Niềm vui ngày tựu trường của thầy trò vùng sạt lở

Thứ bảy - 04/09/2021 08:26 337 0
GD&TĐ - Trở lại trường sau kỳ nghỉ hè, GV và HS Trường Phổ thông dân tộc bán trú Tiểu học và THCS Phước Lộc (huyện Phước Sơn, Quảng Nam) không giấu được niềm vui khi công trình nhà tránh bão đang sắp hoàn thiện.
Niềm vui ngày tựu trường của thầy trò vùng sạt lở

Những ngôi trường nghĩa tình

Năm học này, HS ở điểm trường Tắk Rối của Trường Phổ thông dân tộc bán trú (PTDTBT) Tiểu học Trà Tập (xã Trà Tập, huyện Nam Trà My, Quảng Nam) chấm dứt chuỗi ngày học tạm tại nhà dân trong điều kiện thiếu ánh sáng.

Đợt mưa lũ liên tiếp hồi tháng 10/2020 đã làm điểm trường hư hại rất nặng. La-phông, tường bị sập, bàn ghế, dụng cụ HS hư hỏng. Một năm trước đó, điểm trường Tắk Rối đã được xây dựng kiên cố từ nguồn vận động với khoảng 570 triệu đồng của CLB Bạn thương nhau. 

Niềm vui ngày tựu trường của thầy trò vùng sạt lở - Ảnh minh hoạ 2
Điểm trường Tăk Rối hồi sinh sau thiệt hại của bão lũ năm 2020 nhờ sự đóng góp của các nhà hảo tâm.

Để điểm trường Tắk Rối hồi sinh, CLB Bạn thương nhau tiếp tục kêu gọi mỗi người chung tay góp một viên gạch. Đã có 600 triệu đồng từ sự ủng hộ của các tấm lòng hảo tâm thông qua CLB Bạn thương nhau.

Cùng với nguồn ủng hộ 200 triệu được một nhóm hỗ trợ thông qua ban giám hiệu Trường PTDTBT Tiểu học Trà Tập. 800 triệu đồng được huy động chỉ trong vòng 2 tháng, cho một điểm trường được xây dựng lần thứ 2 từ sự đóng góp của các nhà hảo tâm là câu chuyện đẹp về xã hội hóa giáo dục ở nơi non cao.

Ngôi trường đẹp đẽ này như một món quà dành tặng cho bà con vùng núi Nam Trà My sau những đau thương, mất mát bởi thiên tai khắc nghiệt.

Năm học 2021 – 2022, Trường PTDTBT Tiểu học và THCS Phước Lộc có 27 HS mầm non (lớp mẫu giáo 5 tuổi), 93 HS Tiểu học và 95 HS bậc THCS. Nhà trường có 70% HS bán trú.

Sau cơn lũ quét kinh hoàng vào tháng 10/2020, trường đã thực hiện các sửa chữa nhỏ để sớm tổ chức dạy – học trở lại sau gần một tháng bị gián đoạn. Riêng chỗ ở của HS, do kinh phí lớn nên phải chờ tỉnh đầu tư. Tạm thời, nhà trường vẫn sử dụng lại khu nhà bán trú cho HS ở.

Niềm vui ngày tựu trường của thầy trò vùng sạt lở - Ảnh minh hoạ 3
Công trình nhà tránh bão tại Trường Phổ thông dân tộc bán trú Tiểu học và THCS Phước Lộc đang chuẩn bị hoàn thiện.

Thầy Trần Đình Ngộ - Hiệu trưởng Trường Phổ thông dân tộc bán trú Tiểu học và THCS Phước Lộc cho biết: "Mùa mưa, HS sẽ được chuyển lên nhà tránh bão đang chuẩn bị hoàn thiện đưa vào sử dụng. Đây là công trình được một ngân hàng tài trợ 500 triệu, 500 triệu còn lại là vốn đối ứng từ ngân sách của huyện Phước Sơn. 

Nếu mưa không kéo dài trong nhiều ngày thì khu nhà bán trú của HS vẫn có thể sử dụng được. Chúng tôi chỉ lo nếu mưa lớn và kéo dài thì khu nhà bán trú dễ bị sạt lở, bùn đất ập vào phòng ngủ không xử lý kịp".

Trận lở đất kinh hoàng ở 2 xã Phước Thành và Phước Lộc vào tháng 10/2020, Trường Phổ thông dân tộc bán trú Tiểu học và THCS Phước Lộc có 4 HS vĩnh viễn không còn được đến trường. 26 HS khác có nhà cửa bị sạt lở vùi lấp hoàn toàn.

Thầy Ngộ nhớ lại: “May mắn thời điểm trước bão, vì sợ các em về làng sẽ mất an toàn nên trường đã giữ 35 HS ở lại trường. Nếu không, con số thiệt hại còn có thể nhiều hơn”.

Suốt gần một tháng sau đó, dù còn nhiều bộn bề nỗi lo sau bão, nhưng thầy cô giáo của trường vẫn chăm lo từng bữa ăn, giấc ngủ cho gần 60 HS ở lại trường do nhà bị sạt lở, không có chỗ ở.

Dọn lại bùn đất, cọ rửa bàn ghế, hong khô sách vở cho học trò, huy động mọi nguồn lực để chăm lo cho HS không vì quá khó khăn sau bão mà nghỉ học, đường đến trường của HS vùng sạt lở vì vậy cũng bớt chông chênh nhờ những hỗ trợ của thầy cô và cộng đồng.

