Kiểm tra, đánh giá theo định dạng cấu trúc đề thi tốt nghiệp THPT từ 2025

Thứ hai - 11/03/2024 09:03 149 0
Tại Hội thảo về công tác đề thi tốt nghiệp THPT từ năm 2025 theo Chương trình GDPT 2018 chiều 11/3, Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Phạm Ngọc Thưởng nhấn mạnh, công tác kiểm tra, đánh giá, công tác khảo thí nói chung và công tác ra đề thi tốt nghiệp THPT luôn là việc khó khăn, nhạy cảm, phức tạp, áp lực, đòi...
Kiểm tra, đánh giá theo định dạng cấu trúc đề thi tốt nghiệp THPT từ 2025

Tại Hội thảo về công tác đề thi tốt nghiệp THPT từ năm 2025 theo Chương trình GDPT 2018 chiều 11/3, Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Phạm Ngọc Thưởng nhấn mạnh, công tác kiểm tra, đánh giá, công tác khảo thí nói chung và công tác ra đề thi tốt nghiệp THPT luôn là việc khó khăn, nhạy cảm, phức tạp, áp lực, đòi hỏi có nhân lực, vật lực, phối hợp từ chuyên môn đến đảm bảo an ninh cho đề thi.

Nhắc lại ý kiến của một số chuyên gia, cán bộ quản lý giáo dục cho rằng, kết quả kỳ thi tốt nghiệp THPT thời gian qua đáng tin cậy để các cơ sở giáo dục đại học lựa chọn là một trong những căn cứ xét tuyển đại học, Thứ trưởng cho rằng, kết quả đó không chỉ ở công tác ra đề, mà còn ở công tác coi thi, chấm thi nghiêm túc, công bằng.

Chủ trì hội thảo (từ trái sang phải): Phó Cục trưởng Cục Quản lý chất lượng Nguyễn Ngọc Hà, Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Phạm Ngọc Thưởng, Cục trưởng Cục quản lý chất lượng Huỳnh Văn Chương.

Chủ trì hội thảo (từ trái sang phải): Phó Cục trưởng Cục Quản lý chất lượng Nguyễn Ngọc Hà, Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Phạm Ngọc Thưởng, Cục trưởng Cục quản lý chất lượng Huỳnh Văn Chương.

“Việc xây dựng đề thi, tổ chức kiểm tra đánh giá thường xuyên, định kỳ, tổ chức kỳ thi tốt nghiệp THPT cần hướng tới học thật, thi thật, không gây quá tải, không gây áp lực, đảm bảo khoa học, gắn với thực tiễn và hiệu quả”, Thứ trưởng chia sẻ.

Để công tác khảo thí, ra đề thi thời gian tới tốt hơn nữa, Thứ trưởng đề nghị Cục Quản lý chất lượng tổng hợp, tiếp thu ý kiến chuyên gia, cán bộ quản lý, thầy cô trao đổi tại Hội thảo để tham mưu cho lãnh đạo Bộ GD&ĐT tiếp tục bổ sung cho phương án thi, cấu trúc định dạng đề thi nếu thấy hợp lý, khoa học.

Cục Quản lý chất lượng cũng cần sớm xây dựng kế hoạch, tiếp tục triển khai tập huấn xây dựng ngân hàng đề thi và ra đề thi cho cán bộ cốt cán của các Sở GD&ĐT. Xây dựng kế hoạch chi tiết về đề thi minh hoạ và sớm công bố để làm căn cứ cho các cơ sở giáo dục phổ thông dạy và học, kiểm tra đánh giá thường xuyên, đánh giá định kỳ; các cơ sở giáo dục đại học nghiên cứu để công bố sớm phương án tuyển sinh.

Đại biểu tham luận tại hội thảo.

Đại biểu tham luận tại hội thảo.

Đối với Vụ Giáo dục Trung học và Vụ Giáo dục Thường xuyên, Thứ trưởng đề nghị sớm tham mưu cho lãnh đạo Bộ ban hành hướng dẫn các Sở GD&ĐT chỉ đạo các trường phổ thông về nội dung kiểm tra, đánh giá theo định dạng cấu trúc đề thi tốt nghiệp THPT từ năm 2025. Đồng thời, tổ chức kiểm tra thực tế và định hướng chuyên môn cho các sở GD&ĐT, các cơ sở giáo dục.

