Tìm đúng việc làm đam mê cho tương lai
Trong bối cảnh xã hội hiện nay, người học đang đứng trước vô vàn những lựa chọn bởi sự phong phú, đa dạng của thế giới việc làm. Có lẽ vì thế mà việc học gì và làm gì lại càng trở nên khó khăn hơn. Học một ngành mà mình đam mê, theo đuổi một ngành mà có cơ hội việc làm rộng mở có lẽ vẫn là điều mà người học ưu tiên nhất.
Đối với nghề báo, nếu bạn không đam mê, bạn thật khó có thể theo đuổi. Nhưng Báo chí thực sự là một trong top những ngành có cơ hội việc làm rộng mở nhất hiện nay. Hãy cùng check những điều bạn mong muốn, những việc bạn đam mê xem bạn có thực sự phù hợp với nghề báo không nhé.
Nếu bạn là người muốn đi nhiều nơi, khám phá nhiều điều mới mẻ, tiếp xúc với nhiều người và có mối quan hệ xã hội rộng mở; Trở thành phóng viên, biên tập viên, MC tại các cơ quan báo in, phát thanh, truyền hình, báo điện tử; Được sở hữu trong tay tấm thẻ nhà báo đầy quyền năng; Được làm truyền thông tại các công ty, các tập đoàn, doanh nghiệp; Được làm việc trong lĩnh vực thiết kế đồ họa, tổ chức sự kiện;
Nếu bạn đam mê: Chụp ảnh, quay phim, biên tập video; Thiết kế đồ họa: photoshop, Illustrator… Thiết kế, xây dựng thương hiệu, làm quảng cáo; Viết content, quản trị nội dung mạng xã hội…
Sinh viên ngành Báo chí - Truyền thông thực hành học phần ảnh báo chí. |
Khoa Báo chí truyền thông - Văn học của Trường ĐH Khoa học Thái Nguyên tự hào là nơi đào tạo ra các phóng viên, biên tập viên, nhà báo làm việc tại các cơ quan báo in, báo điện tử tài năng, sớm khẳng định tên tuổi của mình trong “làng báo” khi còn rất trẻ;
Đây là nơi đào tạo ra các MC, phát thanh viên làm việc tại các Đài phát thanh, truyền hình như Đài tiếng nói Việt Nam (VOV), Đài phát thanh truyền hình ở các tỉnh, huyện; Là nơi đào tạo ra các nhân viên truyền thông cho các công ty truyền thông, doanh nghiệp, các trang mạng xã hội; Là nơi ươm mầm, khơi nguồn cho nhiều dự án khởi nghiệp truyền thông thành công.
Đội ngũ cán bộ giảng viên nhiệt tình, năng động, trình độ chuyên môn vững vàng của Khoa có sẵn sàng đồng hành cùng bạn trong suốt chặng đường học tập và rèn nghề;
Môi trường học tập thân thiện với đầy đủ các trang thiết bị cần thiết phục vụ cho quá trình học tập và thực hành làm báo; Chương trình đào tạo được thiết kế linh hoạt, đảm bảo cho sinh viên vừa có thể học tập tại Trường, vừa có cơ hội “rèn nghề” tại các cơ quan báo chí thông tấn;
Nội dung chương trình đào tạo tối ưu, đảm bảo cung cấp đủ lượng kiến thức chuyên sâu giúp sinh viên có thể đáp ứng nhu cầu thị trường lao động sau khi tốt nghiệp; Được tham gia các khóa học, các chương trình rèn luyện kĩ năng nghề bổ ích giúp sinh viên vững vàng hơn khi ra trường;
Có môi trường hợp tác rộng mở với các cơ quan báo chí thông tấn nên sinh viên có thể lựa chọn thực tập, thực tế rèn nghề tại các cơ quan báo chí thông tấn trong phạm vi cả nước.
Nền tảng kiến thức - Kỹ năng các loại hình báo chí
Các nữ sinh ngành Báo chí truyền thông của Trường ĐH Khoa học Thái Nguyên |
Chương trình đào tạo Cử nhân Báo chí tại trường ĐH Khoa học Thái Nguyên được thiết kế với những môn học phù hợp với nhu cầu của xã hội nhằm đảm bảo cơ hội việc làm cho sinh viên khi ra trường. Với định hướng tinh giản lý thuyết, ưu tiên thảo luận, thực hành, làm việc nhóm và tăng cường hợp tác với các cơ quan báo chí thông tấn từ Trung ương tới địa phương, sinh viên sẽ được rèn luyện các kỹ năng nghề thuần thục ở các loại hình báo in, báo điện tử, truyền hình, phát thanh và các lĩnh vực truyền thông quan hệ công chúng.
