Nhiều khó khăn với các trường miền núi khi dạy học tích hợp

Thứ năm - 15/08/2024 01:46 7 0
GD&TĐ - Sau hơn 3 năm thực hiện, việc dạy tích hợp liên môn ở bậc THCS trên địa bàn huyện miền núi Định Hóa vẫn là thách thức đối với các nhà trường.
Nhiều khó khăn với các trường miền núi khi dạy học tích hợp

Còn nhiều băn khoăn

Trường THCS Kim Phượng, huyện Định Hoá có 12 lớp với tổng số 360 em học sinh. Nhà trường hiện có 3 giáo viên phụ trách dạy môn KHTN cho các khối lớp.

Là một trong ba giáo viên của nhà trường dạy môn KHTN, tuy nhiên đến thời điểm hiện tại, cô giáo Ma Thị Tình trường THCS Kim Phượng vẫn chưa thể đảm nhiệm giảng dạy nhiều phân môn của môn tích hợp tự nhiên.

Cô giáo Ma Thị Tình cho biết: "Bản thân tôi là giáo viên mới được tuyển dụng theo Nghị định 111 với chuyên ngành đào tạo môn Sinh học, do chưa được đi học bồi dưỡng chứng chỉ KHTN nên không đủ khả năng dạy cả 3 môn Vật lý, Hóa học và Sinh học được. Tôi chỉ dạy môn Sinh học, còn phần Lý, Hoá là giáo viên khác dạy".

z5730313076160_493c13258dbdec2e8257ee0baab8e2f0.jpg
Cô và trò trường THCS Kim Phượng trong giờ học tích hợp liên môn.

Năm học 2024 -2025 này, các môn tích hợp được triển khai ở cả 4 khối lớp 6, 7, 8 và khối 9. Tuy nhiên, đến thời điểm hiện tại vẫn còn nhiều giáo viên vẫn chưa "tích hợp" được đào tạo chuẩn chuyên môn. Đây cũng là khó khăn lớn nhất của ngành giáo dục huyện Định Hoá khi thực hiện Chương trình giáo dục phổ thông năm 2018.

Bên cạnh đó, sau một thời gian dạy môn tích hợp, nhiều thầy cô giáo chia sẻ do trước đây không được đào tạo liên môn, chỉ học đơn môn nên dù hoàn thành tập huấn, bồi dưỡng theo quy định thì cũng khó mà có kiến thức chuyên sâu để giảng dạy hiệu quả.

Cô giáo Nguyễn Thị Ngọc Hà, Hiệu trưởng trường THCS Kim Phượng chia sẻ: "Trong số 3 giáo viên dạy KHTN của nhà trường thì mới có 1 giáo viên được cấp chứng chỉ KHTN. Tuy nhiên, nhà trường cũng chỉ bố trí dạy khối 6. Còn khối 7, 8 và khối 9 do lượng kiến thức nhiều nên nhà trường bố trí dạy chuyên sâu”.

Gỡ khó cho môn tích hợp

Theo chương trình giáo dục phổ thông 2018, ở bậc THCS có 2 môn tích hợp, gồm Lịch sử và địa lý, khoa học tự nhiên. Hai môn này thực chất là được gộp từ 5 môn học độc lập trong chương trình 2006, trong đó các môn Lịch sử, Địa lý gộp thành môn Lịch sử và Địa lý; các môn Hóa học, Sinh học và Vật lý gộp thành môn Khoa học tự nhiên.

Để triển khai giảng dạy 2 môn tích hợp này, phần lớn các trường THCS đều phân công 2 đến 3 giáo viên cùng giảng dạy. Trong khi đó, thời khóa biểu vẫn được chia riêng biệt, đến tiết môn nào, thầy, cô phụ trách môn đó sẽ trực tiếp giảng dạy.

