Nhân viên thư viện có được nghỉ hè?

Thứ tư - 10/01/2024 23:54 200 0
GD&TĐ - Độc giả hỏi về chế độ nghỉ hè của nhân viên thư viện.
Nhân viên thư viện có được nghỉ hè?

Tôi là nhân viên thư viện trường THPT công lập. Xin hỏi, nhân viên thư viện có được nghỉ hè không? Nguyễn Thị Nguyệt (nguyennguyet***@gmail.com)

* Trả lời:

Theo Khoản 1 Điều 29 Điều lệ trường THCS, trường THPT và trường phổ thông có nhiều cấp học (Ban hành kèm theo Thông tư số 32/2020/TT-BGDĐT ngày 15/6/2020 của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT) quy định: Giáo viên, nhân viên có những quyền sau đây: Được nghỉ hè và các ngày nghỉ khác theo quy định của pháp luật và được hưởng các quyền khác theo quy định của pháp luật.

Tuy nhiên, theo quy định hiện hành về thời gian nghỉ hè chỉ dành cho đối tượng là giáo viên. Cụ thể, Điểm a, Khoản 3, Điều 5 Thông tư số 28/2009/TT-BGDĐT quy định, chế độ làm việc của giáo viên phổ thông đã được sửa đổi tại Khoản 4, Điều 1 Thông tư số 15/2017/TT-BGDĐT; Khoản 2, Điều 3 Thông tư số 48/2011/TT-BGDĐT quy định chế độ làm việc của giáo viên mầm non. Cụ thể: Thời gian nghỉ hè hằng năm của giáo viên là 2 tháng (bao gồm cả nghỉ hằng năm theo quy định của Bộ luật Lao động), được hưởng nguyên lương và các phụ cấp (nếu có).

Hiện, nhân viên thư viện trường học là viên chức sự nghiệp giáo dục, làm việc theo giờ hành chính, thực hiện quy định về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi, trong đó có nghỉ hằng năm theo quy định tại Bộ luật Lao động (quy định tại Chương VII từ Điều 105 đến Điều 115).

Trường hợp có nhu cầu sắp xếp nghỉ vào dịp hè thì phải được sự đồng ý của hiệu trưởng và thời gian nghỉ bảo đảm thực hiện đúng quy định về nghỉ hằng năm tại Điều 113 và 114 Bộ luật Lao động.

Cụ thể, người lao động làm việc đủ 12 tháng cho một người sử dụng lao động thì được nghỉ hằng năm, hưởng nguyên lương theo hợp đồng lao động như sau: 12 ngày làm việc đối với người làm công việc trong điều kiện bình thường; 14 ngày làm việc đối với người lao động chưa thành niên, lao động là người khuyết tật, người làm nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm; 16 ngày làm việc đối với người làm nghề, công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm.

Cứ đủ 5 năm làm việc cho một người sử dụng lao động thì số ngày nghỉ hằng năm của người lao động theo quy định tại Khoản 1 Điều 113 của Bộ luật này được tăng thêm tương ứng 1 ngày.

Mọi ý kiến thắc mắc về chế độ chính sách đối với nhà giáo, bạn đọc gửi về chuyên mục: Hộp thư bạn đọc - Báo Giáo dục & Thời đại: 15, Hai Bà Trưng (Hoàn Kiếm, Hà Nội).

Email: bandocgdtd@gmail.com

Tác giả bài viết: GD&TĐ

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Văn bản

2598/BGDĐT-GDĐH

Hướng dẫn tuyển sinh ĐH, tuyển sinh cao đẳng ngành GDMN

Thời gian đăng: 19/07/2022

lượt xem: 1422 | lượt tải:310

1683/QĐ-BGDĐT

Kế hoạch triển khai tuyển sinh đại học, cao đẳng ngành GDMN 2022

Thời gian đăng: 19/07/2022

lượt xem: 1142 | lượt tải:298

08/2022/TT-BGDĐT

Thông tư 08/2022/TT-BGDĐT ngày 06/6/2022 ban hành Quy chế tuyển sinh đại học, tuyển sinh cao đẳng ngành Giáo dục Mầm non

Thời gian đăng: 21/06/2022

lượt xem: 2452 | lượt tải:389

1444/BGDĐT-GDĐH

Hướng dẫn công tác tuyển sinh 2021

Thời gian đăng: 17/04/2021

lượt xem: 2929 | lượt tải:488

15/2020/TT-BGDĐT

Thông tư ban hành quy chế thi tốt nghiệp trung học phổ thông 2020

Thời gian đăng: 19/06/2020

lượt xem: 2247 | lượt tải:337
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập937
  • Hôm nay53,863
  • Tháng hiện tại331,993
  • Tổng lượt truy cập51,687,952
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây
1
Hotline: 0965.855.944