Nên thể hiện triết lí giáo dục ở tất cả các điều khoản

Thứ năm - 14/02/2019 06:56 580 0

Nên thể hiện triết lí giáo dục ở tất cả các điều khoản

GD&TĐ - Đó là ý kiến của các thầy cô giáo là giảng viên các trường đại học khi đóng góp ý kiến vào Luật Giáo dục sửa đổi. Các thầy cô đều cho rằng không nên quy định cụ thể triết lí giáo dục vào một điều khoản trong luật vì triết lí là một thứ gì đó chung chung.

Từng nghiên cứu về Luật Giáo dục của một số nước trên thế giới, PGS.TS Nguyễn Thị Hạnh - giảng viên Học viện Ngoại giao cung cấp thông tin: Luật Giáo dục của một số nước như Nhật, Pháp... có phần mở đầu được viết dưới dạng một thông điệp. Ở Pháp gọi là phần tổng quan, viết khái quát về mong muốn những thứ cần có ở một xã hội và công dân tương lai. Sau đó phần mục tiêu và các nội dung khác sẽ được triển khai cụ thể.

Cấu trúc văn bản luật ở Việt Nam không giống ở nước ngoài vì phần đầu thường dẫn luật, căn cứ vào các luật, điều luật được công bố trước đó mà không có phần tổng quan. Do đó, PGS.TS Nguyễn Thị Hạnh đề xuất trước khi đề cập đến các điều khoản cụ thể thì nên có một phần không có tiêu đề như một thông điệp để bổ sung cho các điều khoản cụ thể, vì một điều không thể nào thể hiện được hết tinh thần của Luật. Cần có triết lí chung như thế trước khi đưa vào mục tiêu, tính chất giáo dục...

Đa số các quan điểm đều đồng tình với việc không nên có một điều cụ thể về triết lí giáo dục. Tuy nhiên, nhiều người vẫn cho rằng nội dung về triết lí giáo dục nên thể hiện theo những cách khác nhau trong Luật. GS.TSKH Vũ Minh Giang nêu ý kiến: Muốn hay không muốn thì Luật Giáo dục phải phản ánh triết lí giáo dục, có thể là dưới dạng một tuyên ngôn. Tất cả các điều khoản của Luật phải quán triệt tinh thần của triết lí. Nhưng vấn đề là phải viết thế nào để không có cảm giác là triết học mà Luật là chuyện của đời thường, của thực tế cuộc sống và phải rất cụ thể.

“Trong Bộ luật Giáo dục của Pháp dài hơn 1.500 trang, ở phần triết lí đầu tiên đã đề cập luôn đến việc phải xây dựng đất nước thế nào, công dân phải như thế nào... Luật đã chỉ luôn ra rằng giáo dục phổ thông cần phải xây dựng trên cơ sở đóng góp của gia đình và các hoạt động xã hội… Điều này đã được nói ngay ở phần tổng quan chứ không chờ đến các điều khoản cụ thể”.

Còn TS Phạm Thị Quỳnh - giảng viên Trường Đại học Sư phạm Hà Nội nêu quan điểm: Hiện nay vẫn còn nhiều tranh luận, ý kiến khác nhau khi đưa triết lí giáo dục vào một điều luật cụ thể, cho nên tốt nhất là theo phương án cũ. Không nên đưa mục triết lí giáo dục vào một điều khoản luật cụ thể mà nên thể hiện ở tất cả các điều khoản, ở toàn bộ Luật Giáo dục.

Từng đọc qua Luật Giáo dục của hơn 60 quốc gia, giáo sư Phạm Huy Dũng - Phó Chủ tịch HĐQT Trường Đại học Thăng Long cho rằng, trên thế giới không có Bộ luật Giáo dục của nước nào có một điều luật gọi tên là “Triết lí giáo dục”. Nếu đưa vào một điều luật gọi là triết lí giáo dục, cả thế giới không nước nào có mà Việt Nam lại có thì cần phải giải thích rõ ràng, cụ thể. Tuy nhiên, triết lí thường được hiểu là một ý tưởng chứ không phải cái để đưa thành luật cụ thể.

Ủng hộ quan điểm của GS Phạm Huy Dũng, PGS.TS Trần Thị Tâm Đan - nguyên Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội cho biết: Triết lí thường nghiêng về quan điểm, định hướng phát triển. Còn Luật thì khác hẳn, Luật không phải kể những chuyện đó mà phải quy định những điều phải làm và những điều không được làm.

Tác giả bài viết: Vân Anh

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Văn bản

2598/BGDĐT-GDĐH

Hướng dẫn tuyển sinh ĐH, tuyển sinh cao đẳng ngành GDMN

Thời gian đăng: 19/07/2022

lượt xem: 1422 | lượt tải:310

1683/QĐ-BGDĐT

Kế hoạch triển khai tuyển sinh đại học, cao đẳng ngành GDMN 2022

Thời gian đăng: 19/07/2022

lượt xem: 1142 | lượt tải:298

08/2022/TT-BGDĐT

Thông tư 08/2022/TT-BGDĐT ngày 06/6/2022 ban hành Quy chế tuyển sinh đại học, tuyển sinh cao đẳng ngành Giáo dục Mầm non

Thời gian đăng: 21/06/2022

lượt xem: 2452 | lượt tải:389

1444/BGDĐT-GDĐH

Hướng dẫn công tác tuyển sinh 2021

Thời gian đăng: 17/04/2021

lượt xem: 2929 | lượt tải:488

15/2020/TT-BGDĐT

Thông tư ban hành quy chế thi tốt nghiệp trung học phổ thông 2020

Thời gian đăng: 19/06/2020

lượt xem: 2247 | lượt tải:337
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập751
  • Hôm nay38,671
  • Tháng hiện tại316,801
  • Tổng lượt truy cập51,672,760
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây
1
Hotline: 0965.855.944