Trong điều kiện thực tế hiện nay, nhiều trường gặp khó khăn và gần như chưa đáp ứng được yêu cầu giáo viên dạy liên môn, dạy tích hợp. Với một đơn vị kiến thức liên môn, đa phần giáo viên đều chưa đáp ứng được, hiện giáo viên chủ yếu vẫn dạy đơn môn, giáo viên bộ môn nào vẫn dạy môn đó.

z5730313812667_676a1da4a5736ff5b569558f5a6be2e6.jpg
Vượt qua những khó khăn, các nhà trường vẫn thi đua Dạy tốt- học tốt

Thầy giáo Trần Văn Nam, Hiệu trưởng trường THCS Thanh Định chia sẻ: “Để có thể giảng dạy 3 môn đòi hỏi mỗi thầy, cô giáo phải tự nghiên cứu, bồi dưỡng thêm về kỹ năng, kiến thức lẫn đầu tư soạn giảng. Nhà trường đã chỉ đạo các tổ chuyên môn xây dựng kế hoạch cụ thể, tổ chức sinh hoạt chuyên môn, có sự tham gia của ban giám hiệu nhà trường để cùng trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm và từng bước tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc”.

Bà Nguyễn Thị Thu Hoài, trưởng phòng GD&ĐT huyện Định Hoá cho biết: “Để gỡ khó trong dạy học môn tích hợp, mỗi thầy cô giáo phải là người giữ vai trò quan trọng trong việc chuyển tải tinh thần của chương trình giáo dục phổ thông mới tới học sinh.

Điều này đòi hỏi sự nỗ lực, chủ động, tâm huyết của các trường, các thầy, cô giáo trong việc thay đổi tư duy, phương pháp giảng dạy, bồi dưỡng năng lực thường xuyên, tìm tòi, nghiên cứu kiến thức.

Bên cạnh đó, ngành GD&ĐT huyện Định Hoá tăng cường rà soát, điều chỉnh giáo viên ở các nhà trường cho phù hợp, tạo thuận lợi cho việc dạy và học, đồng thời phù hợp với yêu cầu đổi mới giáo dục”.

Đổi mới chương trình GDPT nói chung và triển khai dạy học tích hợp nói riêng là quá trình có tác động đến nhiều đối tượng, là mối quan tâm chung của toàn xã hội.

Trước những khó khăn, bất cập như hiện nay, ngành giáo dục cùng các địa phương cần có những giải pháp phù hợp để có thể giúp giáo viên, học sinh dạy và học tốt chương trình mới theo đúng lộ trình đề ra.

Tác giả bài viết: Xuân Thắng

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Văn bản

2598/BGDĐT-GDĐH

Hướng dẫn tuyển sinh ĐH, tuyển sinh cao đẳng ngành GDMN

Thời gian đăng: 19/07/2022

lượt xem: 1386 | lượt tải:301

1683/QĐ-BGDĐT

Kế hoạch triển khai tuyển sinh đại học, cao đẳng ngành GDMN 2022

Thời gian đăng: 19/07/2022

lượt xem: 1122 | lượt tải:286

08/2022/TT-BGDĐT

Thông tư 08/2022/TT-BGDĐT ngày 06/6/2022 ban hành Quy chế tuyển sinh đại học, tuyển sinh cao đẳng ngành Giáo dục Mầm non

Thời gian đăng: 21/06/2022

lượt xem: 2384 | lượt tải:379

1444/BGDĐT-GDĐH

Hướng dẫn công tác tuyển sinh 2021

Thời gian đăng: 17/04/2021

lượt xem: 2905 | lượt tải:476

15/2020/TT-BGDĐT

Thông tư ban hành quy chế thi tốt nghiệp trung học phổ thông 2020

Thời gian đăng: 19/06/2020

lượt xem: 2227 | lượt tải:322
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập121
  • Hôm nay17,686
  • Tháng hiện tại334,009
  • Tổng lượt truy cập50,391,814
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây
1
Hotline: 0965.855.944