Nam Định: Đề án dạy và học Tiếng Anh trong trường phổ thông phát huy hiệu quả

Thứ tư - 17/11/2021 05:40 211 0
GD&TĐ - Theo lãnh đạo Sở GD&ĐT Nam Định, đề án "Dạy và học Tiếng Anh trong các trường phổ thông giai đoạn 2015 - 2020" mang lại những hiệu quả tích cực đáng ghi nhận.
Nam Định: Đề án dạy và học Tiếng Anh trong trường phổ thông phát huy hiệu quả

Không ít khó khăn 

Nam Định là tỉnh tiên phong thực hiện đề án “Thí điểm tăng cường giảng dạy Tiếng Anh trong các trường phổ thông giai đoạn 2015-2020”. Ông Cao Xuân Hùng - Giám đốc Sở GD&ĐT Nam Định cho hay, ngay sau khi được UBND tỉnh phê duyệt, Sở đã ban hành Kế hoạch xây dựng cộng đồng giáo viên sáng tạo tỉnh Nam Định tham gia chương trình Chuyên gia giáo dục Microsoft.

Kế hoạch nhằm tập hợp những cán bộ quản lý, giáo viên có năng lực về chuyên môn, ngoại ngữ, ứng dụng công nghệ thông tin một cách sáng tạo, hiệu quả nhằm nâng cao chất lượng quản trị trường học, chất lượng giảng dạy góp phần duy trì và đẩy mạnh đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số cho giáo dục Nam Định; Xây dựng Cộng đồng giáo viên sáng tạo Microsoft toàn cầu, qua đó mở rộng không gian tiết học trên phạm vi trong nước, khu vực và thế giới.

Khơi dạy niềm đam mê, tạo môi trường cho các cán bộ quản lý, giáo viên phát triển năng lực, đáp ứng việc đổi mới phương pháp, hình thức dạy và học trong giai đoạn hiện nay; Tạo ra cơ hội và động lực, giúp học sinh thay đổi tư duy sáng tạo, chủ động và thích ứng tốt thời kỳ phát triển của công nghệ thông tin, ứng dụng công nghệ thông tin từ đó định hướng nghề nghiệp cho học sinh.

Trong một tương lai gần, giáo viên nước ngoài không phải sang Việt Nam để giảng dạy như hiện nay mà ở ngay nước mình dạy trực tuyến cho học sinh, sinh viên Việt Nam. Tương tự, thầy cô ở Việt Nam cũng giảng dạy cho người nước ngoài mà không phải sang nước họ.

Bên cạnh đó, đại diện ngành giáo dục Nam Định cũng thừa nhận, trong quá trình triển khai, cơ sở vật chất, trang thiết bị một số trường còn thiếu, ảnh hưởng đến việc ứng dụng công nghệ thông tin. Nguồn kinh phí của chương trình mục tiêu quốc gia cũng như kinh phí của địa phương còn hạn hẹp.

Trình độ của học sinh không đồng đều, nhiều em bị hổng kiến thức cơ bản nên giáo viên còn gặp nhiều khó khăn trong việc triển khai tổ chức các hoạt động trên lớp. Ngoài ra, một số phụ huynh định hướng cho con học theo cách luyện thi nên ảnh hưởng nhiều đến sĩ số học sinh tham gia chương trình tăng cường Tiếng Anh với người nước ngoài.

Việc thu hút giáo viên nước ngoài, đặc biệt là giáo viên giỏi gắn bó lâu dài với Nam Định gặp nhiều khó khăn. Các giáo viên người nước ngoài đều có xu hướng hưởng thụ rất cao, có thể là du lịch, dã ngoại vào các ngày cuối tuần. Nam Định là một tỉnh nhỏ, ở địa phương không có nhiều sự lựa chọn về các địa điểm vui chơi giải trí chất lượng cao như Hà Nội hoặc các thành phố lớn khác.

Những kết quả tích cực

Theo đánh giá từ Sở GD&ĐT Nam Định, qua 5 năm thực hiện, chương trình thí điểm giảng dạy Tiếng Anh với giáo viên nước ngoài đã thành công ngoài mong đợi. Kết quả được thể hiện rất rõ qua các cuộc thi như hùng biện Tiếng Anh hay tốt nghiệp THPT.

Nam Định: Đề án dạy và học Tiếng Anh trong trường phổ thông phát huy hiệu quả - Ảnh minh hoạ 2
Ông Cao Xuân Hùng - Giám đốc Sở GD&ĐT Nam Định khẳng định, địa phương đã rất nỗ lực thực hiện thành công đề án thí điểm tăng cường giảng dạy Tiếng Anh trong các trường phổ thông giai đoạn 2015-2020. Ảnh tư liệu: NVCC.

Trước đây, điểm trung bình thi THPT quốc gia môn Tiếng Anh của Nam Định hầu như không vào tốp 10, nhưng mấy năm trở lại đây thì luôn giữ vững vị trí thứ 5, thứ 6 trong cả nước. Số lượng trường đăng ký triển khai chương trình và số lượng học sinh tự nguyện theo học đã vượt xa mục tiêu của đề án.

Ngoài nâng cao chất lượng dạy và học Tiếng Anh, việc thực hiện đề án cũng giúp giáo viên dạy Tiếng Anh các nhà trường được giao lưu, trao đổi, học hỏi giáo viên bản xứ để trau dồi năng lực Tiếng Anh và phương pháp sư phạm.

