Kỳ thi “2 trong 1” vẫn là phương án tối ưu

Thứ ba - 24/07/2018 06:01 480 0
GD&TĐ - Sau kỳ thi THPT quốc gia 2018, nhiều ý kiến tiếp tục khẳng định ưu điểm của phương thức tổ chức kỳ thi nhằm 2 mục đích và cho rằng đây vẫn là phương án tối ưu trong giai đoạn này.
Kỳ thi “2 trong 1” vẫn là phương án tối ưu

Từng có thời gian 10 năm công tác trong ngành Giáo dục, Đại biểu Quốc hội Hồ Thị Minh (Quảng Trị) – Trưởng Ban Tuyên giáo huyện Hướng Hóa - ủng hộ tổ chức kỳ thi THPT quốc gia vừa để xét tốt nghiệp THPT, vừa làm căn cứ để tuyển sinh đại học, cao đẳng.

Nói lên ý kiến của cử tri, cũng là những phụ huynh đã và sẽ có con dự thi, Đại biểu Hồ Thị Minh cho rằng, Kỳ thi đã giảm rất nhiều tốn kém và áp lực. Học sinh, đặc biệt ở một huyện miền núi như Hướng Hóa, đã không còn phải khăn gói cùng cha mẹ, người thân vào Sài Gòn hay ra Hà Nội đi thi. Không bỡ ngỡ, lo lắng trước môi trường mới cũng tạo tâm thế tự tin, giúp thí sinh làm bài thi tốt hơn.

Cùng quan điểm, ông Nguyễn Văn Phê - Giám đốc Sở GD&ĐT Hưng Yên - khẳng định quan điểm: Kỳ thi THPT quốc gia với 2 mục đích là phương án tối ưu trong giai đoạn hiện nay - giai đoạn chuẩn bị bước vào chương trình và sách giáo khoa mới, giai đoạn các trường đại học bước đầu xây dựng đề án tuyển sinh. Do cấu trúc đề thi có sự phân hoá và khoa học nên áp dụng tốt cho hai mục đích xét tốt nghiệp THPT và đánh giá đầu vào của các trường đại học.

Trước sai phạm ở một số địa phương trong kỳ thi năm nay, ông Nguyễn Văn Phê cho rằng lỗi không phải do quy trình, kỹ thuật mà là do các bộ phận thực hiện quy trình không chặt chẽ. Đại biểu Hồ Thị Minh thì cho biết có thể thay đổi cách giám sát, cách chấm, chẳng hạn có thể cho chấm chéo để đảm bảo khách quan hơn và giảm thiểu tiêu cực có thể xảy ra.

Nhắc đến Nghị quyết 29-NQ/TW về đổi mới căn bản toàn diện GD&ĐT, trong đó ghi rõ: Đổi mới phương thức thi và công nhận tốt nghiệp THPT theo hướng giảm áp lực và tốn kém cho xã hội mà vẫn bảo đảm độ tin cậy, trung thực, đánh giá đúng năng lực học sinh, làm cơ sở cho việc tuyển sinh giáo dục nghề nghiệp và giáo dục đại học, bà Trần Thị Tâm Đan - nguyên Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục và Thanh thiếu niên, Nhi đồng của Quốc hội - cũng đưa gợi ý đảm bảo tránh tiêu cực có thể xảy ra, đó là có thể giao việc chấm thi về cho các trường đại học.

Ông Đào Trọng Thi - nguyên Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục và Thanh thiếu niên, Nhi đồng của Quốc hội - cũng cho biết có nhiều ý kiến ủng hộ việc giữ ổn định kỳ thi THPT quốc gia cho đến năm 2020. Cách suy nghĩ đó cũng có lý và cần được tôn trọng.

Trả lời trên báo Đại biểu nhân dân, nguyên Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Phạm Minh Hạc nhận định, những năm gần đây, các kỳ thi được tổ chức ngày càng chặt chẽ, đã hạn chế nhiều tiêu cực. "Vụ việc tại Hà Giang là hiện tượng cá biệt, chứ không phải ở tỉnh nào, hay cụm thi nào cũng như vậy" - GS Nguyễn Minh Hạc cho nêu quan điểm.

Tác giả bài viết: Hiếu Nguyễn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Văn bản

2598/BGDĐT-GDĐH

Hướng dẫn tuyển sinh ĐH, tuyển sinh cao đẳng ngành GDMN

Thời gian đăng: 19/07/2022

lượt xem: 1422 | lượt tải:310

1683/QĐ-BGDĐT

Kế hoạch triển khai tuyển sinh đại học, cao đẳng ngành GDMN 2022

Thời gian đăng: 19/07/2022

lượt xem: 1142 | lượt tải:298

08/2022/TT-BGDĐT

Thông tư 08/2022/TT-BGDĐT ngày 06/6/2022 ban hành Quy chế tuyển sinh đại học, tuyển sinh cao đẳng ngành Giáo dục Mầm non

Thời gian đăng: 21/06/2022

lượt xem: 2452 | lượt tải:389

1444/BGDĐT-GDĐH

Hướng dẫn công tác tuyển sinh 2021

Thời gian đăng: 17/04/2021

lượt xem: 2929 | lượt tải:488

15/2020/TT-BGDĐT

Thông tư ban hành quy chế thi tốt nghiệp trung học phổ thông 2020

Thời gian đăng: 19/06/2020

lượt xem: 2247 | lượt tải:337
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập560
  • Hôm nay16,869
  • Tháng hiện tại294,999
  • Tổng lượt truy cập51,650,958
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây
1
Hotline: 0965.855.944