Để thực hiện Chương trình GDPT 2018 ở lớp 2 và lớp 6, Trường PTDTBT Tiểu học và THCS Phước Lộc được đầu tư xây dựng thêm 2 phòng chức năng, sẽ đưa vào sử dụng trong năm học 2021 – 2022 này. SGK của HS lớp 1, lớp 2 và lớp 6 cũng kịp về để trang bị cho HS trước ngày khai giảng. Sách vở mới, ngôi trường với bao nhiêu điều mới mẻ cho một năm học đang chờ đón HS vùng sạt lở.

Công bằng trong hưởng thụ giáo dục

Thầy Bùi Quang Ngọc – Hiệu trưởng Trường PTDTBT Tiểu học Trà Leng vui mừng cho biết: Năm nay, trường chỉ còn 1 điểm trường thôn. Tuy là điểm trường thôn nhưng lại nằm gần khu vực trung tâm nên thuận lợi vì đã có điện. Từ 9 điểm trường, nhà trường đã vận động, tuyên truyền cho phụ huynh đưa HS về ở bán trú tại điểm trường chính. Theo đó, phụ huynh của mỗi thôn sẽ cắt cử người đưa, đón toàn bộ HS của thôn mình vào đầu và cuối tuần.

Niềm vui ngày tựu trường của thầy trò vùng sạt lở - Ảnh minh hoạ 4
Giờ ăn của HS Trường Trường Phổ thông dân tộc bán trú Tiểu học Trà Leng.

Nhà trường đang xin bổ sung thêm 1 GV Anh văn cho năm học 2021 – 2022 “Nếu được bổ sung thêm GV, năm học tới, 100% HS của trường sẽ được học Anh văn từ lớp Một” – thầy Ngọc khẳng định.

Để tổ chức bán trú cho cả số HS không nằm trong diện được hưởng chính sách hỗ trợ tiền ăn, nhà trường đã kêu gọi các tổ chức, cá nhân hỗ trợ tiền ăn cho gần 40 HS. Ngoài ra, một khu nhà ăn ở điểm trường lẻ được xây dựng từ nguồn xã hội hóa cũng đang gấp rút được hoàn thiện để đưa vào sử dụng. Toàn bộ HS lớp 1 và lớp 2 của Trường PTDTBT Tiểu học Trà Leng đã có SGK của Chương trình GDPT mới, được mua sắm từ nguồn kinh phí của huyện. 

Cải thiện các điều kiện dạy học để nâng cao chất lượng giáo dục một cách bền vững, các trường học ở địa bàn vùng khó, bị ảnh hưởng nhiều bởi thiên tai khắc nghiệt đã rất nỗ lực để đảm bảo mọi HS đều có quyền bình đẳng về điều kiện và cơ hội học tập. Đương nhiên là không nên và không thể đòi hỏi công bằng tuyệt đối, nhưng ít nhất, cũng đảm bảo cho các em đều được học tập trong những ngôi trường khang trang như nhau, ít nhất là về hệ quy chiếu của trường chuẩn quốc gia.

Kể từ sau buổi chiều định mệnh bởi trận sạt lở kinh hoàng năm 2020, hàng chục em HS ở nóc ông Đề (Trà Leng) bỗng chốc trở thành trẻ mồ côi. Có em mồ côi cả cha lẫn mẹ như 4 anh chị em của em Hồ Thị Điệp, HS Trường THPT Nam Trà My. Năm học này, Điệp lên lớp 12. Em Hồ Văn Đệ, em út của Điệp, cũng lên lớp 10, chuyển vào ở nội trú cùng trường với chị. Em dự định sẽ thi vào trường sư phạm. "Nhờ sự quan tâm, chăm sóc, động viên của người thân, các thầy cô giáo và tổ chức, cá nhân, em dần lấy lại thăng bằng để ổn định việc học tập. Trong năm học cuối cấp này, em tự nhủ phải nỗ lực rất nhiều trong học tập mới có cơ hội biến ước mơ thành hiện thực" - Điệp chia sẻ. 

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Văn bản

2598/BGDĐT-GDĐH

Hướng dẫn tuyển sinh ĐH, tuyển sinh cao đẳng ngành GDMN

Thời gian đăng: 19/07/2022

lượt xem: 1422 | lượt tải:310

1683/QĐ-BGDĐT

Kế hoạch triển khai tuyển sinh đại học, cao đẳng ngành GDMN 2022

Thời gian đăng: 19/07/2022

lượt xem: 1142 | lượt tải:298

08/2022/TT-BGDĐT

Thông tư 08/2022/TT-BGDĐT ngày 06/6/2022 ban hành Quy chế tuyển sinh đại học, tuyển sinh cao đẳng ngành Giáo dục Mầm non

Thời gian đăng: 21/06/2022

lượt xem: 2452 | lượt tải:389

1444/BGDĐT-GDĐH

Hướng dẫn công tác tuyển sinh 2021

Thời gian đăng: 17/04/2021

lượt xem: 2929 | lượt tải:488

15/2020/TT-BGDĐT

Thông tư ban hành quy chế thi tốt nghiệp trung học phổ thông 2020

Thời gian đăng: 19/06/2020

lượt xem: 2247 | lượt tải:337
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập697
  • Hôm nay45,406
  • Tháng hiện tại323,536
  • Tổng lượt truy cập51,679,495
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây
1
Hotline: 0965.855.944