Nâng cao hiệu quả học trực tuyến kết hợp trực tiếp, không gây áp lực cho trò

Thứ năm - 17/02/2022 02:41 265 0
GD&TĐ - Học sinh lớp 7, 8, 10, 11 tại tỉnh Hưng Yên đang học kết hợp trực tuyến và trực tiếp. Tận dụng thời gian vàng, các nhà trường vừa dạy kiến thức mới, vừa ôn tập kiến thức cũ, song song hỗ trợ tâm lý cho học sinh.
Nâng cao hiệu quả học trực tuyến kết hợp trực tiếp, không gây áp lực cho trò

Không phân biệt môn chính, môn phụ

Tại Trường THPT Mỹ Hào, học sinh lớp 10, 11 học buổi chiều. Theo kế hoạch, học sinh lớp chẵn học trực tiếp vào thứ 2, 4, 6 còn học sinh lớp lẻ học các ngày còn lại.

Thầy giáo Đinh Văn Chuẩn, Phó hiệu trưởng nhà trường, chia sẻ, sắp xếp lịch học trên nhằm giới hạn số lượng học sinh đến trường trong cùng một thời điểm và đảm bảo có sự giãn cách, không gian thông thoáng giữa các lớp học. Ngoài ra, nhà trường tổ chức lớp học “hai trong một” trong trường hợp học sinh nghỉ học vẫn có thể học cùng bạn bè trên lớp qua phần mềm MS Teams.

“Từ đầu năm, học sinh lớp 10 chưa được đến trường nên trong giờ chào cờ đầu tiên và trong tuần này, giáo viên lớp 10 sẽ sắp xếp chỗ ngồi, hướng dẫn nội quy, phổ biến kế hoạch học trở lại cho các em. Nhà trường khuyến khích, động viên học sinh chia sẻ khó khăn trong thời gian học trực tuyến cho giáo viên để thầy cô cùng nhà trường xây dựng kế hoạch ôn tập kiến thức cũ cho các em”, thầy Chuẩn cho biết.

Từ ngày 14/2, học sinh lớp 1, học sinh từ lớp 7 đến lớp 12 tại các trường phổ thông trên địa bàn tỉnh Hưng Yên đi học trở lại. Trong đó, học sinh lớp 9, 12 học trực tiếp đủ 6 buổi các ngày trong tuần. Học sinh lớp 7, 8, 10, 11 chỉ học trực tiếp 3 buổi mỗi tuần, số buổi còn lại học trực tuyến.

Theo thầy Chuẩn, nhà trường không phân biệt môn nào là môn chính, môn nào là môn phụ. Do đó, khi học sinh lớp 10, 11 học trực tuyến kết hợp trực tiếp, nhà trường duy trì thời khoá biểu như bình thường, không dồn trọng tâm vào một số môn như Toán, Văn, Anh.

“Với những môn có từ hai tiết trở lên, chúng tôi sắp xếp sao cho có ít nhất một tiết học trực tiếp. Những môn chỉ có một tiết học trực tiếp. Việc học kết hợp như hiện nay là cơ hội để thầy cô giáo ở tất cả các bộ môn có thể gặp gỡ, tương tác với học trò sau thời gian dài học trực tuyến”, thầy Chuẩn cho biết.

Trong quá trình dạy kiến thức cốt lõi, nếu bắt gặp học sinh gặp khó khăn ở đâu, giáo viên sẽ dừng lại ôn tập kiến thức cũ. Giáo viên sẽ gợi mở kiến thức, không gây áp lực cho học sinh trong những ngày đầu trở lại trường.

Nâng cao hiệu quả học trực tuyến kết hợp trực tiếp, không gây áp lực cho trò - Ảnh minh hoạ 2
Trường THPT Mỹ Hào dạy kiến thức mới kết hợp ôn tập kiến thức cũ cho học sinh.

Ổn định tâm lý cho trò

Trong buổi sáng đầu tiên, Trường THCS Bần Yên Nhân đón 422 học sinh khối 8, 9 trở lại trường và 2 em vắng mặt với lý do khác nhau. Theo kế hoạch, ngoài khối 9 học trực tiếp đủ 6 buổi, học sinh khối 8 học trực tiếp vào sáng thứ 2, 4, 6 còn khối 7 học sáng thứ 3, 5, 7. Nhà trường không tổ chức bán trú.

