Nhân viên kế toán trường học mòn mỏi chờ phụ cấp

Thứ năm - 07/12/2023 05:36 1.015 0
Đội ngũ này ở nhiều địa phương đã gửi tâm thư đến các ban, ngành chức năng để bày tỏ nỗi niềm. Còn nhiều bất cập Ông Nguyễn Doãn Dương – Kế toán Trường THPT Thanh Chương 1 (Nghệ An) chia sẻ, chế độ tiền lương cho bộ phận kế toán các trường học hiện nay chưa tương xứng với khối lượng, tính chất...
Nhân viên kế toán trường học mòn mỏi chờ phụ cấp

Đội ngũ này ở nhiều địa phương đã gửi tâm thư đến các ban, ngành chức năng để bày tỏ nỗi niềm.

Còn nhiều bất cập

Ông Nguyễn Doãn Dương – Kế toán Trường THPT Thanh Chương 1 (Nghệ An) chia sẻ, chế độ tiền lương cho bộ phận kế toán các trường học hiện nay chưa tương xứng với khối lượng, tính chất công việc. Cùng là kế toán nhưng nếu làm ở cơ quan hành chính cấp xã/huyện, sẽ được hưởng phụ cấp công vụ 25%, còn kế toán trường học thì không. Nếu là giáo viên sẽ có phụ cấp đứng lớp, thâm niên. Hiện mới có quy định phụ cấp trách nhiệm của kế toán trưởng các đơn vị là 0,1% lương cơ sở.

“Tôi công tác trong ngành hơn 30 năm, hưởng lương kế toán viên mã ngạch 06.031 với hệ số 4,98 và 0,1% phụ cấp trách nhiệm, mỗi tháng thu nhập khoảng 8 triệu đồng. Nhiều kế toán trường học mới vào nghề lương chỉ 3 - 4 triệu đồng. Là những người làm lương cho anh chị em trong đơn vị, họ được nhiều phụ cấp khác, trong khi mình công việc nhiều, trách nhiệm cao nhưng thu nhập quá “bèo bọt” nên thấy chạnh lòng”, ông Dương bày tỏ.

Tương tự, chị Trần Thị Hồng làm nhân viên kế toán Trường Mầm non Dương Đức (Lạng Giang, Bắc Giang) từ năm 2009 nhưng thu nhập mỗi tháng từ lương cộng với 0,1% phụ cấp trách nhiệm hiện ở mức hơn 5 triệu đồng. Đồng lương ít ỏi, chị phải chi tiêu dè xẻn và làm thêm để trang trải cuộc sống, nuôi 2 con ăn học. Theo đó, tranh thủ thời gian nghỉ hè, cuối tuần, chị Hồng đi nấu cơm thuê và phụ hồ nhằm cải thiện thu nhập. Chị Hồng còn mượn ruộng để cấy thêm hơn 2 sào lấy gạo ăn.

Cũng theo chị Hồng, khối lượng công việc nhiều nên có khi phải làm cả ngày lẫn đêm mới hoàn thành. Đa số kế toán trường học là nữ, áp lực công việc, gia đình lớn. Nếu muốn nghỉ cũng khó vì không ai làm thay. Cho nên, nhiều người dù mới nghỉ sinh con nhưng chưa đủ 6 tháng theo quy định vẫn gửi con cho người thân để tới trường làm việc. Trong khi thu nhập quá thấp, trách nhiệm công việc cao nên không ít người bỏ việc vì không chịu nổi áp lực.

Công tác tại một trường học ở huyện Châu Thành (Tây Ninh) 16 năm, chị H. khẳng định, lương tháng cộng với 0,1% phụ cấp trách nhiệm được 5,5 triệu đồng. Thu nhập trên quá bất cập so với áp lực công việc một nhân viên kế toán. Nghị định số 56/2011/NĐ-CP của Chính phủ quy định, nhân viên y tế làm trong đơn vị trường học công lập được hưởng phụ cấp ưu đãi 20%. Trong khi cùng công tác trong trường học, khối lượng công việc nhiều hơn nhưng nhân viên kế toán thì không được hưởng phụ cấp ưu đãi đó.

Tâm thư của đội ngũ nhân viên kế toán trường học gửi các ban ngành chức năng. Ảnh: NVCC

Tâm thư của đội ngũ nhân viên kế toán trường học gửi các ban ngành chức năng. Ảnh: NVCC

Mong chờ chế độ tiền lương thỏa đáng

Trong tâm thư gửi cơ quan chức năng, các nhân viên kế toán trường học bày tỏ: “Để nâng cao trình độ chuyên môn, chúng tôi đã tiết kiệm chi tiêu học văn bằng, chứng chỉ phù hợp với yêu cầu công việc. Đa số có bằng đại học hàng chục năm, nhưng vẫn chưa được xét chuyển ngạch theo trình độ.

So với kế toán các ban ngành khác, chúng tôi thấy thiệt thòi về chế độ đãi ngộ, mặc dù tính chất công việc, trách nhiệm ngang nhau trước pháp luật. Chúng tôi là viên chức ngành Giáo dục nhưng không được xét thăng hạng như giáo viên, mà thi thăng hạng với các công chức trong khi không được hưởng chế độ lương như công chức.