Cam kết về kiến thức và kỹ năng: Hết năm thứ nhất, sinh viên được cung cấp kiến thức nền tảng về báo chí truyền thông và các vấn đề lý luận hiện đại, được làm quen với các mô hình tòa soạn từ Trung ương tới địa phương.
Hết năm thứ hai: sinh viên được trang bị kiến thức về từng loại hình báo chí; được rèn luyện kỹ năng viết tin, bài báo chí, tự tin làm cộng tác viên tại một số tòa soạn và các cổng thông tin điện tử.
Hết năm thứ ba: sinh viên được rèn luyện các kỹ năng nghề đặc thù như chụp ảnh, quay phim, dẫn chương trình phát thanh- truyền hình, biên tập tin bài.... được thực hành, thực tế tại các cơ quan báo chí và doanh nghiệp truyền thông để nâng cao tay nghề.
Niềm vui của sinh viên K13 Khoa Báo chí truyền thông và Văn học với tấm bằng cử nhân |
Hết năm thứ tư: sinh viên được thực tập, thử việc tại các cơ quan thông tấn, cổng thông tin điện tử, công ty truyền thông trên cả nước. Tạo tiền đề cho việc định hướng nghề nghiệp sau khi tốt nghiệp cũng như mở ra cơ hội việc làm.
Thực hành, thực tế, thực tập: Cuối năm thứ nhất, sinh viên được nhận diện, làm quen các mô hình tòa soạn và các loại hình báo chí. Cuối năm thứ ba, sinh viên được học hỏi, rèn luyện các kỹ năng nghề nghiệp tại các cơ quan báo chí trong 4 tuần. Sản phẩm sinh viên đạt được tối thiểu 1 bài, 1 tin báo chí được đăng tải.
Thực tập tốt nghiệp (năm cuối), sinh viên tiếp tục được nâng cao và hoàn thiện các kỹ năng nghề tại các cơ quan báo chí trong 8 tuần, có khả năng sản xuất tin bài tương đối độc lập. Sản phẩm sinh viên đạt được tối thiểu 02 tin, 02 bài được đăng tải.
Ngoài ra, ở mỗi học phần chuyên ngành, dung lượng thực hành nghề tương ứng chiếm tối thiểu 60%.
Chương trình đào tạo của Khoa Báo chí truyền thông chú trọng các học phần đặc thù của báo chí: Ảnh báo chí, Khoa Báo chí truyền thông có Đội ngũ cán bộ giảng viên nhiệt tình, năng động, ngôn ngữ báo chí, biên tập, truyền thông - Quan hệ công chúng, Sản xuất tác phẩm phát thanh/truyền hình
Cơ hội việc làm
Theo kết quả khảo sát từ các khóa sinh viên BÁO CHÍ đã tốt nghiệp tại TNUS, mức lương bình quân của sinh viên khi mới tốt nghiệp dao động trong khoảng 7-10 triệu/tháng.
Sau khi ra trường, nếu lựa chọn làm báo, sau 2 năm làm việc cố định tại cơ quan báo chí, bạn sẽ được cấp THẺ NHÀ BÁO – tấm thẻ hành nghề đầy vinh quang và tự hào. Theo dự báo: 5-10 năm tới, đây vẫn sẽ là ngành nghề HOT với nhiều cơ hội việc làm, mức lương cao.
Cử nhân Báo chí của Trường ĐH Khoa học Thái Nguyên có thể đảm đương các vị trí sau: Phóng viên/Nhà báo tại các cơ quan thông tấn; Biên tập viên, MC tại Đài PTTH từ Trung ương đến địa phương; Chuyên viên truyền thông tại các công ty, tập đoàn, tổ chức phi chính phủ...
2 phương thức xét tuyển vào Khoa Báo chí - Truyền thông và Văn học: Xét tuyển theo học bạ THPT, điểm trúng tuyển: 18 và Xét tuyển theo điểm thi THPT Quốc gia 2019, ngưỡng điểm xét tuyển: 13
Liên hệ: Khoa Báo chí - Truyền thông & Văn học (Trường Đại học Khoa học Thái Nguyên); Phường Tân Thịnh, TP. Thái Nguyên; Hotline: 0989.82.11.99 / 0988.115.018
Video Clip hướng dẫn đăng kí xét tuyển vào Khoa Báo chí - Truyền thông và Văn học - Trường ĐH Khoa học Thái Nguyên