Linh hoạt bố trí cán bộ quản lý cơ sở giáo dục

Thứ ba - 07/08/2018 06:53 416 0
GD&TĐ - Những kết quả và cả hạn chế trong việc triển khai giải pháp về nâng cao năng lực lãnh đạo của cán bộ quản lý giáo dục các cấp năm học 2017 – 2018 được Bộ GD&ĐT tổng kết.
Linh hoạt bố trí cán bộ quản lý cơ sở giáo dục

Theo đó, Bộ GD&ĐT đã ban hành và thực hiện Kế hoạch hành động theo Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 19-NQ/TW của Trung ương về tiếp tục đổi mới hệ thống tổ chức và quản lý, nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động của các đơn vị sự nghiệp công lập và Nghị quyết số 18-NQ/TW của Trung ương về một số vấn đề tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả.

Nhiều địa phương đã thực hiện tốt việc xây dựng Đề án vị trí việc làm; đánh giá công chức, viên chức để rà soát, sàng lọc và tinh giản theo tinh thần chỉ đạo của Nghị quyết số 39 của Trung ương và Nghị định số 108 của Chính phủ.

Bộ cũng đã ban hành Thông tư quy định chuẩn hiệu trưởng cơ sở giáo dục phổ thông; chỉ đạo, hướng dẫn địa phương, cơ sở giáo dục bồi dưỡng một số năng lực cho cán bộ quản lý giáo dục đang còn thiếu hoặc yếu; bảo đảm sự phối hợp thường xuyên giữa các cơ sở đào tạo bồi dưỡng với các cơ quan quản lý giáo dục các cấp để xác định nội dung bồi dưỡng nâng cao năng lực cho cán bộ quản lý chỉ đạo các cấp, đáp ứng yêu cầu của công tác quản lý, dạy học theo chương trình và sách giáo khoa mới.

Nhiều địa phương đã có những phương án bố trí cán bộ quản lý cơ sở giáo dục, giáo viên, nhân viên trường học một cách linh hoạt để tiết kiệm và sử dụng có hiệu quả biên chế, chế độ, chính sách cho nhà giáo được bảo đảm, điển hình như Phú Thọ, Lào Cai, Lâm Đồng, Huế, Đồng Tháp, Hải Dương, Ninh Bình, Bắc Giang, Hòa Bình...

Một số địa phương đã triển khai các lớp bồi dưỡng nâng cao năng lực quản lý về tài chính, về chỉ đạo các hoạt động dạy và học, công tác xây dựng kế hoạch ngắn hạn, trung hạn cho hiệu trưởng các cơ sở giáo dục mầm non, hiệu trưởng các cơ sở giáo dục phổ thông.

Một số hạn chế trong nhiệm vụ này được Bộ GD&ĐT chỉ ra là: Cán bộ quản lý chưa được cập nhật thông tin kịp thời về những đổi mới của ngành. Chưa có cơ chế phối hợp giữa sở GD&ĐT, phòng GD&ĐT với các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng cán bộ quản lý cơ sở giáo dục; đội ngũ cán bộ quản lý cơ sở giáo dục cũng như cán bộ quản lý giáo dục cấp phòng, cấp sở hầu hết đều từ giáo viên chuyển sang làm công tác quản lý nên kiến thức, kỹ năng quản lý nhà nước và quản trị trường học còn hạn chế.

Công tác quản lý giáo dục nhiều nơi chưa tốt, không phát hiện và xử lý kịp thời những vi phạm về lạm thu, dạy thêm, học thêm sai quy định, hiện tượng vi phạm đạo đức nhà giáo và học sinh… Công tác quản lý ở một số trường học còn bất cập, người đứng đầu chưa sâu sát, trách nhiệm chưa cao.

Tác giả bài viết: Hải Bình

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Văn bản

2598/BGDĐT-GDĐH

Hướng dẫn tuyển sinh ĐH, tuyển sinh cao đẳng ngành GDMN

Thời gian đăng: 19/07/2022

lượt xem: 1422 | lượt tải:310

1683/QĐ-BGDĐT

Kế hoạch triển khai tuyển sinh đại học, cao đẳng ngành GDMN 2022

Thời gian đăng: 19/07/2022

lượt xem: 1142 | lượt tải:298

08/2022/TT-BGDĐT

Thông tư 08/2022/TT-BGDĐT ngày 06/6/2022 ban hành Quy chế tuyển sinh đại học, tuyển sinh cao đẳng ngành Giáo dục Mầm non

Thời gian đăng: 21/06/2022

lượt xem: 2452 | lượt tải:389

1444/BGDĐT-GDĐH

Hướng dẫn công tác tuyển sinh 2021

Thời gian đăng: 17/04/2021

lượt xem: 2929 | lượt tải:488

15/2020/TT-BGDĐT

Thông tư ban hành quy chế thi tốt nghiệp trung học phổ thông 2020

Thời gian đăng: 19/06/2020

lượt xem: 2247 | lượt tải:337
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập356
  • Hôm nay13,990
  • Tháng hiện tại292,120
  • Tổng lượt truy cập51,648,079
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây
1
Hotline: 0965.855.944