Sự bổ sung tương trợ lẫn nhau giữa các giáo viên hai bên đã đem lại môi trường học ngoại ngữ hiệu quả hơn, khắc phục được điểm yếu của giáo viên, học sinh trong nước về phát âm và nghe nói. Học sinh theo học chương trình đã tự tin hơn trong giao tiếp với người nước ngoài, khả năng nghe nói Tiếng Anh được cải thiện rõ rệt...

Ông Cao Xuân Hùng nhấn mạnh,Đề án tăng cường giảng dạy Tiếng Anh trong các trường phổ thông tỉnh Nam Định giai đoạn 2021 - 2026 vừa được UBND tỉnh Nam Định phê duyệt sẽ là động lực tạo sự chuyển biến mạnh mẽ về chất lượng dạy và học ngoại ngữ trong các trường phổ thông tại tỉnh, đặc biệt là các kỹ năng nghe và nói Tiếng Anh.

Đề án chú trọng đổi mới phương pháp dạy học tiếng Anh; đổi mới kiểm tra, đánh giá; xây dựng môi trường học ngoại ngữ, tạo điều kiện phát triển năng lực tư duy, sáng tạo, kỹ năng thực hành và giao tiếp bằng Tiếng Anh của giáo viên và học sinh, góp phần thực hiện thành công Đề án ngoại ngữ quốc gia và năng lực hội nhập quốc tế của học sinh.

Ngoài ra, đề án cũng góp phần thực hiện chương trình của Bộ GD&ĐT trong các nhà trường thông qua việc dạy Tiếng Anh tăng cường và dạy các môn khoa học bằng tiếng Anh.

Trong thời gian tới, mục tiêu của ngành giáo dục Nam Định là trang bị đủ khả năng sử dụng ít nhất một ngoại ngữ cho người học trên địa bàn tỉnh khi hoàn thành chương trình THPT; từng bước biến khả năng sử dụng ngoại ngữ trở thành thế mạnh của người Nam Định trong xây dựng, hội nhập và phát triển nền kinh tế - xã hội tại địa phương.

Trong lĩnh vực giáo dục nghề nghiệp, ngành có hướng đầu tư, đổi mới việc dạy và học ngoại ngữ, đặc biệt là Tiếng Anh, triển khai chương trình dạy và học ngoại ngữ ở các cấp trình độ đào tạo, nâng cao năng lực sử dụng ngoại ngữ đáp ứng nhu cầu học tập và làm việc tại doanh nghiệp; tăng cường năng lực cạnh tranh của nguồn nhân lực kỹ thuật chất lượng cao trong thời kỳ hội nhập.

Sở GD&ĐT Nam Định đã ban hành công văn về việc “hướng dẫn thực hiện đề án tăng cường giảng dạy Tiếng Anh trong các trường phổ thông tỉnh Nam Định giai đoạn 2021 - 2026 từ năm học 2021 - 2022”. Trong bối cảnh dịch bệnh Covid – 19 như hiện nay, Sở GD&ĐT Nam Định sẽ tổ chức cho giáo viên nước ngoài dạy học trực tuyến Tiếng Anh theo nhu cầu và nguyện vọng của phụ huynh và học sinh. Chương trình này cũng cần phải đáp ứng nguyện vọng của phụ huynh và học sinh như dạy nghe nói, ôn luyện IELTS... và được Sở GD&ĐT kiểm duyệt.

Thời lượng và thời gian học sẽ theo nhu cầu của phụ huynh và học sinh, nhưng cần đảm bảo yếu tố không quá tải với khối lượng kiến thức học sinh theo học. Ngoài ra, việc dạy và học Tiếng Anh theo phần mềm có bản quyền cũng được đề án này thông qua. Cụ thể, việc dạy tăng cường Tiếng Anh sẽ thực hiện với giáo viên nước ngoài hoặc Việt Nam có phần mềm hỗ trợ dạy học, khuyến khích học sinh mua phần mềm tự học. Thời lượng dạy cũng không quá 2 tiết/tuần/lớp...

 

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Văn bản

2598/BGDĐT-GDĐH

Hướng dẫn tuyển sinh ĐH, tuyển sinh cao đẳng ngành GDMN

Thời gian đăng: 19/07/2022

lượt xem: 1422 | lượt tải:310

1683/QĐ-BGDĐT

Kế hoạch triển khai tuyển sinh đại học, cao đẳng ngành GDMN 2022

Thời gian đăng: 19/07/2022

lượt xem: 1142 | lượt tải:298

08/2022/TT-BGDĐT

Thông tư 08/2022/TT-BGDĐT ngày 06/6/2022 ban hành Quy chế tuyển sinh đại học, tuyển sinh cao đẳng ngành Giáo dục Mầm non

Thời gian đăng: 21/06/2022

lượt xem: 2452 | lượt tải:389

1444/BGDĐT-GDĐH

Hướng dẫn công tác tuyển sinh 2021

Thời gian đăng: 17/04/2021

lượt xem: 2929 | lượt tải:488

15/2020/TT-BGDĐT

Thông tư ban hành quy chế thi tốt nghiệp trung học phổ thông 2020

Thời gian đăng: 19/06/2020

lượt xem: 2247 | lượt tải:337
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập579
  • Hôm nay47,115
  • Tháng hiện tại325,245
  • Tổng lượt truy cập51,681,204
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây
1
Hotline: 0965.855.944