Cô giáo Ngô Thị Thanh Hương, hiệu trưởng nhà trường, cho biết: Tận dụng thời gian vàng khi học sinh trở lại trường, chúng tôi dựa trên nguyên tắc không dạy lại nhưng rà soát kiến thức trong thời gian học trực tuyến. Giáo viên sẽ phối hợp dạy kiến thức mới và ôn tập những kiến thức còn thiếu.

“Hiện nay, nhà trường vẫn xây dựng thời khóa biểu như bình thường. Sau 2 tuần, nếu tỉnh Hưng Yên vẫn yêu cầu tổ chức học trực tuyến kết hợp trực tiếp, chúng tôi sẽ tiếp tục xây dựng kế hoạch dạy học. Trong đó, có thể bồi dưỡng thêm 3 môn Toán, Văn, Anh cho học sinh toàn trường, nhất là học sinh khối 9, phục vụ kỳ thi vào lớp 10 công lập”, cô Hương cho biết.

Nữ hiệu trưởng đánh giá việc tổ chức dạy học kết hợp không gặp khó khăn do học sinh lớp 7, 8, 9 đều có ý thức tự học và đã quen với môi trường, thầy cô. Thời gian tới, khi học sinh khối 6 đi học lại, nhà trường sẽ quan tâm hơn đến việc bổ sung kiến thức và nề nếp cho các em.

Trong khi đó, thầy giáo Hà Quang Vinh, Hiệu trưởng Trường THPT Đức Hợp, huyện Kim Động, cho rằng, bên cạnh công tác chuyên môn, nhà trường đặc biệt lưu ý đến sức khoẻ tinh thần của học sinh.

“Học sinh đã trải qua nhiều tháng học trực tuyến nên chúng tôi chỉ đạo giáo viên không tạo áp lực cho các em. Song song, thầy cô phải tích cực tuyên truyền về công tác phòng chống dịch, động viên học sinh để tránh nảy sinh tâm lý hoảng loạn, lo lắng khi đi học lại”, thầy Vinh bày tỏ.

Ông Nguyễn Văn Phê, Giám đốc Sở GD&ĐT Hưng Yên, cho biết: Sở GD&ĐT đã chỉ đạo các đơn vị việc xây dựng kế hoạch dạy học bám sát yêu cầu cần đạt để tổ chức dạy học phù hợp với tình hình phòng, chống dịch Covid-19. Trong đó bảo đảm yêu cầu thực hiện các nội dung cốt lõi, làm cơ sở để chủ động, linh hoạt trong tổ chức thực hiện các nội dung còn lại phù hợp với tình hình phòng, chống dịch Covid-19.

Tác giả bài viết: Tú Anh

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Văn bản

2598/BGDĐT-GDĐH

Hướng dẫn tuyển sinh ĐH, tuyển sinh cao đẳng ngành GDMN

Thời gian đăng: 19/07/2022

lượt xem: 1422 | lượt tải:310

1683/QĐ-BGDĐT

Kế hoạch triển khai tuyển sinh đại học, cao đẳng ngành GDMN 2022

Thời gian đăng: 19/07/2022

lượt xem: 1143 | lượt tải:298

08/2022/TT-BGDĐT

Thông tư 08/2022/TT-BGDĐT ngày 06/6/2022 ban hành Quy chế tuyển sinh đại học, tuyển sinh cao đẳng ngành Giáo dục Mầm non

Thời gian đăng: 21/06/2022

lượt xem: 2452 | lượt tải:389

1444/BGDĐT-GDĐH

Hướng dẫn công tác tuyển sinh 2021

Thời gian đăng: 17/04/2021

lượt xem: 2929 | lượt tải:488

15/2020/TT-BGDĐT

Thông tư ban hành quy chế thi tốt nghiệp trung học phổ thông 2020

Thời gian đăng: 19/06/2020

lượt xem: 2247 | lượt tải:337
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập360
  • Hôm nay66,721
  • Tháng hiện tại344,851
  • Tổng lượt truy cập51,700,810
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây
1
Hotline: 0965.855.944