Với trình độ đại học cùng hàng loạt chứng chỉ bắt buộc và đáp ứng các yêu cầu khác mới được dự thi để đạt mã ngạch 06.031, hệ số từ 2,34 đến 4,98. Điều đáng nói là cùng trình độ đại học của giáo viên (tiểu học và THCS) và kế toán nhưng lại có sự phân biệt quá lớn.

Cụ thể giáo viên hạng II, hệ số lương khởi điểm 4,0. Còn kế toán muốn phấn đấu đến hạng kế toán viên chính là cả vấn đề mà không phải ai có thể với đến. Việc thi thăng hạng là trở ngại lớn với nhân viên lớn tuổi. Vì vậy, chúng tôi kiến nghị bỏ hình thức thi để xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp”.

Ngày 8/11/2023, Cục Nhà giáo và Cán bộ quản lý giáo dục (Bộ GD&ĐT) có Văn bản số 1453 gửi Sở GD&ĐT tỉnh Nghệ An về việc xử lý phản ánh, kiến nghị của đội ngũ nhân viên trường học. Văn bản nêu, Thủ tướng Chính phủ đã có ý kiến chỉ đạo tại Công văn số 8476 ngày 6/9/2018 như sau:

Từ nay đến khi ban hành các văn bản quy định về chính sách tiền lương mới để thực hiện Nghị quyết số 27 ngày 21/5/2018 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng, không xem xét ban hành mới hoặc sửa đổi, bổ sung chế độ chính sách tiền lương hiện hành. Do đó, các chính sách về lương, phụ cấp đối với viên chức làm công tác phục vụ trong cơ sở giáo dục phổ thông vẫn thực hiện như hiện tại cho đến khi triển khai chính sách tiền lương mới của Chính phủ.

Trong thời gian tới, Bộ GD&ĐT tiếp tục quan tâm, kiến nghị đề xuất các cấp thẩm quyền về chế độ chính sách tiền lương, phụ cấp cho đội ngũ viên chức nhà trường, trong đó có viên chức kế toán, bảo đảm mức lương mới phù hợp vị trí việc làm tương xứng tính chất, mức độ phức tạp của nhiệm vụ được giao, đáp ứng phần nào mong mỏi nhà giáo, nhân viên trong ngành.

Sở GD&ĐT Nghệ An cần tiếp tục rà soát, tham mưu hoặc tổ chức theo thẩm quyền việc thăng hạng chức danh nghề nghiệp cho đội ngũ viên chức gắn với công việc hỗ trợ, phục vụ trong trường học, góp phần cải thiện chế độ tiền lương cho đội ngũ trên.

Đội ngũ nhân viên kế toán trường học các tỉnh, thành đề xuất với Chính phủ và bộ, ngành liên quan thời gian tới nghiên cứu, tăng phụ cấp ưu đãi, thâm niên nghề cho kế toán trường học giống như các ngành khác. Sửa đổi quy định “ưu đãi nghề đối với nhà giáo” thành “ưu đãi nghề đối với công chức, viên chức công tác tại cơ sở giáo dục”; phân chia tỷ lệ % hưởng theo vị trí việc làm như ngành Y tế. Tăng phụ cấp trách nhiệm công việc; bổ sung chế độ tiền lương với kế toán phải làm kiêm nhiều đơn vị; bổ sung phụ cấp độc hại với nghề kế toán.

Tác giả bài viết: Đình Tuệ

Tổng số điểm của bài viết là: 5 trong 1 đánh giá

Xếp hạng: 5 - 1 phiếu bầu
Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Văn bản

2598/BGDĐT-GDĐH

Hướng dẫn tuyển sinh ĐH, tuyển sinh cao đẳng ngành GDMN

Thời gian đăng: 19/07/2022

lượt xem: 1422 | lượt tải:310

1683/QĐ-BGDĐT

Kế hoạch triển khai tuyển sinh đại học, cao đẳng ngành GDMN 2022

Thời gian đăng: 19/07/2022

lượt xem: 1142 | lượt tải:298

08/2022/TT-BGDĐT

Thông tư 08/2022/TT-BGDĐT ngày 06/6/2022 ban hành Quy chế tuyển sinh đại học, tuyển sinh cao đẳng ngành Giáo dục Mầm non

Thời gian đăng: 21/06/2022

lượt xem: 2452 | lượt tải:389

1444/BGDĐT-GDĐH

Hướng dẫn công tác tuyển sinh 2021

Thời gian đăng: 17/04/2021

lượt xem: 2929 | lượt tải:488

15/2020/TT-BGDĐT

Thông tư ban hành quy chế thi tốt nghiệp trung học phổ thông 2020

Thời gian đăng: 19/06/2020

lượt xem: 2247 | lượt tải:337
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập931
  • Hôm nay33,297
  • Tháng hiện tại311,427
  • Tổng lượt truy cập51,667,386
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây
1
Hotline: 0965.855.944