Lồng ghép nội dung phòng chống thiên tai trong giảng dạy chính khóa

Thứ năm - 17/10/2019 00:58 410 0

Lồng ghép nội dung phòng chống thiên tai trong giảng dạy chính khóa

GD&TĐ - Sở GD&ĐT An Giang xây dựng Kế hoạch phòng chống thiên tai, lụt bão và ứng phó với biến đổi khí hậu năm học 2019 - 2020.

Theo đó, thành lập Ban Điều hành về công tác phòng chống thiên tai và ứng phó biến đổi khí hậu của ngành. Thành phần bao gồm: lãnh đạo, chuyên viên Sở GD&ĐT, lãnh đạo các phòng GD&ĐT và các nhà trường.

Ban Điều hành có thể thành phần có các thành viên tự vệ cơ quan phải trực 100% trong thời gian có bão, áp thấp nhiệt đới, lốc xoáy, mưa lớn, ngập lụt để nắm chắc diễn biến tình hình, đề phòng tình huống xấu và chuẩn bị phương án ứng phó thích hợp, hiệu quả.

Đồng thời, theo dõi và thông tin kịp thời trên về diễn biến tình hình khí tượng thủy văn, dự báo bão, áp thấp nhiệt đới, thiên tai cho toàn thể cán bộ, giáo viên, nhân viên, học sinh biết để kịp thời ứng phó, chủ động thực hiện các phương án, kế hoạch phòng, chống thiên tai, tìm kiếm cứu nạn, có kế hoạch tổ chức tập huấn, hướng dẫn, tuyên truyền để nâng cao nhận thức cộng đồng về ứng phó với biến đổi khí hậu.

Các cơ sở GD&ĐT được yêu cầu xây dựng kế hoạch và triển khai phương án ứng phó với các loại hình thiên tai trên địa bàn với các chi tiết cụ thể trong công tác phòng, chống, ứng phó biến đổi khí hậu và khắc phục hậu quả do bão, áp thấp nhiệt đới, lốc xoáy, mưa lớn, sạt lở đất do thiên tai gây ra; tổ chức chuẩn bị các điều kiện cần thiết và diễn tập theo phương án đã được duyệt.

Luôn quán triệt và thực hiện có hiệu quả phương châm “bốn tại chỗ” và “ba sẵn sàng”. Xây dựng kế hoạch phổ biến tuyên truyền pháp luật về phòng, chống thiên tai lồng ghép giảng dạy chính khóa thông qua một số môn học như: Giáo dục công dân, Ngữ văn, Địa lý, Giáo dục QP-AN,… với các vấn đề của địa phương. Đồng thời phục vụ tốt cho các hoạt động ngoại khóa, hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp tại các đơn vị trường học.

Cập nhật, theo dõi và báo cáo kịp thời các rủi ro thiên tai xảy ra trong và ngoài nhà trường, đồng thời rút kinh nghiệm trong toàn ngành. Thường xuyên tổ chức kiểm tra, khảo sát việc sử dụng an toàn hệ thống điện, nước, trang thiết bị, đồ dùng dạy học…

Thường xuyên kiểm tra, khảo sát trong địa bàn trường học để chặt bỏ những cành cây có khả năng nguy hiểm khi giông, bão đến; khảo sát các phòng học xuống cấp để có kế hoạch sửa chữa, nâng cấp, đồng thời có biện pháp bảo vệ trường, lớp an toàn nhằm phòng tránh tốc mái, sụp đổ khi có giông, gió, lốc xoáy xảy ra…

Tác giả bài viết: Hải Bình

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Văn bản

2598/BGDĐT-GDĐH

Hướng dẫn tuyển sinh ĐH, tuyển sinh cao đẳng ngành GDMN

Thời gian đăng: 19/07/2022

lượt xem: 1422 | lượt tải:310

1683/QĐ-BGDĐT

Kế hoạch triển khai tuyển sinh đại học, cao đẳng ngành GDMN 2022

Thời gian đăng: 19/07/2022

lượt xem: 1142 | lượt tải:298

08/2022/TT-BGDĐT

Thông tư 08/2022/TT-BGDĐT ngày 06/6/2022 ban hành Quy chế tuyển sinh đại học, tuyển sinh cao đẳng ngành Giáo dục Mầm non

Thời gian đăng: 21/06/2022

lượt xem: 2452 | lượt tải:389

1444/BGDĐT-GDĐH

Hướng dẫn công tác tuyển sinh 2021

Thời gian đăng: 17/04/2021

lượt xem: 2929 | lượt tải:488

15/2020/TT-BGDĐT

Thông tư ban hành quy chế thi tốt nghiệp trung học phổ thông 2020

Thời gian đăng: 19/06/2020

lượt xem: 2247 | lượt tải:337
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập821
  • Hôm nay29,609
  • Tháng hiện tại307,739
  • Tổng lượt truy cập51,663,698
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây
1
Hotline: 0965.855.944