Đối với các sở GD&ĐT, Thứ trưởng lưu ý, trên cơ sở phương án thi, cấu trúc định dạng đề thi đã được Bộ GD&ĐT ban hành, trong quá trình chỉ đạo chuyên môn cần chủ động tổ chức tập huấn, bồi dưỡng giáo viên; chủ động ra đề kiểm tra đánh giá thường xuyên, định kỳ; chủ động trong công tác truyền thông tại cơ sở để tạo sự thấu hiểu từ giáo viên, học sinh, phụ huynh. Trong quá trình làm, nếu có khó khăn các sở GD&ĐT thông tin kịp thời về các đơn vị của Bộ GD&ĐT.

Toàn cảnh hội thảo.

Toàn cảnh hội thảo.

Từ góc độ tuyển sinh của các cơ sở giáo dục đại học, Thứ trưởng đánh giá: Phương thức tuyển sinh đại học được thực hiện theo Luật Giáo dục Đại học, tuy nhiên thực tiễn hiện nay, cần thống nhất tăng cường công tác quản lý nhà nước về các phương án tuyển sinh của giáo dục đại học, trong đó khuyến khích các cơ sở giáo dục đại học lấy kết quả kỳ thi tốt nghiệp THPT để xét tuyển.

Theo Thứ trưởng, thời gian qua, Bộ GD&ĐT đã từng bước tăng cường sự tin cậy của kết quả thi tốt nghiệp THPT và tới đây đề thi có độ phân hoá cao hơn, theo hướng hạn chế tối đa học tủ, học lệch học mẹo, hướng tới học thật, thi thật, kết quả thật. Do đó, việc sử dụng kết quả kỳ thi tốt nghiệp là một trong những phương thức cho tuyển sinh đại học sẽ giảm áp lực, giảm tốn kém cho xã hội, cho chính các trường đại học và đảm bảo công bằng trong tiếp cận giáo dục.

Tại Hội thảo, các đại biểu tham gia tham luận đã thể hiện sự nhất trí cao với Bộ GD&ĐT trong việc kịp thời ra phương án thi rất sớm, tổ chức nhiều hội nghị, hội thảo để các địa phương, học sinh, phụ huynh nắm bắt, chuẩn bị tinh thần, và chủ động triển khai các phương án phục vụ kỳ thi.

Cấu trúc định dạng đề thi đã được nhiều địa phương triển khai ra đề thi thử nghiệm với học sinh lớp 10 và 11, được đánh giá hàm lượng đủ sâu để đánh giá năng lực tư duy của học sinh, tránh tình trạng khoanh mò, học sinh sẽ phải vận dụng sáng tạo, và áp dụng kiến thức vào thực tiễn.

Tác giả bài viết: Hiếu Nguyễn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Văn bản

2598/BGDĐT-GDĐH

Hướng dẫn tuyển sinh ĐH, tuyển sinh cao đẳng ngành GDMN

Thời gian đăng: 19/07/2022

lượt xem: 1422 | lượt tải:310

1683/QĐ-BGDĐT

Kế hoạch triển khai tuyển sinh đại học, cao đẳng ngành GDMN 2022

Thời gian đăng: 19/07/2022

lượt xem: 1142 | lượt tải:298

08/2022/TT-BGDĐT

Thông tư 08/2022/TT-BGDĐT ngày 06/6/2022 ban hành Quy chế tuyển sinh đại học, tuyển sinh cao đẳng ngành Giáo dục Mầm non

Thời gian đăng: 21/06/2022

lượt xem: 2452 | lượt tải:389

1444/BGDĐT-GDĐH

Hướng dẫn công tác tuyển sinh 2021

Thời gian đăng: 17/04/2021

lượt xem: 2929 | lượt tải:488

15/2020/TT-BGDĐT

Thông tư ban hành quy chế thi tốt nghiệp trung học phổ thông 2020

Thời gian đăng: 19/06/2020

lượt xem: 2247 | lượt tải:337
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập627
  • Hôm nay17,893
  • Tháng hiện tại296,023
  • Tổng lượt truy cập51,651,982
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây
1
Hotline: 0965.855.944