến   hiện nay.

- Dịch Covid-19 kéo dài cùng với việc học online trong xu thế lên ngôi, vấn đề tình thầy trò, tôn sư trong đạo sẽ như thế nào?

- Người thầy trong xã hội xưa luôn có một khoảng cách nhất định đối với học trò. Thầy có “đạo làm thầy”, trò có “đạo làm trò”, mỗi người đều có bổn phận để làm tròn vị trí của mình. Người thầy luôn có thái độ nghiêm khắc trước học trò. Từ lời nói, cử chỉ, hành động của thầy đều thể hiện tính “mô phạm” để giáo dục học trò.

Dạy học trực tuyến, học sinh, sinh viên rất dễ cảm thấy bị cô lập trong việc học trực tuyến, vì vậy giáo viên cần cố gắng tạo điều kiện để các em có cơ hội tương tác nhiều hơn. Đồng thời phát triển năng lực, hoàn thiện nhân cách, lối sống văn hóa, thân thiện góp phần nâng cao chất lượng giáo dục đào tạo nhằm hướng tới một môi trường sư phạm lành mạnh, tích cực và hướng tới sự phát triển bền vững.

Không gian văn hóa cho học đường: Chuyển động cùng chuyển đổi số - Ảnh minh hoạ 2
GS.TS Huỳnh Văn Sơn

Gìn giữ văn hóa học đường

- Từ một số sự cố trong việc dạy - học online vừa qua, ông nghĩ gì về văn hóa học đường ngày nay?

- Sự gần gũi thân thiện, đạo đức, chuẩn mực, cốt cách của người thầy là nguồn sức sống vô tận truyền bá cho người học. Bởi lẽ văn hóa học đường là tập hợp những quan hệ khăng khít trong đó mối quan hệ giữa thầy với trò, nhà trường với người học là thành phần cấu trúc chính. Những thành phần này vừa kế thừa, kiến tạo những giá trị, kinh nghiệm lịch sử của xã hội loài người đã tích lũy trong quá trình xây dựng hệ thống giáo dục và hình thành nhân cách của người học. Nếu không tỉnh táo và làm chủ được các mối quan hệ này dễ xảy ra những sự cố trong bối cảnh dạy học trực tuyến ngày nay. Vì thế, dựa trên sự chấp nhận lẫn nhau, tương tác văn hóa để góp phần chuẩn bị văn hóa học đường trong bối cảnh chuyển đổi số.

- Theo ông, ngành Giáo dục, các trường học, thầy cô và người học... cần làm gì để gìn giữ văn hóa học đường được trong sáng, lành mạnh trong bối cảnh chuyển đổi số?

- Để gìn giữ văn hóa học đường được trong sáng, lành mạnh trong bối cảnh chuyển đổi số, ngành Giáo dục cần phải lưu ý một số vấn đề.

Xây dựng quy tắc trong lớp học trực tuyến giúp cho việc quản lý lớp học hiệu quả hơn. Tạo mối quan hệ tích cực giữa giáo viên và người học. Tương tự như vậy, xây dựng mối quan hệ tích cực giữa người học cũng là điều quan trọng. Học trực tuyến khiến cảm giác của các em về tương tác bạn bè rất hạn chế, vì vậy hãy cố gắng tạo điều kiện để các em có cơ hội cộng tác nhóm nhiều hơn. Tạo dựng một lớp học thân thiện, đoàn kết góp phần kích thích hứng thú học tập.

Khi học sinh, sinh viên tham gia đầy đủ các hoạt động, làm việc và học tập hiệu quả, hãy ghi nhận các thành tích của các em. Trước khi vào lớp học, hãy yêu cầu học sinh, sinh viên cất điện thoại, đồ chơi, trang web không liên quan và bất cứ thứ gì có thể làm các em mất tập trung hoặc tạo ra tiếng ồn gây ảnh hưởng lớp học. Quan trọng nhất là sự tập trung, tương tác lâu dài…

Nên nói chuyện riêng với học sinh, sinh viên bằng một giọng trang trọng nhưng tích cực thay vì gọi tên ra trước lớp khi các em có hành vi sai trái. Tuy nhiên, nếu hành vi sai trái nằm ngoài khả năng sửa chữa của giáo viên, tốt nhất nên thông báo cho phụ huynh hoặc ban giám hiệu nhà trường để xử lý tình huống.

Giáo viên cần có sự hài hước, dí dỏm để thu hút người học. Nên chuẩn bị chi tiết các hoạt động, tài liệu hỗ trợ trước và sau bài giảng trực tuyến nhằm giúp người học nắm được chủ đề trước khi tham gia buổi học và ôn tập lại kiến thức sau đó.

Để không bị gián đoạn trong việc truyền tải kiến thức, giáo viên nên giảng bài trong phòng học chuyên dụng, có không gian yên tĩnh và đầy đủ trang thiết bị như máy ghi hình và máy ghi âm di động để có thể thoải mái di chuyển đến bảng viết, nhằm giải thích những vấn đề phức tạp, giúp người học có thể cảm nhận được cử động của giáo viên thay vì chỉ thấy được khuôn mặt cận cảnh…

- Xin cảm ơn ông!

Khuyến khích học sinh, sinh viên tham gia vào các hoạt động của lớp. Dành thời gian để hiểu sở thích, điểm mạnh của các em nằm ở đâu và đang phải đối mặt với những thách thức nào. Tận dụng tối đa thông tin này để xây dựng một kế hoạch cụ thể cho nhu cầu của người học, đồng thời cung cấp một số cơ hội học tập tương tác ngay trên lớp học. - GS.TS Huỳnh Văn Sơn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Văn bản

2598/BGDĐT-GDĐH

Hướng dẫn tuyển sinh ĐH, tuyển sinh cao đẳng ngành GDMN

Thời gian đăng: 19/07/2022

lượt xem: 1422 | lượt tải:310

1683/QĐ-BGDĐT

Kế hoạch triển khai tuyển sinh đại học, cao đẳng ngành GDMN 2022

Thời gian đăng: 19/07/2022

lượt xem: 1142 | lượt tải:298

08/2022/TT-BGDĐT

Thông tư 08/2022/TT-BGDĐT ngày 06/6/2022 ban hành Quy chế tuyển sinh đại học, tuyển sinh cao đẳng ngành Giáo dục Mầm non

Thời gian đăng: 21/06/2022

lượt xem: 2452 | lượt tải:389

1444/BGDĐT-GDĐH

Hướng dẫn công tác tuyển sinh 2021

Thời gian đăng: 17/04/2021

lượt xem: 2929 | lượt tải:488

15/2020/TT-BGDĐT

Thông tư ban hành quy chế thi tốt nghiệp trung học phổ thông 2020

Thời gian đăng: 19/06/2020

lượt xem: 2247 | lượt tải:337
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập536
  • Hôm nay42,623
  • Tháng hiện tại320,753
  • Tổng lượt truy cập51,676,712
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây
1
Hotline: 0965.855.944